Điều trị bệnh thận IgA bằng thuốc Đông y Bệnh thận IgA là gì? Bệnh thận IgA là một thể viêm cầu thận mạn tính, được Berger và Hinglais mô tả lần đầu tiên vào năm 1968, với đặc điểm giải phẫu - miễn dịch bệnh lý là có IgA (một loại globulin miễn dịch) lắng đọng tại gian mạch cầu thận, biểu hiện lâm sàng là đái ra máu đại thể (mắt thường nhìn thấy nước tiểu có màu hồng như nước rửa thịt, thậm chí đỏ như máu tươi) tái đi tái lại nhiều lần xen kẽ với đái ra máu vi thể (soi dưới kính hiển vi mới thấy) hoặc chỉ có đái ra máu vi thể, có kèm theo đái ra protein mức độ khác nhau, số ít bệnh nhân đái ra protein mức độ nặng và biểu hiện thành hội chứng thận hư. Bệnh tiến triển kéo dài, tương đối lành tính, ngoại trừ những ca có hội chứng thận hư buộc người bệnh phải tìm thầy chữa trị, đa số các trường hợp còn lại không được chẩn đoán và điều trị một cách hệ thống, tuy nhiên hiện nay đã phát hiện một số bệnh nhân sau 10-15 năm đã tiến triển đến giai đoạn suy thận. Chẩn đoán bệnh thận IgA? Khi có đái ra máu đại thể tái đi tái lại hoặc đái ra máu vi thể kéo dài, phải đi khám để tiến hành các biện pháp chẩn đoán định vị đái ra máu. Nếu đái ra máu do bệnh lý tiểu cầu thận được ghi nhận, phải làm sinh thiết thận, nhờ kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, nếu phát hiện có IgA lắng đọng tại gian mạch cầu thận, tức chẩn đoán bệnh thận IgA được xác định. Quan niệm của y học cổ truyền về bệnh thận IgA Cát cánh. Với biểu hiện chủ yếu là tiểu ra máu, bệnh thận IgA thuộc phạm trù niệu huyết của y học cổ truyền, nếu có phù thũng, lưng đau gối mỏi, cơ thể suy nhược thì tham khảo các chứng thủy thũng hoặc hư hao của y học cổ truyền mà vận dụng điều trị. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh bệnh này chủ yếu có 3 khả năng: - Phong nhiệt phạm phế làm phế mất tuyên giáng, nhiệt tà truyền xuống hạ tiêu làm tổn thương thận lạc, gây ra thủy thũng hoặc niệu huyết. - Do bẩm thụ âm dịch bất túc, hoặc phiền lao quá độ dẫn đến can thận âm hư, âm hư sinh nội nhiệt, hư nhiệt tổn thương thận lạc mà niệu huyết. - Bẩm thụ khí hư, hoặc do lao lực quá độ tổn thương tỳ thận, dẫn đến tỳ thận khí hư, tỳ hư không nhiếp được huyết, thận hư mất chức năng phong tàng, dẫn đến tinh huyết thẩm lậu vào nước tiểu, xuất hiện huyết niệu hoặc protein niệu. Nhìn chung, cơ chế bệnh sinh của bệnh thận IgA gồm âm hư, khí hư là bản; phong, thấp, nhiệt, huyết ứ là tiêu; âm hư thường kèm thấp nhiệt, khí hư thường kèm huyết ứ. Chữa bệnh thận IgA theo y học cổ truyền Như với nhiều chứng bệnh khác, điều trị bệnh thận IgA bằng y học cổ truyền cũng theo nguyên tắc chung là kết hợp chặt chẽ giữa dùng thuốc với tập luyện dưỡng sinh và ăn uống hợp lý để nâng cao sức đề kháng. Khi dùng thuốc có thể lựa chọn các vị thuốc trên cơ sở biện chứng luận trị hoặc theo đơn phương, nghiệm phương; trong đó phương pháp biện chứng luận trị là hay dùng hơn cả. Khi biện chứng luận trị, căn cứ vào chứng trạng cụ thể, y học cổ truyền chia bệnh thận IgA thành các thể khác nhau, từ đó có phương pháp điều trị và bài thuốc tương ứng. Thông thường người ta chia làm 2 giai đoạn cấp tính tái phát và mạn tính tiềm ẩn với các thể bệnh như sau: Giai đoạn cấp tính có 3 thể: Ngẫu tiết. - Phong nhiệt nhiễu lạc: phép trị là sơ phong thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết; dùng Ngân kiều tán gia giảm. Bài thuốc gồm: ngân hoa 15g, liên kiều 15g, trúc diệp 12g, ngưu bàng tử 12g, đạm đậu xị 12g, cam thảo 5g, cát cánh 12g, huyền sâm 15g, bạch mao căn 20g, ngư tinh thảo 20g; đái ra máu đại thể gia đại kế, tiểu kế mỗi vị 15g; sắc uống mỗi ngày một thang. - Hạ tiêu thấp nhiệt: phép trị là thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết; dùng bài Tiểu kế ẩm tử gia vị. Bài thuốc gồm: ngẫu tiết (củ sen) 15g, bồ hoàng 9g, mộc thông 9g, bông mã đề 15g, sinh địa hoàng 15g, đương quy 9g, chi tử sao đen 9g, đạm trúc diệp 12g, cam thảo 5g, nhân trần 15g, thạch vĩ 15g, biển súc 15g; sắc uống ngày một thang. - Tâm hỏa cang thịnh: phép trị là thanh âm tả hỏa, lương huyết chỉ huyết; dùng phương Đạo xích tán gia vị. Bài thuốc gồm: sinh địa hoàng 18g, trúc diệp 12g, mộc thông 9g, cam thảo 5g, bồ hoàng 9g, ngẫu tiết 15g, hoạt thạch 20g, chi tử 6g; sắc uống ngày một thang. Giai đoạn mạn tính tiềm ẩn có 3 thể: - Âm hư hỏa vượng: phép trị là tư dưỡng can thận, lương huyết chỉ huyết; dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn gia vị. Bài thuốc gồm: tri mẫu 12g, hoàng bá bắc 12g, sinh địa 18g, sơn thù 9g, hoài sơn 12g, đan bì 9g, bạch linh 9g, trạch tả 9g, bạch mao căn 20g, tiểu kế 20g; sắc uống ngày một thang. - Khí bất nhiếp huyết: phép trị là ích khí nhiếp huyết; dùng Quy tỳ thang gia giảm. Bài thuốc gồm: đẳng sâm 12g, bạch truật 9g, hoàng kỳ 15g, đương quy 9g, phục thần 9g, viễn chí 4g, toan táo nhân 9g, mộc hương 4g, a giao (sao phồng) 15g, bạch thược 9g, chích cam thảo 6g, địa du (sao đen) 15g; sắc uống ngày một thang. - Khí trệ huyết ứ: phép trị là ích khí hoạt huyết; dùng Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm. Bài thuốc gồm: hoàng kỳ 20g, đẳng sâm 12g, bạch truật 9g, hoài sơn 12g, khiếm thực 12g, xích thược 12g, xuyên khung 6g, quy vĩ 9g, địa long 9g, đan sâm 15g, ích mẫu thảo 20g; sắc uống ngày một thang. TS. Phạm Vũ Diện (Viện YHCT Quân đội) . Chữa bệnh thận IgA theo y học cổ truyền Như với nhiều chứng bệnh khác, điều trị bệnh thận IgA bằng y học cổ truyền cũng theo nguyên tắc chung là kết hợp chặt chẽ giữa dùng thuốc với tập luyện. Điều trị bệnh thận IgA bằng thuốc Đông y Bệnh thận IgA là gì? Bệnh thận IgA là một thể viêm cầu thận mạn tính, được Berger và Hinglais mô tả. xác định. Quan niệm của y học cổ truyền về bệnh thận IgA Cát cánh. Với biểu hiện chủ y u là tiểu ra máu, bệnh thận IgA thuộc phạm trù niệu huyết của y học cổ truyền, nếu có phù thũng, lưng