1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Phòng trừ bệnh Panama cho chuối. pdf

8 493 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 101,63 KB

Nội dung

Phòng trừ bệnh Panama cho chuối Bệnh héo rũ Panama của chuối do nấm Fusarium oxysporumf sp.cubense gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây. Triệu chứng Cây chuối bị nhiễm bệnh Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già bên dưới sau lan dần lên các lá non. Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa. Cây bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển chung quanh nhưng sau đó cũng bị héo rụi. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch bị đổi màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi. Nấm bệnh lưu tồn trong đất và các cây bệnh. Nấm có thể sống hoại sinh trong củ chuối và các bộ phận khác một thời gian dài, lây lan chủ yếu theo cây chuối con và đất có mang mầm bệnh. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ. Sau khi xâm nhập, nấm sẽ phát triển trong mạch mọc làm cho cây bị vàng héo. Bệnh thường gây hại nặng trên chuối xiêm, chuối dong. Biện pháp phòng trừ - Nên chọn đất có độ pH hoà và hơi kiềm để trồng chuối. - Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống, gọt sạch rễ và đất ở gốc trước khi trồng. - Nên bón vôi vào các hố trồng, có thể nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Kocide - Khi phát hiện cây bệnh nên đào bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử đất. - Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh. - Tưới thuốc vào đất ở các vườn chuối con bằng các loại thuốc như Bendazol 50WP, Viben 50BTN, Fudazole 50WP - Vườn bị bệnh nặng nên đổi trồng các giống chuối khác không mắc bệnh như chuối cau, chuối cơm, chuối già hương Nguy cơ lây truyền bệnh qua chuối Theo các chuyên gia nông nghiệp của Mỹ, trên thế giới hiện nay có tới trên 500 giống chuối khác nhau, trong đó khu vực Mỹ Latinh và châu Á được coi là những vựa chuối lớn nhất. Nhiều loại chuối cổ truyền gieo trồng bằng phương pháp hữu cơ, có quả nhỏ, hương vị thơm ngon được khách hàng ưa chuộng. Mỹ và châu Âu tiêu thụ chuối cao nhất thế giới hiện nay, trong đó giống chuối Cavendish được khách hàng tại hai khu vực này rất ưa chuộng và cũng là loại cây trồng được canh tác nhiều tại khu vực Mỹ latinh. Riêng Mỹ mỗi năm nhập khẩu trên 1 tỷ USD chuối Cavendish. Đối với các giống chuối tự bản thân chúng cũng rất dễ bị mắc phải các loại bệnh. Riêng các loại chuối hoang dã có rất nhiều hạt và tự mọc hàng loạt, trong khi đó các loại chuối thuần chủng ít hạt hơn và vệ sinh hơn, được trồng bằng cách tỉa tách ra từ những cụm chuối lớn và do không có các hỗn hợp di truyền nên khả năng chống chọi bệnh tật kém. Những năm thập niên 50 và 60 thế kỉ trước, tại Panama người ta còn thấy có một loại chuối có tên là Gros Michel, ăn ngon và ngọt hơn so với chuối Cavendish, nhưng đã bị dịch bệnh làm tuyệt chủng. Riêng chuối Cavendish lại có sức đề kháng tốt nên tồn tại đến ngày nay. Tại nhiều nơi trên thế giới hiện đang xuất hiện loại nấm có tên là Sigatoka chuyên phá hoại lá của chuối Cavendish và các loại chuối khác, nhất là ở khu vực Mỹ latinh, châu Phi, châu Á và các quốc gia đảo Thái Bình Dương. Để chống lại loại nấm Sigatoka, người ta đã phun cho chuối một loại thuốc BVTV, nhưng chi phí thuốc trừ nấm lại quá lớn, nên nhiều hộ nông dân, đặc biệt là cá thể đã không chịu nổi. Trong khi đó các trang trại trồng chuối không phun thuốc bị tổn thất từ 30-60%, thậm chí có nơi đến 80% năng suất. Hiện nay tại Panama, loại nấm này đang có nguy cơ phá hỏng chuối Cavendish, đặc biệt phá từ gốc phá ra, cho dù có phun tăng liều cũng không giải quyết được tận gốc. Giải pháp chống lại nấm cũng như các loại bệnh biến thể mới cho chuối đang được coi là vấn đề nóng bỏng ở các nước Mỹ Latinh. Một trong số giải pháp tình thế mà Quỹ Nông nghiệp Hondurat (HARF) hiện đang đưa ra đó là việc tạo ra một giống chuối mới lai tạo chịu được sâu bệnh. Tuy nhiên, việc này gặp rất nhiều khó khăn vì chuối không sinh sản như người, nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài và một khi lai tạo thành công hương vị chuối có thể giống như táo.Giải pháp tăng cường gen được coi là "ứng cử viên" sáng giá cho dự án này, lý do nhờ sự can thiệp con người, nhất là công sức gieo trồng người ta sẽ tạo ra được những giống chuối mới chịu được sâu bệnh. Tuy nhiên kĩ thuật truyền gen cũng có những mặt hạn chế khác đó là việc gây lan truyền những gen đã tăng cường sang các loại cây trồng khác hay nói vắn tắt là có thể gây độc hại cho những loại cây xung quanh giống như ngô lai Bt mà lâu nay vẫn thấy người ta nhắc tới. . Phòng trừ bệnh Panama cho chuối Bệnh héo rũ Panama của chuối do nấm Fusarium oxysporumf sp.cubense gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn tăng. 50BTN, Fudazole 50WP - Vườn bị bệnh nặng nên đổi trồng các giống chuối khác không mắc bệnh như chuối cau, chuối cơm, chuối già hương Nguy cơ lây truyền bệnh qua chuối Theo các chuyên gia. thường gây hại nặng trên chuối xiêm, chuối dong. Biện pháp phòng trừ - Nên chọn đất có độ pH hoà và hơi kiềm để trồng chuối. - Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống, gọt sạch

Ngày đăng: 06/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN