Luận thuyết trung tâm ppsx

9 295 1
Luận thuyết trung tâm ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử được đề xướng bởi Francis Crick vào năm 1958 và được nhắc lại trong bài báo của Nature ấn hành vào năm 1970. Định nghĩa chính xác là: Luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử quan tâm đến việc vận chuyển từng phần một cách chi tiết của thông tin trình tự. Nó khẳng định rằng những thông tin đó không thể được vận chuyển từ protein đến protein hay nucleic acid khác. Hay nói một cách khác, 'một khi thông tin đã vào protein, nó sẽ không đi ngược trở lại nucleic acid.' Luận thuyết trung tâm thường bị hiểu không đúng. Nó thường bị nhầm lẫn với đường đi chuẩn của dòng thông tin từ "DNA đến RNA đến protein". Có một số ngoại lệ được biết đến so với đường đi chuẩn của dòng thông tin và những cái này được xem là ngoại lệ của luận thuyết trung tâm. Đường đi của dòng thông tin chuẩn có thể được tóm tắt một cách vắn tắt và đơn giản hóa là "DNA tạo ra RNA tạo ra proteins, để rồi nó lại tiếp tục hỗ trợ cho cho hai bước trước cũng như cho quá trình nhân đôi của DNA", hay đơn giản là "DNA → RNA → protein". Quá trình này vì thế được tách làm 3 giai đoạn: phiên mã, dịch mã, và tái tạo. Nhờ có các tri thức mới về quá trình xử lí RNA, một bước thứ tư (nằm ở giữa bước 1 và 2 cũ, nhằm chuyển từ pre-mRNA trở thành mRNA hoàn chỉnh bằng cách loại bỏ các intron không có giá trị về di truyền, được phát hiện: cắt xén (splicing). Phiên bản năm 1970 của Luận Thuyết Trung Tâm. Mũi tên cho biết dòng thông tin. Mũi tên đặc biểu diễn dòng thống tin "xảy ra", trong khi mũi tên chấm biểu diễn dòng thông tin "có khả năng". Chú ý là dòng thông tin từ proteins đến RNA hay DNA được xem là không thể (xảy ra.) Tái tạo Tái tạo là đề cập đến quá trình nhân đôi ADN. Từ một phân tử ADN xoắn kép nhân thành 2 phân tử mới, diễn ra trong quá trình nhân đôi của tế bào (somatic cell). Phiên mã Phiên mã là quá trình mà tại đó thông tin di truyền chứa trong đoạn DNA được chuyển sang cho RNA thông tin (pre-mRNA) mới được tổng hợp. Tuy nhiên, chuỗi DNA có chứa cả intron và exon, trong đó chỉ có exon có vai trò chứa thông tin mã hóa cho protein. Nên phân tử RNA tạo ra được gọi là pre- mRNA. Nó cần phải được loại bỏ các intron không cần thiết. Quá trình này gọi làcắt xén. Cắt xén Xem thêm cắt xén Trong tế bào eukaryote hay các tế bào đa nhân khác, sản phẩm của phiên mã (pre-mRNA) cần được tinh giản. Cụ thể là các (intron) bị loại bỏ. Bên cạnh việc loại bỏ các intron, cơ chế cắt xén này cho phép tạo ra các phân tử mRNA hoàn thiện khác nhau, vì trong phân tử RNA có nhiều exon và việc xuất hiện nhiều exon cho phép biểu hiện thành nhiều protein liên quan nhau, tạo ra sự đa dạng về số lượng protein tạo thành. Ví dụ là protein fibronecitin. Tuy nhiên, không phải mọi tế bào sống đều có quá trình cắt xén; việc cắt xén không có trong prokaryote. Điều này cũng dễ hiểu vì chiều dài của mRNA hoặc DNA trong vi khuẩn rất ngắn, nên việc loại bỏ sự tồn tại của các intron là cần thiết. Nó giúp làm tăng số lượng gene có thể mã hóa lên. Dịch mã Cuối cùng, mRNA trưởng thành sẽ đi ra ngoài nhân và tìm đường đến ribosome, tại đó nó sẽ được dịch mã. Trong các tế bào prokaryotic, nơi không có màng ngăn nhân, ngay khi đầu 5' cap của mRNA ló ra ngoài vị trí tổng hợp của RNA polymerase thì ribosome sẽ tiếp cận và bắt đầu quá trình dịch mã. Vì thế trong vi khuẩn, quá trình phiên mã và dịch mã là đồng thời. Trong các tế bàoeukaryotic, do có màng nhân ngăn cách, việc phiên mã (trong nhân) diễn ra tách biệt với việc dịch mã (trong tế bào chất). Vì thế mRNA phải được vận chuyển ra ngoài nhân tới tế bào chất, đến ER thô (rough endoplasmic reticulum), nơi mà phân tử RNA có thể kết hợp với ribosome. Tại đó, mRNA được đọc bởi ribosome dưới dạng mã bộ ba (thuật ngữ tiếng Anh là codon). Và bộ ba mở đầu(start codon) đánh dấu bắt đầu một gene là AUG. Các bộ ba kết thúc (stop codon) đánh dấu kết thúc một gene là UAG, UGA, UAA. . Luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử được đề xướng bởi Francis Crick vào năm 1958 và được nhắc lại trong bài báo của Nature ấn hành vào năm 1970. Định nghĩa chính xác là: Luận thuyết. 'một khi thông tin đã vào protein, nó sẽ không đi ngược trở lại nucleic acid.' Luận thuyết trung tâm thường bị hiểu không đúng. Nó thường bị nhầm lẫn với đường đi chuẩn của dòng thông. so với đường đi chuẩn của dòng thông tin và những cái này được xem là ngoại lệ của luận thuyết trung tâm. Đường đi của dòng thông tin chuẩn có thể được tóm tắt một cách vắn tắt và đơn

Ngày đăng: 06/07/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan