1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Khủng hoảng và thời cơ potx

9 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 116,87 KB

Nội dung

Khủng hoảng và thời cơ Nếu lấp khoảng trống ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế là một thách thức thì đó cũng chính là thời cơ để toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại vào một quỹ đạo thật sự vì sự phát triển và hạnh phúc của nhân loại. 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra tính đến nay đã gần hai năm. Có ý kiến lạc quan cho rằng, nền kinh tế thế giới đã bắt đầu gượng dậy và nó sẽ sáng sủa hơn trong năm 2010. Có ý kiến ngược lại cho rằng sự hồi phục còn rất mỏng manh so với những khó khăn của nền kinh tế các nước đang phải giải quyết, và nếu có tín hiệu “tích cực” thì đó là nhờ ở những “gói kích cầu”, những “khoản cứu trợ” mà chính tên gọi nói lên tính nhất thời của chúng. Tuy nhiên dù thế nào, điều quan trọng là cuộc khủng hoảng lần này làm bộc lộ ra mấy vấn đề nền không thể lẩn tránh được. Trước tiên, cần đặt ra câu hỏi : cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 phát sinh từ Đông Nam Á, những bê bối chứng khoán tại Enron, WorldCom, Vivendi Universal, … năm 2002, và sự phá sản của Freddy Max, Fannie Mae, và hàng loạt ngân hàng, tập đoàn khác ở Hoa Kỳ năm 2008, có phải là những tai nạn cá biệt, biệåt lập với nhau hay là những bước phát triển tất yếu, lớn dần từ quy mô khu vực cho tới toàn cầu của một cuộc khủng hoảng mang tính cơ cấu của chủ nghĩa tư bản ngày nay? Tìm lối ra cho khủng hoảng và sau khủng hoảng, thời gian gần đây trên thế giới xuất hiện những khái niệm “chủ nghĩa tư bản tích cực”, “chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0”. Còn có bàn tròn “Liệu chủ nghĩa tư bản có đạo đức?”, v.v. … trong lúc điều cần thiết là làm rõ thực chất của chủ nghĩa tư bản ngày nay là gì và đâu là những mâu thuẫn cơ bản của nó. Thứ hai, cần đặt câu hỏi Có phải toàn cầu hóa thoái lui? Lực lượng sản xuất không ngừng phát triển là một tất yếu dưới sự thúc đẩy của khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, toàn cầu hóa kinh tế cũng là một sự phát triển mang tính tất yếu. Duy có điều cần làm rõ nó đã phát triển theo chiều hướng nào trong thời gian qua. Để thị trường tự điều chỉnh và tự do hóa thương mại là hai nguyên tắc cơ bản trong học thuyết tự do mới(1) để xây dựng toàn cầu hóa kinh tế. Chính vì vậy, khi nói rằng toàn cầu hóa thoái lui, toàn cầu hóa đã đi qua đỉnh của nó, toàn cầu hóa đang đảo chiều, nguy cơ rã toàn cầu hóa, v.v. …, như một số bài báo trên mạng viết trong mấy tháng gần đây, thì phải nói đích danh toàn cầu hóa theo học thuyết tự do mới. Và nếu có khủng hoảng thì chính học thuyết này đang bị khủng hoảng chứ không phải toàn cầu hóa bị khủng hoảng. Vấn đề nổi lên thứ ba là vai trò của Nhà nước và thị trường. Đồng thuận Washington(2) chủ trương “Nhà nước tối thiểu”, Nhà nước không được can thiệp quá sâu vào kinh tế. Nay thì việc giải cứu các ngân hàng, các xí nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, các gói trợ cấp, các gói kích cầu lấy từ ngân sách nhà nước, được cho là trách nhiệm của Nhà nước. Đông đảo cử tri và nghị sỹ của họ ở các nước thật sự băn khoăn về tính hiệu quả của các biện pháp này trong chừng mực mà những số tiền đó được đổ ra cho chính những bộ máy và những con người mà vì lợi ích của chính họ, đã gây ra khủng hoảng. Thứ tư là mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và toàn cầu hóa. Ngay sau khi khủng hoảng nổ ra, các quốc gia tích cực tìm biện pháp để giảm thiểu các tác hại đến kinh tế - xã hội cho nước mình; đồng thời các nhóm G8, G20 đã họp nhằm tìm các biện pháp chung để giải bài toán khủng hoảng, cứu vãn tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế, đưa kinh tế thế giới trở về với tốc độ tăng trưởng trước khủng hoảng. Mục đích là vậy, nhưng trên thực tế là một cảnh “đồng sàng dị mộng”, và những nước đã luôn hô hào và gây sức ép đối với các nước khác phải mở cửa thị trường, bây giờ lại áp dụng chính sách bảo bộ mạnh mẽ nhất, đến mức dư luận am tường cho rằng G8 chỉ còn là cái vỏ. 2. Khủng hoảng toàn cầu thì giải pháp không thể cục bộ và ngắn hạn. Có một phong trào nhân dân từ nhiều nước thế giới, đã chín năm nay, hàng năm họp nhau tại Diễn đàn xã hội toàn cầu (WSF)(3) để đòi hỏi một “toàn cầu hóa khác” công bằng hơn và không hủy diệt môi trường. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, mà người lao động, người nghèo trên khắp thế giới là nạn nhân đầu tiên, rất đáng tiếc là tiếng nói của WSF chưa có tiếng vang đáng kể. Hiến chương châu Âu đã bị các cuộc trưng cầu ý dân bác bỏ ở Pháp, Hà Lan và một số nước khác cách đây gần ba năm vì nhiều lý do, trong đó có lý do kinh tế. Ngày 6.6.2009 vừa qua, trong cuộc bầu cử Nghị viện châu âu tiến hành đồng loạt tại 27 quốc gia thành viên, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu rất thấp, chỉ xấp xỉ 40%. Các đảng cánh tả đã thất cử ở nhiều nước, trong đó có Pháp. “Đồng ý để nói không” thì rất đông, đa số, nhưng tập hợp nhau để đề xuất một giải pháp, một chương trình hành động khác, vì công bằng và tiến bộ xã hội, thì hãy còn là một khoảng trống. Tại sao như vậy? Giải pháp phải được hình thành từ sự phân tích sâu sắc chủ nghĩa tư bản ngày nay. Thật đáng tiếc là sau sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông âu, không ít người đã đồng nhất một mô hình không thành công, thậm chí thất bại, với chủ nghĩa xã hội - như là một phủ định biện chứng của chủ nghĩa tư bản – đang cần được tiếp tục xây dựng, từ lý luận đến thực tiễn. Đọc lại Tư bản luận và Cương lĩnh của Đảng Cộng sản của Marx và những phân tích về chủ nghĩa đế quốc của Lênin, không phải để lặp lại một cách giáo điều, mà để phân tích tiếp chủ nghĩa tư bản hiện nay, giai đoạn mà tư bản hầu như đồng nhất với tư bản tài chính ngày càng tách rời tư bản sản xuất, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân bố lại công bằng giá trị thăng dư. Mặt khác, không thể không phân tích những mặt thành công, và nhất là những mặt không thành công, thậm chí thất bại, của mô hình vừa qua từ lý luận đến tổ chức, từ kinh tế chính trị đến văn hóa xã hội nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực của nhân loại vì mục tiêu tiến bộ mà loài người muốn vươn tới. Mau phá sạch tan tành chế độ xưa(4) hay là mọi thứ của quá khứ(5), kể cả những quy luật có lúc đã bị ngộ nhận là “đặc thù của chủ nghĩa tư bản”? “Chế độ xưa” luôn tìm cách tự điều chỉnh, vận dụng cả tiến bộ khoa học và công nghệ để tồn tại, để sự bóc lột ngày càng tinh vi hơn, chứ không phải là một đối tượng xơ cứng. Rồi vấn đề tôn giáo, vấn đề dân tộc và một hệ lụy là quan hệ nước lớn với nước nhỏ, … những vấn đề tồn tại từ nhiều ngàn năm nay. Démocratie có nguồn gốc từ demos (nhân dân) và cratos (quyền lực) diễn đạt bằng tiếng Việt là dân chủ thật là sát cả ý lẫn nghĩa. Mô hình xã hội chủ nghĩa phải là mô hình biết phát huy cả dân chủ trực tiếp lẫn dân chủ dân cử và các kênh khác để người dân thực sự là người chủ đất nước. Không thực hiện những công việc nói trên có nghĩa là xa rời tư duy biện chứng, là chỉ trích chủ nghĩa tư bản một cách lỗi thời, không thuyết phục, là đề ra những cải cách trong phạm vi từng quốc gia mang tính cải lương nằm trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Những bài học về mối quan hệ giữa các quốc gia về kinh tế, chính trị, quân sự của những năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và hậu quả thảm khốc hàng chục triệu người chết mà chúng đã gây nên hãy còn đó để chúng ta cùng suy ngẫm một cách nghiêm túc nhất về hiện tại. Giải thích sự thất bại của đảng mình tại kỳ bầu cử Nghị viện châu âu vừa qua, đại diện của một đảng cánh tả Pháp đã nói: “Cử tri của chúng tôi đã không đi bầu trước tiên vì họ không tin vào Nghị viện châu âu. Kế đến là vì đảng của chúng tôi không đưa ra được một cương lĩnh rõ ràng, động viên được người lao động. Sau cùng là bộ máy của đảng chúng tôi không xuất phát từ cơ sở, họ chỉ là những chính khách, được áp đặt từ trên xuống”. Lời thừa nhận này đáng để được suy xét, không chỉ trong phạm vi nước Pháp. Nếu lấp khoảng trống nói trên ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế là một thách thức thì đó cũng chính là thời cơ để toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại vào một quỹ đạo thật sự vì sự phát triển và hạnh phúc của nhân loại. . Khủng hoảng và thời cơ Nếu lấp khoảng trống ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế là một thách thức thì đó cũng chính là thời cơ để toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại vào một. mô khu vực cho tới toàn cầu của một cuộc khủng hoảng mang tính cơ cấu của chủ nghĩa tư bản ngày nay? Tìm lối ra cho khủng hoảng và sau khủng hoảng, thời gian gần đây trên thế giới xuất hiện. khủng hoảng thì chính học thuyết này đang bị khủng hoảng chứ không phải toàn cầu hóa bị khủng hoảng. Vấn đề nổi lên thứ ba là vai trò của Nhà nước và thị trường. Đồng thuận Washington(2) chủ

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w