Bốn lĩnh vực chung sẽ ảnh hưởng đến những người dùng mới là: Ngôn ngữ của nội dung số Hơn 81% trong số những người sử dụng hiện tại tương tác qua mạng chỉ bằng 10 ngôn ngữ. Tuy nhiên, không ngôn ngữ nào là tiếng địa phương của các quốc gia Đông Nam Á (500 triệu người dùng), Nam Á (một tỷ người dùng) hoặc Châu Phi (900 triệu người dùng) - những khu vực sẽ chiếm số đông trong số nhóm người dùng mới. Do đó, trên rất nhiều phương diện, mạng Internet đơn thuần là một nơi "câm lặng". Nội dung số và các dịch vụ điện tử Phần lớn người dùng mạng hiện nay là ở các quốc gia đã phát triển với mức lương hàng chục nghìn USD mỗi năm, tức rất khác biệt so với những người sử dụng tiềm năng. Có khả năng, một lượng lớn sẽ thuộc tầng lớp mà Ngân hàng thế giới mô tả là "cực kỳ nghèo đói" với mức chi tiêu dưới 2 USD/ngày. Những nội dung đang hấp dẫn và gắn kết mọi người như bán sách giảm giá ở New York thông qua Amazon.com, du lịch đại hạ giá… sẽ không mấy ý nghĩa đối với họ. Rõ ràng, mối quan tâm đến nội dung số của họ khác xa những người đang sống tại Mỹ và kiếm trung bình 33.000 USD/năm. Chi phí về sở hữu trí tuệ trong nội dung số Vấn đề thứ ba là chi phí quyền sở hữu trí tuệ (IPR), đặc biệt là nội dung đa phương tiện. Phần lớn những nội dung này được hình thành tại các khu vực đã phát triển, với mô hình về giá cả được quyết định sẵn bởi những thị trường đó. Nhu cầu về những nội dung này sẽ ít có ý nghĩa với nhóm người dùng mới nếu chi phí cấp phép IPR có cùng mức giá với thị trường đã phát triển. Trong một số trường hợp, người sử dụng có thể vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, như sao chép hoặc phân phối bất hợp pháp nội dung đa phương tiện. Tuy nhiên, hiện có nhiều giải pháp sáng tạo giúp vượt qua thách thức này, chẳng hạn cung cấp nội dung được tài trợ bởi quảng cáo. Theo một khảo sát mới đây tại 6 thị trường đang phát triển ở châu Á, 28% số người tham gia khẳng định họ chấp nhận trả 1 USD để tải chương trình truyền hình 30 phút kèm theo quảng cáo, nhưng lại không muốn chi 2 USD để mua nội dung "sạch". Sự chồng chéo các nguồn lực Tại một số hội nghị bàn tròn của chính phủ các nước ASEAN gần đây, chỉ lĩnh vực nông nghiệp thôi cũng xuất hiện sự chồng chéo lớn trong các chủ đề. Điều đó cũng xảy ra với nỗ lực xây dựng nội dung số. Tuy nhiên, có những phần chung về nội dung ở thị trường đã và đang phát triển mà các chính phủ có thể khai thác để tiết kiệm lượng lớn tài nguyên. Những hướng đi mới Các ngành công nghiệp, giới quan chức và nhà thi hành pháp luật đã nhận thức được những vấn đề này. Tháng 1/2007, Liên hợp quốc đã nhóm họp với các lãnh đạo tại thung lũng Silicon (Mỹ) nhằm mục đích phát triển "nội dung đa phương tiện địa phương". Hai năm trước, Intel và Ủy ban công nghệ thông tin - truyền thông của Philippines đã soạn thảo văn bản mang tên "Khu vực công trí tuệ điện tử" (eKnowledge Public Domain - eKPD) cho một số khu vực đang phát triển. Sử dụng nguồn tài trợ ban đầu của UNESCO và Intel, một dự án đã được triển khai nhằm chứng minh sự hiệu quả của eKPD tại một khu vực khó khăn về mặt kinh tế - xã hội ở Philippines. Kết quả tương tự cũng đã được báo cáo tại Hà Nội và khái niệm eKPD đang tiếp tục được mở rộng lên, như các trường đại học đã xây dựng chương trình đào tạo được bản địa hóa, xu hướng tìm việc làm thông qua mạng xã hội cũng được thử nghiệm Intel đang tiến hành giai đoạn 2 của eKPD với những kế hoạch ở Ấn Độ, Philippines, Việt Nam và một số quốc gia châu Phi - Đông Âu, tập trung nghiên cứu các dịch vụ Web 2.0 và nâng các sáng kiến lên một tầm cao mới. Tất cả những dự án trên đều nhằm chứng tỏ với những tỷ người sử dụng mới rằng mạng Internet, dưới nhiều hình thức khác nhau, sẽ có rất nhiều ý nghĩa với họ. Leighton Phillips (Intel Ray Ozzie - 'la bàn công nghệ' của Microsoft Khi tuyên bố rút lui vào hậu trường, Bill Gates đã đưa Ray Ozzie lên làm kiến trúc sư trưởng của Microsoft. Điều gì ở nhân vật này khiến chủ tịch tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới quyết định chọn làm người thay thế vai trò của mình? >Ray Ozzie được đánh giá cao hơn cả Bill Gates Phong cách quản lý của Ozzie khác với kiểu "hãy chứng minh tôi sai, hoặc ra khỏi đây" của Gates. Ozzie là người kiên nhẫn, có phần theo chủ nghĩa quân bình và cởi mở trước những góp ý của người khác. Error! Ray Ozzie. Ảnh: Microsoft. Nhưng yếu tố khiến ông trở thành lựa chọn số một của Gates là vốn hiểu biết sâu sắc - điều mà nhà sáng lập Microsoft luôn kính phục từ khi 2 người quen nhau. Ozzie là cha đẻ của ứng dụng nhóm Lotus Notes đầu thập niên 80. Hiện Notes đã được nâng cấp lên phiên bản 8 dưới sự quản lý của IBM. "Ozzie có khả năng thấy trước được tương lai trong khoảng 5 năm hoặc hơn", Peter O'Kelly, Giám đốc nghiên cứu của hãng phân tích thị trường Burton Group, nhận xét. "Tôi chưa bao giờ tưởng tượng một Microsoft thiếu Bill Gates, nhưng Ozzie sẽ là sự thay thế hợp lý". Con đường chinh phục công nghệ Ray Ozzie sinh ngày 20/11/1955 ở ngoại ô Chicago (Mỹ). Ông tốt nghiệp Đại học Illinois Urbana-Champaign với bằng kỹ sư khoa học máy tính năm 1979. Khi còn là sinh viên, ông đã xây dựng hệ thống Plato với nhiều tính năng tương tự ứng dụng Notes sau này, bao gồm "diễn đàn trực tuyến, thông báo, e-mail, chatroom, tin nhắn nhanh và game nhiều người chơi". Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc cho Jonathan Sachs tại hãng sản xuất máy tính Data General. Năm 1982, Ozzie phát triển phần mềm Notes với tham vọng thành lập công ty riêng. Nhưng một năm sau, Sachs thuyết phục ông tham gia công ty Lotus Symphony và họ kiếm bộn tiền nhờ trình bảng tính Lotus 1-2-3 tương thích IBM PC. Lotus 1-2-3 nhanh chóng thống lĩnh thị trường ứng dụng doanh nghiệp và là chương trình chủ chốt trên các hệ thống tiền Windows. Năm 1984, Ozzie rời Lotus và thành lập Iris Associates để mở rộng ứng dụng Notes. Khi sản phẩm mới xuất hiện vào năm 1989, công ty Lotus đã bán nó dưới tên gọi Lotus Notes. Lotus và Iris được sáp nhập vào IBM năm 1995. Ozzie tiếp tục xây dựng trình hợp tác và nhắn tin Groove Networks năm 1997 dựa trên kiến trúc chia sẻ ngang hàng (P2P). Đây cũng là sản phẩm sử dụng XML - một trong những mối quan tâm lớn của Bill Gates. Bill Gates không còn là kiến trúc sư trưởng của Microsoft Khoảng 6 tháng sau khi ông gia nhập Microsoft, Ozzie viết một bản ghi nhớ dài khẳng định tập đoàn cần sớm chuyển sang mô hình kinh doanh "phần mềm đi kèm dịch vụ" (Ozzie sử dụng cụm từ "software plus services" thay vì "SaaS - software as a service") để có thể tổn tại trên thị trường. Bản ghi nhớ tháng 10/2005 của Ozzie một lần nữa hối thúc Microsoft thay đổi bởi định dạng XML (có trong Office 2007) không đạt được tầm ảnh hưởng như PDF (Portable Document Format) của Adobe. Ông cũng chỉ trích ban lãnh đạo đã bỏ lỡ cơ hội phát triển công nghệ điện thoại qua Internet (VoIP) giống Skype. Ngoài ra, dù Microsoft đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng AJAX, họ lại không phải là hãng đi đầu về xây dựng ứng dụng dựa trên tổ hợp công nghệ đó. Kể từ sau bản ghi nhớ này, Microsoft đã tập trung hơn vào việc cho ra mắt các dịch vụ trực tuyến theo dự án Live, gần đây nhất là công nghệ truyền tải nội dung Silverlight. Từng bước một, Ozzie trở thành nhà lãnh đạo thông minh, chuyên gia thiết sản phẩm sáng tạo và là người có khả năng nhìn nhận những vấn đề mang tính vĩ mô. "Phải nói rằng Ozzie đã thay đổi Microsoft nhiều hơn những gì Microsoft thay đổi Ozzie", Dwight Davis, Phó giám đốc hãng nghiên cứu Ovum của Anh, nói. Những khó khăn trước mắt Hiện nay, Ozzie đang phải đương đầu với những thách thức lớn cùng Microsoft, tiêu biểu là gói ứng dụng văn phòng Office. Đây vốn là "con bò sữa" đem lại lợi nhuận cao cho hãng này, nhưng hiện nó phải đối mặt với sự cạnh tranh của Google và OpenOffice.org. Microsoft buộc phải ra chiến lược mới: miễn phí gói ứng dụng Works nhưng người sử dụng phải chấp nhận quảng cáo khi dùng sản phẩm. Ozzie còn cần lên kế hoạch phát triển và giới thiệu các bản nâng cấp phần mềm. Chẳng hạn, đến tháng 2/2008, Microsoft sẽ phải cho ra phiên bản mới của Windows Server, SQL Server và Visual Studio. Bên cạnh đó, ông cũng có nhiệm vụ triển khai dự án Live nhằm hiện thực hóa tầm nhìn "phần mềm đi kèm dịch vụ". Tuy nhiên, cho đến nay, Microsoft vẫn chưa có một kiến trúc và lộ trình phát triển sản phẩm hoàn chỉnh. Ozzie cũng ít khi xuất hiện trên báo chí và thường tránh trở thành tâm điểm trong các sự kiện lớn. Chiến lược 'giai đoạn mới' của Microsoft bị rò rỉ Ứng d ụng web tìm kiếm công nghệ bá chủ AJAX - sự kết hợp kỳ diệu của công nghệ web SaaS - cơ hội không chỉ dành cho các 'ông lớn' "Ozzie không thể mãi đứng trong góc khuất được. Microsoft cần một người am hiểu công nghệ có khả năng đại diện cho cả một tập đoàn", Mary Jo Foley, chủ nhân trang All About Microsoft, nhận định. T.N. (theo InternetNews VN nằm trong 10 thị trường băng rộng phát triển cao nhất Trong danh sách của công ty nghiên cứu viễn thông Ovum (Anh) còn có tên của 3 quốc gia Đông Nam Á khác là Philippines, Thái Lan và Indonesia. Sự cạnh tranh về cơ sở hạ tầng, giá cả, chính sách thông thoáng và nhu cầu ngày một lớn về dịch vụ nội dung trực tuyến như truyền hình Internet (IPTV), video theo yêu cầu (VoD) đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của băng thông rộng tại những nước này. "Khi kết nối broadband bão hòa ở các quốc gia phát triển thì một số khu vực khác trên toàn cầu vẫn tiếp tục có được sự tăng tốc mạnh mẽ", chuyên gia Jonathan Coham của Ovum nhận xét. "Nhiều nhà cung cấp dịch vụ ở Hy Lạp, Ireland, Nga đã đưa ra các gói cước giá rẻ, phù hợp với người có thu nhập thấp và trung bình, nhờ đó thu hút ngày càng nhiều người sử dụng hơn". Error! Ảnh: Andrew.com. Error! 10 quốc gia có tốc độ phát triển băng thông rộng cao nhất (dự kiến duy trì đến năm 2011): Hy Lạp, Philiipines, Indonesia, Ấn Độ, Ukraine, Ireland, Thái Lan, Việt Nam, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: The Inquirer. . "nội dung đa phương tiện địa phương". Hai năm trước, Intel và Ủy ban công nghệ thông tin - truyền thông của Philippines đã soạn thảo văn bản mang tên "Khu vực công trí tuệ điện. nhiều tính năng tương tự ứng dụng Notes sau này, bao gồm "diễn đàn trực tuyến, thông báo, e-mail, chatroom, tin nhắn nhanh và game nhiều người chơi". Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc. cũng đã được báo cáo tại Hà Nội và khái niệm eKPD đang tiếp tục được mở rộng lên, như các trường đại học đã xây dựng chương trình đào tạo được bản địa hóa, xu hướng tìm việc làm thông qua mạng