TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC BỘ MÔN VẬT LÝ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VẬT LÝ LỚP 12 (Ban Cơ bản) Thời gian làm bài: 45 phút; (25 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 123 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Chiếu vào hai khe cách nhau 2mm trong thí nghiệm I-âng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 µm, thì trên màn quan sát cách hai khe 1,2 m thu được khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp nhau là: A. 3,6.10 2 µm B. 3,6 mm C. 3,6.10 3 µm D. 3,6.10 − 3 mm Câu 2: Khoảng cách giữa hai khe I-âng trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát bằng 2m. Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Trên khoảng bề rộng 12,5 mm trên màn có 13 vân tối, biết một đầu là vân tối còn một đầu là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó là A. λ = 0,46 µm B. λ = 0,48 µm C. λ = 0,5 µm D. λ = 0,52 µm Câu 3: Giới hạn quang điện của đồng là 0,3 µm. Năng lượng nhỏ nhất của phôtôn trong ánh sáng chiếu vào đồng có khả năng gây được hiện tượng quang điện là: A. 6,625 eV. B. 4,14 eV C. 4,14. 10 − 15 J D. 66,25.10 − 15 J Câu 4: Chọn câu sai về tính chất của tia tử ngoại. A. làm ion hóa chất khí. B. ứng dụng để sấy khô các sản phẩm sơn. C. bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh. D. dùng trong y học để chữa bệnh còi xương. Câu 5: Khi bước sóng của chùm ánh sáng kích thích có trị số giảm dần thì các phôtôn chiếu vào bề mặt kim loại có: A. năng lượng tăng dần. B. tốc độ giảm dần. C. tần số giảm dần. D. lượng phôtôn tăng dần. Câu 6: Bộ phận có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc trong máy quang phổ là gì ? A. Tầm kính ảnh. B. Buồng tối. C. Lăng kính. D. Ống chuẩn trực. Câu 7: Trong thí nghiệm I-âng, với bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,60 µm, người ta đo được khoảng vân quan sát trên màn là 0,42 mm. Thay bức xạ trên bằng bức xạ có bước sóng λ 2 khác, thì khoảng vân đo được là 0,385 mm. Bước sóng của bức xạ thay vào là A. 0,55.10 − 5 m B. 55.10 − 8 m C. 55.10 − 9 m D. 0,55.10 − 7 m Câu 8: Bước sóng của ánh sáng đơn sắc mà mỗi phôtôn của nó có năng lượng là 2,5 eV là: A. 0,497 mm. B. 4,97.10 − 6 m C. 0,795.10 − 6 m D. 49,7.10 − 8 m Câu 9: Gọi a là khoảng cách giữa 2 khe lâng, D là khoảng cách từ mặt phẳng hai khe tới màn ảnh, λ là bước sóng của ánh sáng. Khoảng cách từ vân sáng bậc hai đến vân sáng bậc 5 cùng phía với vân sáng trung tâm là: A. 4 D a λ B. 3 D a λ C. 2 D a λ D. 5 D 2a λ Câu 10: Cho 4 tia có bước sóng như sau qua cùng một lăng kính đặt trong không khí, tia nào lệch nhiều nhất? A. λ = 0,60 µm. B. λ = 0,40 µm. C. λ = 0,50 µm. D. λ = 0,45 µm. Câu 11: Cho một chùm sáng do một đèn có dây tóc nóng sáng phát ra truyền qua một bình đựng dung dịch mực đỏ loãng, rồi chiếu vào khe của một máy quang phổ. Trên tiêu diện của thấu kính buồng tối ta sẽ thấy gì ? A. Một vùng đỏ. B. tối đen, không có quang phổ nào. C. Một vùng màu đen trên nền quang phổ liên tục. D. Một quang phổ liên tục. Câu 12: Kết quả của thí nghiệm I-âng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ điều nào sau đây? A. Ánh sáng vừa có tính chất sóng vừa có tính chất hạt. B. Ánh sáng có bản chất điện từ. C. Ánh sáng có tính chất hạt. D. Ánh sáng có tính chất sóng. Câu 13: Tia Rơnghen được ứng dụng để dò lỗ hổng trong sản phẩm đúc là dựa vào các tính chất nào sau đây: A. Tác dụng mạnh lên phim ảnh. B. Có khả năng đâm xuyên mạnh. Trang 1/3 - Mã đề thi 123 C. Khả năng ion hoá chất khí. D. Tác dụng sinh lý. Câu 14: Ứng dụng của quang phổ liên tục là A. Xác định màu sắc của các nguồn sáng. B. Nhận biết thành phần cấu tạo nguồn sáng. C. Xác định bước sóng của các nguồn sáng. D. Xác định nhiệt độ của nguồn sáng. Câu 15: Tia X xuyên qua các lá kim loại A. một cách dễ dàng, như nhau, với mọi kim loại và mọi tia. B. càng dễ, nếu kim loại có nguyên tử lượng càng lớn. C. khó nếu bước sóng càng nhỏ. D. càng dễ, nếu bước sóng càng nhỏ. Câu 16: Trong ống Cu-lít-giơ, để tạo một chùm tia X, ta cho một chùm tia êlectron bắn vào A. một chất rắn khó nóng chảy, có nguyên tử lượng lớn. B. một chất rắn, có nguyên tử lượng bất kì. C. một chất rắn, hoặc một chất lỏng có nguyên tử lượng bất kì. D. một chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí bất kì. Câu 17: Hai khe của thí nghiệm I-âng được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng (có bước sóng trong khoảng 0,38 µm đến 0,76 µm). Ở đúng vị trí vân sáng bậc ba của ánh sáng lục có bước sóng 0,59 µm có bao nhiêu vân sáng của những bức xạ đơn sắc khác nằm trùng ở đó? A. 2 bức xạ có màu tím và đỏ. B. 1 bức xạ có màu vàng. C. 1 bức xạ có màu tím. D. 2 bức xạ có màu tím và vàng. Câu 18: Từ hiện tượng tán sắc và giao thoa ánh sáng, kết luận nào là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường? A. Chiết suất của môi trường nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua. B. Chiết suất của môi trường như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc. C. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng dài. D. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn. Câu 19: Hai vật rắn, bản chất khác nhau, khi nung nóng thì cho hai quang phổ liên tục A. khác nhau hoàn toàn. B. hoàn toàn giống nhau. C. giống nhau, nếu mỗi vật có nhiệt độ thích hợp. D. giống nhau, khi chúng có cùng nhiệt độ. Câu 20: Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt nước nằm ngang một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu chàm. Khi đó chùm tia khúc xạ A. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng lớn hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm. B. vẫn chỉ là một chùm tia sáng hẹp song song. C. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng nhỏ hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm. D. chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu chàm bị phản xạ toàn phần. Câu 21: Nếu sắp xếp các bức xạ theo thứ tự có bước sóng giảm dần thì thứ tự đúng là A. Rơnghen, hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại. B. Hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại, rơnghen. C. Hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, rơnghen. D. Ánh sáng nhìn thấy, hồng ngoại, tử ngoại, rơnghen. Câu 22: Nguồn sáng nào sau đây sẽ không cho quang phổ liên tục : A. Một đèn LED đỏ đang cháy sáng. B. Mặt Trời. C. Miếng sắt nung hồng. D. Sợi dây tóc nóng sáng trong bóng đèn. Câu 23: Trong thí nghiệm Iâng, ánh sáng đơn sắc được dùng có bước sóng λ = 0,60 µm. Khi thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ’ thì khoảng vân tăng thêm 1,2 lần. Bước sóng λ’ có giá trị nào sau đây? A. 0,60 µm B. 0,50 µm C. 0,72 µm D. 0,38 µm Câu 24: Một nguồn sáng điểm phát đồng thời một bức xạ đơn sắc màu đỏ, bước sóng λ đ = 640 nm và một bức xạ màu lục, chiếu sáng hai khe I-âng. Trên màn quan sát, người ta thấy giữa hai vân sáng cùng màu với vân chính giữa có 7 vân màu lục, thì giữa hai vân sáng nói trên có bao nhiêu vân màu đỏ? A. 7 vân màu đỏ. B. 8 vân màu đỏ. C. 5 vân màu đỏ. D. 6 vân màu đỏ. Câu 25: Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? A. Tấm kẽm sẽ tích điện dương. B. Tấm kẽm mất dần điện tích âm cho đến khi trung hòa điện. C. Tấm kẽm vẫn tích điện âm như lúc đầu. D. Tấm kẽm trở nên trung hòa điện. Trang 2/3 - Mã đề thi 123 HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 123 . chứng tỏ điều nào sau đây? A. Ánh sáng vừa có tính chất sóng vừa có tính chất hạt. B. Ánh sáng có bản chất điện từ. C. Ánh sáng có tính chất hạt. D. Ánh sáng có tính chất sóng. Câu 13: Tia Rơnghen. tự có bước sóng giảm dần thì thứ tự đúng là A. Rơnghen, hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại. B. Hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại, rơnghen. C. Hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy,. I-âng được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng (có bước sóng trong khoảng 0,38 µm đến 0,76 µm). Ở đúng vị trí vân sáng bậc ba của ánh sáng lục có bước sóng 0,59 µm có bao nhiêu vân sáng của những bức