HEN PHẾ QUẢN (Kỳ 1) pptx

5 307 0
HEN PHẾ QUẢN (Kỳ 1) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HEN PHẾ QUẢN (Kỳ 1) I. QUAN NIỆM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI: A- ĐỊNH NGHĨA: Hen phế quản là một hội chứng biểu hiện bằng những cơn khó thở xuất hiện đột ngột, khó thở thì thở ra, thường về ban đêm, kèm theo tiếng thở rít do phế quản co thắt, ho và khạc đờm nhày dính, và có thể hoàn toàn hồi phục. B- DỊCH TỄ HỌC: 1- Tình hình mắc bệnh: Ở trẻ em dưới 15 tuổi: Tỷ lệ hen ở con trai là 1 - 2%, ở con gái là 0,5 - 1%. Về tuổi bắt đầu mắc hen: ở nam giới 90% mắc trước 35 tuổi và 80% trước 15 tuổi. Trong khi ở nữ 75% là trước 35 tuổi và chỉ có 40% trước 15 tuổi. Số nam giới mắc hen sau 35 tuổi chiếm 10% tổng số bệnh nhân và ở nữ là 25%. Qua nhiều thống kê thấy rằng tình hình mắc hen đang có xu hướng tăng lên. 2- Lý do xu hướng tăng bệnh hen: Tại Hội nghị quốc tế Boston năm 1990 có nêu khả năng của một số nguyên nhân sau đây: - Vì số bệnh nhân thực tế có tăng lên. - Vì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao hơn. - Do bản thân việc điều trị hen, các thuốc chữa ngày nay tuy có tốt hơn nhưng cũng có nhiều phản ứng phụ hơn. - Do yếu tố sai lầm trong chẩn đoán. Theo Woolcock (1989), một chuyên gia hen học người Australia trong căn nguyên mắc hen, khí hậu có ảnh hưởng rất rõ rệt, cũng theo tác giả để nhận định chính xác hơn về dịch tễ học bệnh hen hiện nay có 3 vấn đề cần nên tìm hiểu: số bệnh nhân mới mắc bệnh hàng năm, tính chất nguy kịch của bệnh và các yếu tố nguy cơ. 3- Tình hình bệnh hen ở Việt Nam: - Theo Phạm Khuê (1980): với hơn 14.000 người trên 14 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh hen là 1,7%, ở 10.000 người cao tuổi, tỷ lệ là 2,3%. - Theo Lê Văn Thi (1986): tỷ lệ hen đã gặp là 5,1% ở thành phố, 3,3% ở nông thôn đồng bằng và 1,7% ở nông thôn miền núi. C- CƠ CHẾ BỆNH SINH: 1- Tăng mẫn cảm: Ở bệnh nhân hen phế quản, phế quản thường có tính mẫn cảm mạnh hơn so với người không mắc bệnh, tức là dễ phản ứng bất thường hơn khi gặp một kích thích đặc hiệu (dị nguyên) hoặc không đặc hiệu. Chia ra 2 loại hen chủ yếu: - Ngoại lai: thấy rõ do 1 kháng nguyên bên ngoài gây nên. - Nội tại: khi không chứng minh được rõ do kháng nguyên bên ngoài gây nên, và trong hen “nội tại” nồng độ IgE bình thường hoặc thấp, bệnh xuất hiện ở người lớn, thường ở tuổi trung niên, bệnh mang tính chất mạn tính với những cơn liên tục, ít có tiền sử dị ứng cá nhân và gia đình. * Kháng thể trong hen gọi là Reagin là IgE - một globuline miễn dịch - IgE do lympho B và tương bào tổng hợp, nhưng hoạt động đáp ứng dưới sự kiểm soát của lympho T hỗ trợ và các lympho ức chế. * Khi tiếp xúc kháng nguyên, phức hợp IgE - kháng nguyên sẽ hình thành và gắn vào bề mặt các tế bào ưa base, chủ yếu là dưỡng bào và đại thực bào; một loạt phản ứng sẽ xảy ra, các hóa chất trung gian sẽ hình thành, Histamine, các yếu tố hóa ứng động ưa Eosinophile gây co thắt phế quản và tập trung các tế bào ưa Eosin. Các hóa chất trung gian gây viêm sẽ sinh ra phù nề và thâm nhiễm ở các thành phế quản. Các chất độc và các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu sẽ gây tổn thương các tế bào biểu mô. * Các hóa chất trung gian gây phản ứng được nghiên cứu nhiều là Histamine, các yếu tố hóa ứng động, các Prostaglandine và Leucotrien (sinh ra do chuyển hóa của acid arachidonic từ màng tế bào), yếu tố hoạt hóa tiểu cầu và các Kinin. Sơ đồ cơ chế đáp ứng với kháng nguyên hít vào Trong những năm gần đây, xu hướng chung cho hen là một bệnh do “viêm”. Bởi nhiều nguyên nhân, tế bào biểu mô đã bị tổn hại gây thâm nhiễm bạch cầu và làm tăng tính dễ bị kích thích của đường thở. Bản thân của sự co thắt phế quản cũng là hậu quả của quá trình viêm các tế bào biểu mô. . HEN PHẾ QUẢN (Kỳ 1) I. QUAN NIỆM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI: A- ĐỊNH NGHĨA: Hen phế quản là một hội chứng biểu hiện bằng những cơn khó thở xuất. bằng và 1,7% ở nông thôn miền núi. C- CƠ CHẾ BỆNH SINH: 1- Tăng mẫn cảm: Ở bệnh nhân hen phế quản, phế quản thường có tính mẫn cảm mạnh hơn so với người không mắc bệnh, tức là dễ phản ứng bất. động ưa Eosinophile gây co thắt phế quản và tập trung các tế bào ưa Eosin. Các hóa chất trung gian gây viêm sẽ sinh ra phù nề và thâm nhiễm ở các thành phế quản. Các chất độc và các yếu tố

Ngày đăng: 05/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan