ĐỘNG KINH (Epilepsy) (Kỳ 6) 31- Ninh giản tán: (Trương Thịnh Dung, Học báo Trung y học viện An Huy 1982). - Thành phần: Tàm hưu, Xuyên Uất kim, Bạch phàn đều 15g, quảng Mộc hương, chế Hương phụ đều 9g, Thần sa 1,5g. - Chỉ định và cách dùng: Động kinh. Lượng thuốc trên tán bột mịn chia thành 10 bao. Người lớn ngày uống 1 bao, trẻ em 1/2 liều. Cơn ban ngày uống vào buổi sáng, cơn về đêm uống vào trước lúc ngủ, một liệu trình 3 tháng. 32- Ninh giản tán: (Thang Thiết Thành, Trung Quốc y dược học báo, 1989). - Thành phần: Binh lang, Hắc sửu, Tạo giác đều 30g, Đại hoàng tẩm rượu 25g, chế Nam tinh 120g. - Chỉ định và cách dùng: Chứng động kinh. Tất cả thuốc tán bột mịn, trộn thêm ít đường cát, uống vào thời kỳ không lên cơn, uống mỗi ngày vào sáng sớm lúc bụng đói, người lớn mỗi lần 6g, trẻ em 3g, lúc lên cơn cho thêm ít Xạ hương uống với nước Gừng, liều lượng như lúc không lên cơn. Liệu trình uống thuốc phải trên 1 tháng. 33- Gia vị Từ chu hoàn: (Vương Hồng Phạm, báo Trung y Cát Lâm 1981). - Thành phần: Nam tinh, sinh Giá thạch, Chu sa, Toàn trùng đều 100g, Bán hạ 15g, Từ thạch 10g, Ngô công 30 con, Bạch thược, Thần khúc, Cam thảo đều 200g. - Chỉ định và cách dùng: Chứng động kinh. Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn nặng 15g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 hoàn, trẻ em giảm 1/2 liều. Liệu trình 90 ngày, thường phải uống 90 ngày đến 1/2 năm. 34- Gia giảm Ôn đởm thang: (Trần Phát Di, báo Y trung cấp, 1987). - Thành phần: Bán hạ, Phục linh, Trúc nhự, Trần bì, Chỉ xác, Thái tử sâm, Táo nhân, Viễn chí, Xương bồ, Cam thảo. - Chỉ định và cách dùng: Động kinh có rối loạn tâm thần. Sắc uống ngày 1 thang, 30 ngày là 1 liệu trình. 35- Ức giản hoàn: (Hoắc Tông Tín và CS. Tạp chí Trung y Sơn đông 1992). - Thành phần: Thiên ma 30g, Toàn yết 330g, Đơn sâm 90g, Đương quy 150g, Bằng sa 100g, Mật ong 1.000g. - Chỉ định và cách dùng: Trị chứng động kinh. 4 vị đầu sấy khô cùng với Bằng sa, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, Chu sa làm áo, mỗi hoàn nặng 9g, mỗi lần uống 1 hoàn, ngày uống 3 lần. Uống liên tục 6 tháng là 1 liệu trình. 36- Viên bọc kháng giản: (Hướng Dương, Trung Quốc y dược học báo 1992). - Thành phần: Thái tử sâm, Phục linh, Thạch xương bồ, Đởm tinh, Bán hạ, Quất hồng, Chỉ xác, Trầm hương, Thanh quả, Thiên ma - Chỉ định và cách dùng: Tất cả tán bột mịn cho vào nang nhựa, mỗi viên có hàm lượng thuốc sống là 4,5g. Từ 1 - 3 tuổi: 4 viên, từ 4 - 6 tuổi: 5 viên, từ 7 - 10 tuổi: 8 viên, trên 10 tuổi: 10 viên, ngày uống 3 lần, nếu cơn dày đổi dùng thuốc thang, uống ngày 1 thang. Kiêng ăn những chất tanh, cay, nóng. 37- Hùng hoàn đình giản hoàn: (Lưu Trung Tuyển, Tạp chí Trung y Sơn Đông 1983). - Thành phần: Minh hùng hoàng, Câu đằng sao, Nhũ hương đều 25g, Hổ phách, Thiên trúc hoàng, Toàn yết, Đờm nam tinh, Uất kim, Hoàng liên, Mộc hương đều 19g, Kinh giới tuệ 13g, Chu sa 5g, Minh phàn 13g, Trân châu 2g, Cam thảo 13g, Băng phiến 2g, Đậu xanh 200 hạt. - Chỉ định và cách dùng: Động kinh. Trừ Hùng hoàng và Chu sa, tất cả đều tán bột mịn, chế nước hoàn bằng hạt đậu xanh, dùng Hùng hoàng và Chu sa làm áo. Người lớn sáng tối mỗi lần uống 4 - 6g, trẻ 1 tuổi trở lại uống sáng tối mỗi lần 1 - 1,5g và theo tuổi mà tăng giảm. VI- NGHIỆM PHƯƠNG ĐƠN GIẢN: 1- Thạch xương bồ 15 - 30g, sắc uống. Trị các loại động kinh. 2- Viên kháng điên giản: Thanh đại 5.000g, Bằng sa 15.000g, Sơn dược 30.000g, tán bột, chế viên nặng 0,5g. Mỗi lần uống 4 - 8 viên, ngày uống 3 lần. 3- Bột điên giản: Uất kim 400g, Toàn yết nướng, Ngô công đều 140g, Ba đậu nấu (dấm) 50g, Hương phụ (sao dấm) 250g. Tất cả tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 3g với nước ấm lúc bụng đói. Uống xong trong 6 giờ nhịn đói. 4- Điều trị bằng châm cứu theo 2 thời kỳ: a/ Lúc lên cơn: - Phép trị: Trừ đàm, khai khiếu, giải kinh, bình can tức phong. - Chọn huyệt: Bách hội, Phong phủ, Đại chùy, Hậu khê, Yêu kỳ. - Biện chứng phối huyệt: Hôn mê gia Nhân trung, Thập tuyên, Dũng tuyền; hàm răng nghiến chặt gia Hạ quan, Giáp xa; cơn về đêm gia Chiếu hải, ban ngày gia Thân mạch, cơn nhỏ phối hợp Thần môn, Nội quan, Thần đình; cơn cục bộ phối hợp Hợp cốc, Thái xung, Cự khuyết. - Cách châm: Tùy theo tình hình bệnh, mỗi lần chọn 4 - 5 huyệt, đang lúc lên cơn dùng kích thích mạnh, hết cơn có thể châm bổ hay tả tùy tình hình bệnh, châm mỗi ngày hay 2 ngày 1 lần, có thể phối hợp điện châm. - Giải thích tác dụng của huyệt: * Bạch hội là huyệt hội các kinh dương, nơi thanh dương hội tụ nên có tác dụng tỉnh não khai khiếu. * Phong phủ thuộc Đốc mạch có tác dụng tức phong giải kinh. * Đại chùy là huyệt giao hội của 6 kinh dương tay chân với Đốc mạch, có tác dụng thanh tiết giáng nghịch. * Hậu khê là huyệt kinh nghiệm trị động kinh. * Yêu kỳ là huyệt ngoài kinh, vị trí ở mạch Đốc chuyên trị động kinh. * Ban ngày lên cơn là bệnh ở Dương kiểu nên dùng huyệt Thân mạch, ban đêm bệnh ở Âm kiểu thì huyệt Chiếu hải. Cơn nhỏ phối hợp Thần môn, Nội quan, Thần đình để an thần tỉnh não; cơn cục bộ phối hợp Hợp cốc, Thái xung để khai tứ quan điều hòa khí huyết thêm Dương lăng tuyền để thư cân, Tam âm giao điều khí của 3 kinh âm. Cơn tâm thần vận động dùng Phong long để thông ngực giáng đàm, Giản sử để tỉnh thần. b/ Lúc bệnh ổn định: Cần phân biệt hư thực. Đối với thực chứng dùng phép tức phong hóa đàm là chính, đối với hư chứng thì lấy kiện tỳ dưỡng tâm làm chủ. . dụng thanh tiết giáng nghịch. * Hậu khê là huyệt kinh nghiệm trị động kinh. * Yêu kỳ là huyệt ngoài kinh, vị trí ở mạch Đốc chuyên trị động kinh. * Ban ngày lên cơn là bệnh ở Dương kiểu nên. ĐỘNG KINH (Epilepsy) (Kỳ 6) 31- Ninh giản tán: (Trương Thịnh Dung, Học báo Trung y học viện An Huy 1982) huyệt hội các kinh dương, nơi thanh dương hội tụ nên có tác dụng tỉnh não khai khiếu. * Phong phủ thuộc Đốc mạch có tác dụng tức phong giải kinh. * Đại chùy là huyệt giao hội của 6 kinh dương