1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de kt HKII SH 12

6 290 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 141,5 KB

Nội dung

SỞ GD&ĐT TỈNH KON TUM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ Môn: Sinh học 12 (chương trình chuẩn) NĂM HỌC : 2009 -2010 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: Sự sống đầu tiên trên trái đất được hình thành khi có sự xuất hiện A. một cấu trúc màng bao bọc, có khả năng trao đổi chất , sinh trưởng và tự nhân đôi. B. một cấu trúc màng bao bọc, bên trong có chứa các hợp chất hữu cơ quan trọng. C. một tập hợp chất gồm ADN có khả năng tự nhân đôi. D. một cấu trúc màng bao bọc, có tự nhân đôi và trao đổi chất. Câu 2:Biện pháp nào có tác dụng hạn chế ô nhiễm chất phóng xạ? A. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải( năng lượng gió, mặt trời). B. Quản lí chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao. C. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. D. Xây dựng nhà máy xử lí rác. Câu 3:Qúa trình phức tạp hoá hợp chất cacbon trong giai đoạn tiến hoá hoá học là A. C → CH → CHO → CHOP. B. C → CH → CHN → CHON. C. C → CH → CHO → CHON. D. C → CH → CHO → CHO. Câu 4:Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không vượt quá 6 mắc xích? A. Vì sinh vật sản xuất đôi khi khó tiêu. B. Vì chỉ một phần năng lượng trong mắc xích thức ăn biến đổi thành chất hữu cơ ở bậc dinh dưỡng kế tiếp. C. Vì quần thể động vật ăn thịt bậc cao nhất thường rất lớn. D. Vì mùa đông làm hạn chế lượng sơ cấp. Câu 5:Các tế bào sơ khai của cơ thể sinh vật đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong giai đoạn A. Tiến hoá hoá học. B. Tiến hoá sinh học. C. Tiến hoá tiền sinh học. D. Tiến hoá vật lí học. Câu 6:Trong lịch sử phát triển của sinh vật, có rất nhiều loài bị tuyệt chủng.Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho các loài bị tuyệt chủng là A. có sự thay đổi lớn về địa chất và khí hậu B. do cạnh tranh cùng loài. C. do sinh sản ít, lại bị các loài khác dùng làm thức ăn D. do cạnh tranh khác loài. Câu 7:Ở mỗi bậc dinh dưỡng , phần lớn năng lượng bị tiêu hoa do A. hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể sinh vật B. các chất thải (phân động vật, chất bài tiết) C. các bộ phận rơi rụng ở thực vật (lá rụng, củ, rễ) D. các bộ phận rơi rụng ở thực vật (rụng lông, và lột xác ở động vật) Câu 8:Loài nào trong số các loài sau đây có họ hàng gần giũ nhất với loài người? A. Đười ươi B. Tinh tinh C. Gôrila. D. Khỉ vàng Câu 9:Thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ trong việc duy trì nòi giống? A. thuận lợi cho sự thụ phấn. B. giữa được độ ẩm cho đất C. làm giảm nhiệt độ không khí cho cây D. giảm bớt sự thổi của gió, làm cây không bị đỗ. Câu 10:Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là A. nắm được quy luật phát triển của quần xã. B. phát tán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng. C. biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó. D. xây dựng kế hoạch dài hạn cho phát triển bền vững về nông, lâm, ngư nghiệp. Câu 11: Ý nghĩa sinh thái của sự phân bố theo nhóm là A. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiên bất lợi của môi trường B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể C. sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể Câu 12: Hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sáng sống ở quần thể bên hoặc di chuyển đến nơi ở mới gọi là: A.Nhập cư B. Xuất cư. C.Phát tán D.Du nhập Câu 13: Côaxecva được hình thành ở giai đoạn: A. Tiến hoá hoá học. B. Tiến hoá lí học. C. Tiến hoá tiền sinh học. D. Tiến hoá sinh họ Câu 14: Loài động vật có thân nhiệt phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường là: A. Cá xương. B. Ếch. C. Chim. D. Thú. Câu 15: Hoạt động nào của con ngưòi gây hậu quả phá hoại môi trường lớn nhất? A. Chăn thả gia súc. B. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. C. Khai thác khoáng sản. D. Săn bắn động vật hoang dã. Câu 16: Nguyên nhân bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến quần xã trong diễn thế sinh thái? A. Làm cho quẫn xã huỷ diệt, sau đó quẫn xã được khôi phục lại từ đầu. B. Chỉ làm chi quần xã trẻ lại. C. Quần xã bị huỷ hoại không khôi phục lại từ đầu. D. Chỉ huỷ hoại hoàn toàn quẫn xã. Câu 17: Khi lượng cá thể trong quần thể tăng dẫn đến: A. Thức ăn dồi dào. B. Các cá thể hỗ trợ nhau. C. Các cá thể cạnh tranh gay gắt. D. Khu vực sống tăng cường. Câu 18: Chu trình vật chất nào sau đây ít bị thất thoát nhất? A. Chu trình photpho. B. Chu trình nitơ. C. Chu trình cacbon. D. Chu trình nước và cacbon. Câu 19: Các chất tiết từ tỏi trong quá trình sống đã vô tình gây ức chế hoạt động của các vi sinh vật ở xung quanh.Đây là biểu hiện của mối quan hệ A. hợp tác. B. cộng sinh C. ức chế - cảm nhiễm. D. hội sinh. Câu 20 : Sản lượng sinh vật thứ cấp trong hệ sinh thái được tạo ra từ A. sinh vât phân huỷ. B. sinh vật sản xuất. C. sinh vật tiêu thụ. D. sinh vật sản xuất và sinh vật phân huỷ. Câu 21 : Trong một chuỗi thức ăn, năng lượng của sinh vật ở mắc xích phía sau chỉ bằng một phần nhỏ năng lượng của sinh vật ở mắc xích trước đó.Hiện tượng này thể hiện quy luật A. giới hạn sinh thái. B. tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật. C. hình tháp sinh tháp. D. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. Câu 22 : Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái nhân tạo? A. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. B. Hệ sinh thái đồng rêu hàn đới. C. Hệ sinh thái rạn san hô. D. Hệ sinh thái rừng ngập mặn trồng ven biển Quảng Ninh. Câu 23 : Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học nghèo nàn nhất? A. Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới,rừng lá rộng theo mùaôn đới, rừng lá kim). B. Các hệ sinh thái thảo nguyên. C. Các hệ sinh thái hoang mạc. D. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng. Câu 24 : Biện pháp nào có tác dụng lớn tới sự cân bằng hệ sinh thái? A. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên. B. Bảo vệ các loài sinh vật. C. Phục hồi và trồng rừng mới D. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. Câu 25 : Khu sinh học nào sau đây có hệ sinh vật phân giải hoạt động nhanh và hiệu quả nhất? A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Hoang mạc C. Savan. D. Rừng Taiga. Câu 26 : Vì sao chim ưng biển và các động vật ăn thịt bậc cao nhất trong chuỗi thức ăn bị ảnh hưởng nhất bởi thuốc trừ sâu như DDT? A. Vì tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh. B. Vì thuốc trừ sâu tích tụ trong cơ thể con mồi. C. Vì chúng tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu trong không khí D. Vì hệ sinh thái mà chúng sống đặc biệt nhạy cảm với chất hoá học. Câu 27 : Biện pháp nào có tác dụng hạn chế ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai? A. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo thời tiết đúng và tìm ra biện pháp phòng tránh hiệu quả. B. Xây dựng nhà máy xử lí rác. C. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học. D. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu,để dùng. Câu 28 : Độ đa dạng của một quần xã biểu hiện ở A. thành phần loài. B. mật độ cá thể. C. các kiểu hình của các cá thể. D. kiểu phân bố cá thể. Câu 29 : Trong thiên nhiên, có hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau.Hiện tượng đàn chó rừng hỗ trợ nhau để ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.Người ta gọi các hiện tượng này là mối quan hệ A. hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. B. hợp tác cùng có lợi. C. cạnh tranh cùng loài để lấy thức ăn. D. hội sinh. Câu 30 : Đặc trưng nào sau đây chi phối các đặc trưng khác của quần thể? A. tỉ lệ đực , cái. B. khả năng sinh sản. C. mật độ cá thể. D. mức tử vong của cá thể. HẾT SỞ GD&ĐT TỈNH KON TUM ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (Trắc nghiệm) NĂM HỌC: 2009 -2010 Môn: Sinh học 12(chương trình chuẩn) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 16 A 2 B 17 C 3 C 18 D 4 B 19 C 5 C 20 C 6 A 21 C 7 A 22 D 8 B 23 C 9 A 24 C 10 D 25 A 11 A 26 B 12 B 27 A 13 C 28 A 14 B 29 A 15 B 30 C HẾT SỞ GD&ĐT TỈNH KON TUM MA TRẬN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ YÊU CẦU TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2009 -2010 Môn: Sinh học 12 (chương trình chuẩn) Câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm Ghi chú 1 X BÀI 33 2 X BÀI 46 3 X BÀI 32 4 X BÀI 45 5 X BÀI 32 6 X BÀI 33 7 X BÀ 45 8 X BÀI 34 9 X BÀI 36 10 X BÀI 41 11 X BÀI 36 12 X BÀI 38 13 X BÀI 33 14 X BÀI 35 15 X BÀI 46 16 X BÀI 41 17 X BÀI 36 18 X BÀI44 19 X BÀI 40 20 X BÀI45 21 X BÀI43 22 X BÀI42 23 X BÀI42 24 X BÀI42 25 X BÀI42 26 X BÀI45 27 X BÀI46 28 X BÀI40 29 X BÀI36 30 X BÀI37 Tổng 5.0 3.0 2.0 . 2009 -2010 Môn: Sinh học 12( chương trình chuẩn) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 16 A 2 B 17 C 3 C 18 D 4 B 19 C 5 C 20 C 6 A 21 C 7 A 22 D 8 B 23 C 9 A 24 C 10 D 25 A 11 A 26 B 12 B 27 A 13 C 28 A 14. sống tiềm tàng trong môi trường D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể Câu 12: Hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sáng sống ở quần thể bên hoặc di chuyển. SỞ GD&ĐT TỈNH KON TUM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ Môn: Sinh học 12 (chương trình chuẩn) NĂM HỌC : 2009 -2010 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu

Ngày đăng: 05/07/2014, 22:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w