Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
256,5 KB
Nội dung
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Như chúng ta đã biết, cấp Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị những kiến thức kỹ năng đầu tiên về hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng, phát huy những tình cảm, thói quen và đức tính tốt của con người. Trong các môn học của bậc Tiểu học thì Tiếng Việt là môn học giữ vị trí quan trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Không một quốc gia nào không chăm lo đến việc dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường Tiểu học. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng, tôi nhận thấy việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích. Từ thuở ấu thơ, các em đã được nghe những lời ru à ơi của mẹ, những câu chuyện ngày xửa, ngày xưa của bà. Từ những lời ru ấy, các em được trưởng thành và lớn dần theo năm tháng. Rồi bước chân tới trường tiểu học, được tiếp xúc với những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa TiếngViệt, nhiều em muốn đọc to lên một cách thích thú. Đó là những biểu hiện ban đầu của sự hứng thú. Chúng ta cần giữ gìn và nuôi dưỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ đến mức say mê. Từ đó tạo tiền đề cho các em học tốt môn Tiếng việt hơn. Hơn nữa, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Tiếng Việt lớp 4-5 thì điểm đọc chiếm nữa số điểm toàn bài (trong đó : điểm đọc thành tiếng là: 4 điểm; điểm đọc hiểu lại chiếm: 6 điểm). Như vậy, khâu đọc hiểu cũng được đánh giá với mức độ cao. Và trong thực tế cho thấy, các em được rèn kỹ năng đọc, đọc để hiểu và cảm nhận về nội dung và nghệ thuật trong những bài thơ, bài văn trong sách giáo khoa; từ đó các thêm mở rộng tri thức, phong phú hơn về tâm hồn, và biết bao điều lý thú và hấp dẫn, bao bài học bổ ích để giáo dục nhân cách cho học sinh. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết : “ Văn học là nhân học” (Học văn là học để làm người ). Vả lại, có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em càng hứng thú học tập hơn. Càng thích đọc, thích tìm tòi, say mê Tiếng Việt hơn. Cảm thụ văn học tốt, nó sẽ chắp cánh cho các em bay xa hơn, được chiêm nghưỡng bao cảnh đẹp nên thơ của thiên nhiên, đất nước. Nó còn đưa các em trở về quá khứ đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Từ đó vun đắp cho các em một tình cảm đẹp đẽ, một động cơ đúng đắn với người thân, với bạn bè, với quê hương đất nước thân yêu của mình. Việc làm đó cũng chính là bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1 Với đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học là hiếu động, tư duy chưa phát triển, trí nhớ chưa bền vững. Trong học tập các em mau chán nản. Việc rèn kĩ năng đọc thành thạo là việc làm đã khó, việc rèn kĩ năng cảm thụ văn học lại càng khó hơn. Theo như Trần Mạnh Hưởng đã nói: “Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn thơ). Nói cách khác cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một đoạn văn, một đoạn thơ, một câu chuyện ta không những phải hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng, nhập thân với những gì đã học…”. Việc làm đó quả là khó đối với học sinh Tiểu học. Nếu một học sinh chưa thích văn học, nhất định em đó chưa thể đọc lưu loát và diễn cảm bài văn hay, chưa thể xúc động thật sự với những gì đẹp đẽ được tác giả diễn tả qua bài văn ấy. Chính vì thế, khi nhớ lại quãng đời học văn thuở nhỏ, giáo sư văn học Lê Trí Viễn đã rút ra một nhận xét quý báu : “ Trong thơ văn hay, chữ nghĩa ngoài cái gọi là nội dung giao tiếp thông thường của nó, còn có vốn sống của cuộc đời nghìn năm bồi đắp lại. Nếu không “làm thân” với văn thơ thì không nghe được tiếng lòng chân thật của nó”. Muốn “làm thân” với văn thơ, chính ta cũng phải có tấm lòng chân thật, có tình cảm thiết tha yêu quý thơ văn, việc rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh cũng là giúp học sinh tập cách dùng từ, trau chuốt câu văn, mạnh dạn bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình Như vậy, cảm thụ văn học tốt là điều kiện tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống con người với thiên nhiên.Việc làm đó cũng chính là bồi dưỡng cho các em tình yêu Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì thế, trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt, tôi rất quan tâm đến việc rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh đặc biệt học sinh giỏi, có năng khiếu học văn . II. NỘI DUNG A. Thực trạng: a) Giáo viên: * Thuận lợi : Bản thân tôi cũng như một số đồng nghiệp mà tôi đã dự giờ tôi nhận thấy: - Giáo viên có trình độ chuyên môn khá vững vàng. - Nhiều giáo viên có năng lực cảm thụ văn học tương đối tốt. - Nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, năng động, sáng tạo trong mỗi tiết dạy, vận dụng công nghệ thông tin có hiệu quả nhằm kích thích, gây hứng thú học tập cho học sinh. 2 - Có ý thức học tập lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn. - Trong giảng dạy, nhiều giáo viên đã tích lũy được nhiều vốn hiểu biết, biết cách rèn luyện giúp học sinh cảm thụ văn học tốt. - Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp cùng với học sinh gồm nhiều nội dung Như: Kể chuyện - đọc thơ, Rung chuông vàng, Vui học Tiếng Việt, * Khó khăn: Bên cạnh những thuận trên, tôi nhận thấy vẫn còn một số khó khăn nhất định sau: - Một bộ phận giáo viên đọc chưa diễn cảm, đọc với giọng đều đều. Chưa nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm, đặc biệt các từ khóa trong câu thơ, đoạn văn. Trước đây, có cô đã đọc câu văn: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” Cô đã nhấn giọng ở từ “ bao nhiêu” đáng lẽ cô phải nhấn giọng ở từ ‘gọi” là từ khóa, nên học sinh sẽ gặp khó khăn trong bước tìm hiểu nội dung. Nhiều giáo viên cứ mong sao học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy là đã đạt yêu cầu rồi. Chứ chưa chú trọng khâu đọc diễn cảm, phần tìm hiểu nội dung, nghệ thuật bài thơ, bài văn. b) Học sinh: *Thuận lợi: - Học sinh có truyền thống hiếu học, ngoan ngoãn, lễ phép. - Có nề nếp học tập tốt. Thích hoạt động, thích khám phá. - Học sinh rất thích nghe kể chuyện, biết nêu ý nghĩa câu chuyện. - Luôn ngưỡng mộ, mến yêu những người hiền lành, gặp điều bất hạnh. Và bao giờ cũng căm ghét những kẻ độc ác, hay làm hại người khác. - Nhiều em muốn bộc lộ cảm xúc của mình trước những bài thơ, bài văn hay. - Các em ham thích và có thói quen đọc sách báo do Đội tổ chức. * Khó khăn: - Một số học sinh còn ngại học Tiếng Việt, chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi, chưa biết tích lũy kiến thức nên vốn văn học còn nghèo. - Học sinh chưa mạnh dạn thiếu sự tự tin trong hoạt động, trong học tập. - Có em đọc còn yếu. nhiều học sinh chưa biết đọc diễn cảm. Đọc ngắt nghỉ sai giữa từ, cụm từ. Chưa biết nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm, những từ khóa trong câu thơ, đoạn văn. 3 - Khả năng diễn đạt ý chưa trôi chảy.Việc thực hành sử dụng dấu câu, nhận biết tác dụng dấu câu còn nhiều lúng túng. - Kĩ năng viết đoạn văn của các em còn hạn chế, chưa phát huy hết khả năng của học sinh. - Phần tìm hiểu nội dung còn qua loa, còn phụ thuộc vào tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn. Nhiều em hiểu còn máy móc, nhiều lúc hiểu còn mơ hồ không bám vào bài để khai thác nội dung, ý nghĩa. - Qua các bài ôn luyện hoặc các bài khảo sát chất lượng theo định kì, phần đọc hiểu hầu như học sinh không chịu đọc mà đã vội ghi kết quả.Nhiều em có đọc nhưng không hiểu nên dẫn đến kết quả đọc hiểu không cao. Chưa biết khai thác nghệ thuật của tác giả( nghệ thuật dùng từ, nghệ thuật so sánh hay nghệ thuật nhân hóa, nên chưa hiểu được ý đồ của tác giả muốn nói gì với chúng ta. - Có những em có hiểu nội dung nhưng chưa mạnh dạn, chưa có khả năng để bộc lộ cảm xúc của mình. B.Các giải pháp thực hiện: * Trước tình hình thực tế như vậy, tôi đã kiểm tra, khảo sát chất lượng vào thời điểm tháng 10 năm 2009, kết quả cụ thể như sau: Số học sinh được khảo sát Số HS chưa hiểu biết về cảm thụ văn học. Số HS có hiểu biết về cảm thụ văn học. Số HS cảm thụ văn học tốt. 27 SL % SL % SL % 13 48.1 11 40.8 3 11.1 Muốn rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh có kết quả, người giáo viên phải nẳm chắc yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học phù hợp với khối lớp mình. Để có được năng lực cảm thụ sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học; nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cho cảm thụ văn học, kiên trì rèn luyện kĩ năng về cảm thụ văn học. Đ ể giúp học sinh cảm thụ văn học tốt, trong quá trình giảng dạy, tôi đã thực hiện theo các bước sau: 1. Luyện đọc: Về phía giáo viên, tôi cố gắng luyện đọc thật diễn cảm, chú ý nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm, những từ khóa trong bài. Nhằm kích hứng thú, khơi gợi sự tìm tòi, ham hiểu biết cho học sinh. 4 Còn về học sinh trong các tiết học ôn luyệnTiếng Việt, tôi đã chọn những bài thơ, đoạn văn hay để tổ chức luyện đọc diễn cảm cho học sinh( Có thể là các em đã học ở lớp dưới , hoặc chương trình cũ như bài: “ Mẹ” của tác giả Nông Quốc Chấn, bài: Nghe thầy đọc thơ của Trần Đăng Khoa , bài: “Việt Nam” Của Nguyễn Đình Thi, ) 2. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn. Tập cho học biết cách chú ý lắng nghe,biết quan sát điệu bộ cử chỉ của người truyền đạt để tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xung quanh ta; tập dùng từ ngữ cho đúng và hay, nói, viết thành câu cho rõ ý sinh động và gợi cảm, .Tất cả đều giúp học sinh phát triển về năng lực cảm thụ văn học. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là rèn luyện mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó các em đến với văn học một cách tự giác, say mê, đây là yếu tố quan trọng của cảm thụ văn học. 3. Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học Tạo điều kiện cho học sinh được đọc sách thường xuyên, chọn những cuốn sách phù hợp với đối tượng học sinh, có ích cho việc học tập và tu dưỡng. Cần hướng dẫn học sinh cách đọc sách đúng phương pháp, cần tập trung tư tưởng cao. Như Đan- tê đã từng nói : “ Khi tôi đọc sách, chỉ thấy các nhân vật trong truyện đi lại mà thôi.” Và luôn nghĩ tới những điều đang đọc để thấy cái hay cái đẹp trong bài văn, trong câu chuyện. Đọc sách đến say mê cũng có nghĩa là “sống” cùng nhân vật, biết vui- buồn- sướng- khổ hay yêu- ghét- căm thù , Để giúp học sinh có khả năng cảm thụ văn học tốt, tôi đã hướng dẫn học sinh biết cách ghi chép vào cuốn sổ: “ TÍCH LŨY VĂN HỌC” những câu văn, dòng thơ hay để làm giàu thêm vốn cho bản thân, điều đó sẽ giúp học sinh thuận tiện hơn trong việc viết đoạn văn cảm thụ văn học. 4. Luyện cho học sinh (Khá- giỏi) viết đoạn văn cảm thụ văn học, theo từng chủ điểm đã được học . Yêu cầu của đoạn văn cảm thụ tránh mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; tránh viết dài dòng, khó hiểu, phải thể hiện một cách hồn nhiên, trong sáng, bộc lộ tình cảm chân thật. Phải biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật, biết dùng từ có hình ảnh, gợi tả, gợi cảm cho đoạn văn hấp dẫn hơn, sinh động hơn.Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách trình bày một đoạn văn cảm thụ, cũng phải có câu mở đoạn và câu kết đoạn. Các câu trong đoạn phải liên kết với nhau, tránh viết ý rời rạc hoặc câu rườm rà khó hiểu. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã hướng dẫn học sinh như sau: 5 * Các bước làm một bài văn cảm thụ: Trong quá trình học để làm tốt đựơc bài về cảm thụ văn học đạt kết quả tốt, các em cần thực hiện đầy đủ những việc sau: a. Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập.( Phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì? ) b. Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích nêu trong đề bài.( Dựa vào yêu cầu cụ thể cầu bài tập để tìm hiểu, ví dụ: Cách dùng từ, đặt câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc nh so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ…đã giúp em cảm nhận được nọi dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc). c. Viết đoạn văn về cảm thụ văn học( khoảng 7 - 10 dòng) hướng vào yêu cầu của đề bài. ( Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu " mở đoạn" để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cần nêu rõ các ý theo yêu cầu đề bài; cuối cùng, có thể " kết đoạn" bằng một câu ngắn gọn để " gói" lại nội dung cảm thụ) Để thực hiện tốt yêu cầu này, trong các tiết học ôn luyện Tiếng Việt tôi đã cho học sinh làm một số bài tập cảm thụ theo các chủ điểm trong chương trình SGK lớp 4 như sau: Chủ điểm : Thương người như thể thương thân Bài 1 : Học qua bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, em thấy Dế Mèn có tính cách như thế nào? Gợi ý : 1. Chi tiết thể hiện hành động của Dế Mèn - Quan tâm đến người yếu đuối bất hạnh : Nghe “Tiếng khóc tỷ tê” nhìn thấy “chị nhà trò đang gục đầu” bên tảng đá cuội “đến gần” “gạn hỏi mãi”. - Bênh vực, giúp đỡ người gặp hoạn nạn “Xoè hai càng ra” “Dắt chị Nhà Trò đi”. - Lời nói “Em đừng sợ, hãy về với tôi đây…” 2. Tính cách, phẩm chất : Dế Mèn rất “giàu lòng thương người” luôn quan tâm giúp đỡ người gặp khó khăn hoạn nạn. 3. Ý nghĩa : Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. 4. Cảm xúc của bản thân cảm phục, yêu mến, học tập. Tham khảo : Nhân vật Dến Mèn trong mẩu chuyện “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” của Nhà văn Tô Hoài đã để lại cho ta ấn tượng tuyệt đẹp. Đó là một con người giàu tình thương người : Khi nghe “Tiếng khóc tỉ tê” và thấy chị Nhà Trò “gục đầu” bên tảng đá cuội. Hình ảnh chị Nhà Trò “đã bé nhỏ lại gầy gò quá” và đôi cánh “ngắn chùn 6 chụt” đã làm Dế Mèn rất cảm thương, chú ta càng xúc động hơn trước cảnh ngộ bất hạnh của chị : “mẹ mất” “sống thui thủi” một mình, rồi “túng thiếu” … lại còn bị đe dọa bởi món nợ truyền đời của bọn nhện. Cử chỉ “Xoè hai càng ra” “dắt chị Nhà trò đi và lời nói “Em đừng sợ… càng thể hiện rõ hơn phẩm chất đáng quý của Dế Mèn giàu tình thương yêu, sẵn sàng che chở, giúp đỡ những ngời yếu đuối bất hạnh. Dế Mèn là người bạn có tình thương yêu, lòng nhân ái bao la. Dế Mèn đã để lại trong lòng ta bao tình cảm mến thương, cảm phục. Bài 2 : Đoạn thơ “Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Con mong mẹ khoẻ dần dần Ngày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ ngon Mẹ là đất nước tháng ngày của con”. “Mẹ ốm” Trần Đăng Khoa Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên ! Vì sao ?. Gợi ý : + Hình ảnh “Mẹ là đất nước, tháng ngày của con” góp phần làm nên cái hay của đoạn thơ. + Nghệ thuật so sánh “Mẹ- Đất nước, tháng ngày” + Hình ảnh “Đất nước” “tháng ngày” cho thấy trong suy nghĩ của người con, mẹ là tất cả những gì vĩ đại, lớn lao và cao quý không bao giờ thiếu được với mỗi con người. + Thấy được tình yêu thương lòng biết ơn vô hạn của con cái đối với mẹ. + Tình cảm của bản thân : Thấm thía công ơn của mẹ Bài 3 : “Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì . Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra run lẩy bẩy”. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia. - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả” (“Người ăn xin” – Tuốc-Ghê-Nhép”). Trình bày suy nghĩ của con về nhân vật cậu bé được miêu tả trong đoạn văn trên. 7 Gợi ý : Hành động “Lục tìm hết túi nọ túi kia” “Nắm chặt lấy bàn tay run rẩy” + Lời nói : “Ông đừng giận cháu …” → Cậu bé là một con người có tấm lòng nhân hậu thương cảm và muốn giúp đỡ ông lão ăn xin nghèo khổ dù ông lão và cậu là hai con người ở hai hoàn cảnh khác nhau. - ý nghĩa : Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. - Cảm xúc của bản thân : yêu quý – cảm phục – học tập. Chủ điểm : Măng mọc thẳng Bài 1 : Đoạn thơ : “Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con” “Tre Việt Nam” Nguyễn Duy Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp. Nêu ý nghĩa đẹp đẽ của những hình ảnh đó. Gợi ý : Hình ảnh măng tre “nhọn như chông” : Cho thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất, bản chất ngay thẳng, khảng khái của “nòi tre” → nghệ thuật so sánh. + Hình ảnh “lưng trần phơi nắng phơi sương” → gợi sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn của tre. + Hình ảnh “manh áo cộc tre nhường cho con” gợi sự liên tưởng đến sự che chở, hy sinh tất cả vì măng non của trẻ. + Thông qua những phẩm chất đáng quý của tre đến ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam : Kiên cường bất khuất, ngay thẳng chịu thương chịu khó → thể hiện tình yêu và lòng tự hào của nhà thơ đối với tre Việt Nam dân tộc Việt Nam. + Cảm xúc của bản thân : Yêu quý và tự hào . Bài 2: Trình bày cảm nhận của em về nhân vật “Gà Trống” trong câu chuyện thơ “Gà trống và Cáo” của tác giả La-Phông-Ten. 8 Tham khảo : Đọc truyện thơ “Gà trống và Cáo” của nhà thơ La-Phông-Ten ta có ấn tượng thật sâu sắc về chú Gà Trống đáng yêu. Chú ta thật thông minh nhanh nhẹn với cái dáng “vắt vẻo” trên cành và “tinh nhanh lõi đời”. Nhưng trước một lão cáo già có cái dáng “đon đả” và những lời đường mật ngọt ngào “kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây” và cái thông điệp tuyệt vời mà Cáo mang đến liệu gà ta sẽ xử lý thế nào ?. Gà rằng xin được “ghi ơn” trong lòng đã khiến ta giật mình lo lắng cho Gà Trống, lĩnh mạng của Gà Trống rõ ra. Sau khi bị Cáo lừa gạt và rồi : “kìa tôi thấy cặp chó săn từ xa chạy lại chắc loan tin này” đã khiến Cáo ta “hồn bay phách lạc” “quắp đuôi, co cẳng” chạy mất khiến ta thở phào nhẹ nhõm và bật lên tiếng cư- ời sảng khoái trước sự thông minh tuyệt vời của Gà Trống. Với lời kể chuyện bằng những vần thơ nhẹ nhàng, dí dỏm, câu chuyện là một bài học sâu sắc đừng vội tin những lời nói ngọt ngào của kẻ xấu mà hại đến thân và nhân vật Gà Trồng đã để lại cho ta tình cảm yêu quý và mến phục. Chủ điểm : Trên đôi cánh ước mơ Bài 1 : Đoạn văn “Trăng đêm nay sáng quá ! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ớc ngày mai đây những Tết Trung thu tơi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em” “Trung thu độc lập” – Thép Mới. - Đoạn văn trên giúp em cảm nhận được điều gì ? Em có suy nghĩ gì, mơ ước gì về tương lai của Đất nước ?. Gợi ý : + Câu cảm ở đầu đoạn văn “Trăng đêm nay sáng quá” gợi vẻ đẹp của ánh trăng và cảm xúc vui sướng của anh chiến sỹ khi ngắm trăng độc lập đầu tiên. + Các từ chỉ cảm xúc “mừng” “mong ước” từ gợi tả “tươi đẹp” → diễn tả niềm vui, những suy nghĩ của anh chiến sỹ về tương lai tơi đẹp của các em của đất nước. + Suy nghĩ và mơ ước của bản thân : Bài 2 : “Nếu chúng mình có phép lạ Hái triệu vì sao xuống cùng Đúc thành ông mặt trời mới Mãi mãi không còn mùa đông” “Nếu chúng mình có phép lạ” -Đinh Hải Đoạn thơ thể hiện những điều gì đẹp đẽ. Em có những cảm nhận gì khi đọc đoạn thơ trên. 9 Gợi ý : + Nghệ thuật liên tưởng Hình ảnh “Ông mặt trời” gợi một thế giới ấm no hạnh phúc, đầy ánh sáng. Cảnh “Mùa đông” gợi sự lạnh lẽo, đói rét, nghèo khổ. + Cách dùng các động tự “hái” “đúc” thể hiện khát vọng của tuổi thơ muốn chinh phục vũ trụ bao la và các hành tinh xa xôi. + Đoạn thơ thể hiện sinh động ước mơ cao đẹp đầy tính nhân văn của tuổi thơ không còn đói rét nghèo khổ và bất công. Các em ước mơ một thế giới tốt đẹp đầy ánh sáng văn minh, ấm no và hạnh phúc. + Cảm xúc của bản thân Chủ điểm : Có chí thì nên Em có suy nghĩ gì về nhân vật Nguyễn Hiền trong câu chuyện “Ông Trạng thả diều”. Giáo viên đọc đoạn văn sau cho học sinh tham khảo : Đọc mẩu chuyện “Ông Trạng thả diều” ta thực sự ngưỡng mộ tài năng (tư chất và đức tính ham học, chịu khó của nhân vật Nguyễn Hiền, ông là người có trí thông minh . Mới lên sáu tuổi ông đã “học đâu hiểu đấy” và có trí nhớ “lạ thường” khiến thầy giáo phải “kinh ngạc” . Song điều đáng quý hơn ở ông đó là đức tính chịu khó, ham học, ý chí vượt lên những khó khăn để vươn lên. Câu chuyện “Ông Trạng thả diều” đã cho ta hiểu được những đức tính quý báu của Trạng Nguyên Nguyễn Hiền, ông là niềm tự hào của dân tộc ta và là tấm gương sáng cho tuổi trẻ chúng ta ngày nay. Chủ điểm : Tiếng sáo diều Bài 1 : Đoạn văn “Tuổi thơ của tôi đợc nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, bọn trẻ mục đồng chúng tôi hò hét thi nhau thả diều. Cánh diều mềm mại như cánh bư- ớm, chúng tôi vui sướng đến phát dại khi nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao. “Cánh diều tuổi thơ” Tạ Duy Anh. Trình bày cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên ? Gợi ý : Nghệ thuật : so sánh, dùng hình ảnh gợi tả : “Cánh diều mềm mại như cánh bướm”, “vui sướng đến phát dại”, “vi vu, trầm bổng”. + Nhân hoá : “nâng” , “gọi”. + Nội dung ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của cánh diều và niềm vui ngộ nghĩnh đáng yêu của trẻ thơ. 10 [...]... thật tỉ mỉ, kĩ lưỡng, bổ sung kịp thời kiến thức cần thiết cho các em giúp các em hiểu sâu, trên cơ sở nắm chắc kiến thức vận dụng tốt vào khâu thực hành Giáo viên phải thực sự hoà nhập gần gũi HS, phối kết hợp tốt mối quan hệ giữa gia đình HS và giáo viên các bộ môn cùng phối kết hợp rèn luyện các em ở mọi nơi mọi lúc và trong các hoạt động tập thể Luôn kiên trì, sáng tạo tìm tòi những phương pháp dạy... tuy rằng, đối tượng học sinh tiểu học yêu cầu cần đạt về mặt kiến thức chỉ là mức độ đơn giản ban đầu, có thể ví các em như tờ giấy trắng, chúng ta vẽ lên đó, thêu dệt lên đó những gì mà để lại cho các em một tình cảm hay một ước mơ đẹp đẽ nhất trước lúc các em bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời Tôi tin rằng, với lòng yêu nghề mến trẻ, với sự sáng tạo, nhiệt huyết của người giáo viên, việc làm trên sẽ... pháp truyền đạt phù hợp.tích cực học tập đông nghiệp, tham gia có chất lượng các chuyên đề, Đồng thời phải nắm bắt được tâm sinh lí học sinh Người giáo viên không thể nóng vội, việc làm đó không phải một sáng một chiều mà có kết quả được Mà phải kiên trì, chịu khó tìm tòi Luôn đổi mới cách dạy phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với đặc trưng bộ môn Đặc biệt trong thời đại hiện nay, Người giáo viên... trăng không còn là vật mà đã trở thành người bạn tri âm, tri kỷ của Bác và dưới ánh mắt của trăng Bác không còn là người tù mà là một nhà thơ tao nhã Bài thơ “Ngắm trăng” là sự thể hiện tâm hồn trong sáng, phong thái thanh tao, ung dung tự tại của Bác, đồng thời cũng thể hiện tình yêu trăng, yêu thiên nhiên của Bác Hồ kính yêu * Kết quả đạt được: Qua thời gian tìm hiểu nghiên cứu và thực tế giảng dạy... cần thiết và phù hợp với đối tượng học sinh hiện nay Được tiếp xúc nhiều với thơ văn, các em có thêm sự hiểu biết, các em thêm yêu cuộc sống hơn Các em có thêm bao bài học đường đời, biết bao tấm gương sáng cho các em noi theo Như Trần Đăng Khoa đã nói: “Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra” Quả là thế! Qua đánh giá của bản thân tôi, Các em có sự ham thích hơn trong việc cảm thụ văn học, không ngại sự bộc . yêu quý và mến phục. Chủ điểm : Trên đôi cánh ước mơ Bài 1 : Đoạn văn “Trăng đêm nay sáng quá ! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ớc ngày. giáo viên cần phải dạy thật tỉ mỉ, kĩ lưỡng, bổ sung kịp thời kiến thức cần thiết cho các em giúp các em hiểu sâu, trên cơ sở nắm chắc kiến thức vận dụng tốt vào khâu thực hành. Giáo viên phải. tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học; nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cho cảm thụ văn học, kiên trì rèn luyện kĩ năng về cảm