1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia Lớp 12 năm 2001 - 2002 môn Tin học pdf

3 701 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 47 KB

Nội dung

Đề thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia Lớp 12 2001 - 2002 Ngày thi 12/03/2002 - Bảng A Bài 1. Ký tự đại diện Trong nhiều hệ điều hành người ta thường dùng ký tự đại diện * để thay thế cho một xâu ký tự bất kỳ (kể cả sâu rỗng) trong tên file. Ví dụ: *.PAS nghĩa là tên file bất kỳ có đuôi là PAS, A*B*C được hiểu là xâu ký tự bất kỳ bắt đầu bằng chữ A, kết thúc bằng chữ C và có chứa chữ B. Một từ là một xâu ký tự không chứa dấu cách. Cho A và B là hai từ, ta nói A là đặc biệt hoá của B nếu A có thể nhận được từ B bằng cách thay mỗi ký tự * (nếu có) bằng một xâu ký tự thích hợp kể cả xâu rỗng hoặc xâu có chứa chính ký tự *. Khi đó ta cũng nói B là tổng quát hoá của A. Hai từ nếu đã thừa nhận một từ là đặc biệt hoá chung thì cũng thừa nhận một từ đặc biệt hoá không chứa ký tự *. Hai từ bất kỳ bao giờ cũng thừa nhận một tổng quát hoá chung tầm thường là từ chỉ gồm 1 ký tự *. Một tổng quát hoá chung không tầm thường là một tổng quát hoá chứa ít nhất một ký tự khác với *. Ví dụ: 1. Từ AFX*18* và từ A*F*B cùng thừa nhận một đặc biệt hoá chung AFX18B. Hai từ này có tổng quát hoá chung không tầm thường, ví dụ: A* 2. Hai từ G3*R*P và từ G*1 sẽ không có đặc biệt hoá chung mặc dù có tổng quát hoá chung không tầm thường, ví dụ: G* 3. Hai từ A*B và B*A không có cả đặc biệt hoá chung cũng như không có tổng quát hoá chung không tầm thường. Yêu cầu: Cho N cặp từ bất kỳ, với mỗi cặp từ đó hãy xác định một đặc biệt hoá chung không chứa ký tự * nào và một tổng quát hoá chung không tầm thường nếu có. Dữ liệu vào: trong file văn bản có tên là GROUP.INP có cấu trúc như sau: - Dòng đầu tiên là một số N cho biết số lượng cặp từ phải xử lý. - Dòng thứ i trong N dòng tiếp theo sau chứa cặp từ phải xét thứ i, hai cặp từ này phân cách nhau bởi một dấu cách. Kết quả: Kết quả ghi ra file văn bản có tên là GROUP.OUT có N dòng. - Dòng thứ i sẽ chứa kết quả tương ứng với cặp thứ i. Mỗi dòng này cũng gồm hai từ cách nhau bởi một dấu cách. Từ thứ nhất là một đặc biệt hoá chung không chứa ký tự * nếu có. Trong trường hợp không có thì ghi ký tự *. Từ thứ hai là một tổng quát hoá chung không tầm thường nếu có. Trong trường hợp không có tổng quát hoá chng thì cũng ghi ký tự *. Ví dụ: GROUP.INP 3 AFX*18*A*F*B G3*R*P G*1 A*B B*A GROUP.OUT AFX!*B AF* *G* * * Bài 2. Đào tạo từ xa Phương pháp đào tạo từ xa đang được nghiên cứu và triển khai rộng rãi. Mỗi học viên có chứng chỉ của một số môn cơ bản thì sẽ được cấp bằng chứng nhận trình độ. ưu điểm của phương pháp đào tạo từ xa là gắn được quá trình đào tạo với nhu cầu và điều kiện học tập của từng học viên cụ thể. Có 26 môn học được ký hiệu bằng chữ cái Latinh in hoa từ A đến Z. Có một số môn chung phần kiến thức. Vì vậy, để nhận được chứng chỉ của môn nào đó, học viên có thể học một số môn khác thay thế. Nguyên tắc thay thế như sau: một môn nào có tên tương ứng với phím X có thể thay bằng: - Hai môn có tên ghi trên 2 phím kề với phím X ở phía trên, hoặc - Hai môn có tên ghi trên 2 phím kề với phím X ở phía dưới, hoặc - Hai môn có tên ghi trên 2 phím kề với phím X, một ở phí trên, một ở phía dưới và chéo nhau. - Để được cấp bằng chứng nhận học viên phải nhận được đủ chứng chỉ (hay nhóm chứng chỉ tương đương) cho từng môn của chương trình đào tạo ban đầu và hệ thống quản lý chỉ cho phép học viên học các môn tương đương với môn đang phải học theo chương trình và không thay đổi trình tự trước sau các môn học đã xác định trong chương trình đào tạo ban đầu. Có những môn không thể thay thế được (ví dụ môn Q) hoặc có ít cách thay thế hơn (như môn L) chỉ có một cách thay thế bằng OP). Nếu với môn đang phải học, học viên đã nhận được chứng chỉ trước đó thông qua việc đã học các môn tương đương thì học viên không phải học lại môn này. Ví dụ: - Nếu trong quá trình học, học viên đã nhận được chứng chỉ các môn S, D hoặc Z, E, D hoặc W, E, D hoặc S, E, C hoặc W, E, R thì coi như đã nhận được chứng chỉ môn X. Hai cách học gọi là khác nhau, nếu có ít nhất một môn trong cách học thứ nhất không có trong cách học thứ hai hoặc ngược lại. Ví dụ: - Chương trình gồm chỉ một môn S có thể thay thế bằng WE, hoặc ZX, hoặc WX, hoặc ZE; - Nếu chương trình là AL thì có 6 cách học: AL, QWL, QZL, AOP, QWOP, QZOP; - Nếu chương trình là AQL thì có hai cách học: AQL, AQOP; Yêu cầu: cho chương trình học P là một xâu không quá 10 ký tự tên môn. Dữ liệu: vào từ file văn bản EDU.INP gồm một dòng chứa xâu P. Kết quả: đưa ra trong xâu văn bản EDU.OUT số nguyên - số cách học lấy chứng chỉ. Ví dụ: EDU.INP AL EDU.OUT 6 . Đề thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia Lớp 12 2001 - 2002 Ngày thi 12/ 03 /2002 - Bảng A Bài 1. Ký tự đại diện Trong nhiều hệ điều hành người. trước đó thông qua việc đã học các môn tương đương thì học viên không phải học lại môn này. Ví dụ: - Nếu trong quá trình học, học viên đã nhận được chứng chỉ các môn S, D hoặc Z, E, D hoặc W,. môn của chương trình đào tạo ban đầu và hệ thống quản lý chỉ cho phép học viên học các môn tương đương với môn đang phải học theo chương trình và không thay đổi trình tự trước sau các môn học

Ngày đăng: 05/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w