1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de hot cua truong am day

2 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 114 KB

Nội dung

Hà Nội ra tay 'cứu' hồ, ao đang bị bức tử Cập nhật lúc 19:44, Thứ Tư, 20/01/2010 (GMT+7) , - Hà Nội thời gian tới sẽ rà soát khu vực Đầm Hồng; đào vét lại những phần đã bị lấn, lấp tại nhiều hồ khác và cải tạo 45 hồ chưa từng có dự án Trao đổi với VietNamNet chiều 20/1, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định chủ trương khi cải tạo các hồ trên địa bàn Thủ đô sẽ bao gồm cả nội dung nạo vét, xúc, đào lại, đảm bảo giữ diện tích hồ đúng như qui hoạch. "Lâu nay Thành phố vẫn chỉ đạo không được lấp ao, hồ và giao chính quyền địa phương chống tái lấn chiếm. Tinh thần chung là phải triệt để bảo vệ hồ, tôn tạo. Phải có lộ trình, ngay một lúc chưa thể làm hết được nhưng trước mắt ưu tiên các hồ tại nội thành, quận, huyện liền kề và trong các khu đô thị mới" - Bí thư nói. "Tôi tin con số thực lớn hơn rất nhiều" Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Đỗ Xuân Anh tại hội nghị giới thiệu đề án và công tác xã hội hóa cải tạo môi trường các hồ nội thành Thủ đô chiều 20/1 đã đưa ra con số "hiện nay trên địa bàn 10 quận nội thành Hà Nội có khoảng 111 hồ, ao với tổng diện tích khoảng 1.165ha". Những hồ chưa bao giờ được cải tạo tại Thủ đô giờ đây được "động đến". Trong đó, 46 hồ đã được cải tạo kè đá và 65 hồ khác chưa được cải tạo. Với những hồ đã được cải tạo, cũng mới chỉ 15 hồ cải tạo đồng bộ nạo vét, kè mái, làm đường dạo, xây hệ thống thoát nước mưa, nước thải, trồng cây xanh, chiếu sáng Trong những hồ chưa được cải tạo, 21 hồ đã có dự án đầu tư, đang triển khai và 44 hồ chưa từng được lập dự án bao giờ! Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho rằng "con số thực còn lớn hơn rất nhiều" và trên đây chỉ là những hồ, ao được đưa vào danh mục qui phạm mà thôi! Đó là mới xét trong nội thành và các quận, huyện liền kề, còn nếu mở rộng ra khu vực mới hợp nhất với Thủ đô thì còn rất nhiều ao, hồ, đầm chưa được tính đếm. Ông nhấn mạnh: "Thành phố Hà Nội có một nhiệm vụ đã, đang làm nhưng chúng tôi tự nhận thấy là làm chưa hết, đó là bảo vệ, tôn tạo các hồ nước. Thời gian qua, với nguồn vốn ngân sách và một phần vốn vay, Hà Nội mới tập trung cải tạo một số hồ lớn như hồ Tây, hồ Gươm, hồ Bảy Mẫu còn lại tới 44 hồ đến nay vẫn chưa có dự án cải tạo". Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phân tích: ngay cả những hồ đã được cải tạo thì cũng 2/3 số đó là thiếu đồng bộ, hồ thì kè chưa nạo vét, hồ thì nạo vét chưa kè, hồ có đường dạo hồ không "Quản lý lỏng lẻo nên hồ ao tại Hà Nội bị lấn chiếm nhiều, mất cảnh quan, méo mó, ô nhiễm " - ông Thảo nói. Để khắc phục, thiết thực nhất trong qui hoạch cũng như thực tế lúc này, hướng tới Đại lễ nghìn năm không chỉ là bảo tồn phố cũ mà còn phải bảo vệ cả hồ, ao nữa. Chính vì lẽ đó, lãnh đạo Thủ đô công khai kêu gọi xã hội hóa cải tạo 44 hồ trước nay chưa có dự án và cam kết sẽ cùng các doanh nghiệp "đồng hành" trong vấn đề cải tạo hồ trên địa bàn Hà Nội. Có ngay 296 tỉ đồng trong một buổi chiều! Theo Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, để có thể cải tạo 44 hồ (kể trên) cùng 1 hồ tại Sơn Tây cần tổng mức đầu tư 1.881 tỉ đồng - khoản tiền mà ngân sách Thành phố lúc này chưa thể đáp ứng đủ. "Có thể không phải hồ nào cũng kè, cũng làm đường xung quanh mà chỉ ta-luy, chống lấn chiếm, làm hệ thống thoát nước - thế cũng đã tốt lắm!" - ông Sửu nêu ý kiến, đồng thời nhìn nhận rõ ràng các doanh nghiệp khó có thể bỏ vốn ra cải tạo hồ mà không biết thu lại bằng hình thức gì. Hà Nội chính thức mở cuộc kêu gọi các nguồn lực trong toàn xã hội cải tạo hồ, ao (Ảnh: H.H). Tuy nhiên, ngay trong hội nghị chiều 20/1 tại trụ sở UBND TP, sau khi Hà Nôi có lời kêu gọi cải tạo hồ, các doanh nghiệp có mặt đã trực tiếp đăng ký ủng hộ Thành phố và cả "gián tiếp" tổng cộng 296 tỉ đồng. Phó Chủ tịch Phí Thái Bình cho biết đó mới là "cộng nhanh" (chưa đầy đủ) và Thành phố vẫn "mở cửa" đón nhận trong những ngày tiếp theo. Ngoài ra, cũng trong chiều 20/1, nhiều hồ Hà Nội đã được các doanh nghiệp đăng ký cải tạo với tổng vốn đầu tư khoảng 430 tỉ đồng. Bí thư Thành ủy Hà Nội hoan nghênh các doanh nghiệp đăng ký cải tạo cũng như ủng hộ cải tạo hồ (kể trên), khẳng định cho dù các dự án cải tạo hồ này hoàn thành trước hay sau Đại lễ nghìn năm thì cũng được coi là "công trình nghìn năm", gắn biển vàng ghi danh. Về phía UBND TP, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo giao Sở Xây dựng là đầu mối "công cuộc cải tạo hồ" này, Sở Qui hoạch - Kiến trúc phải đảm bảo công tác qui hoạch hồ luôn đi trước và khả thi. "Không thể cả một làng 800 hộ bôi một màu xanh, di dời hết! Phải tính toán qui hoạch sao cho vẫn có mặt nước, cây xanh, người dân vẫn được tái định cư tại chỗ để được hưởng không gian ấy!" - ông Thảo nói và nêu ví dụ vừa qua qui hoạch hồ Ba Mẫu cũng đã phải rà soát, sắp tới sẽ là Đầm Hồng. Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh: "Đầm Hồng cũng phải được rà soát qui hoạch để vẫn có không gian xanh, mặt nước, hồ điều hòa nhưng vẫn phải đảm bảo không gian sống của người dân". Trong thời gian vừa qua, VietNamNet đã đưa rất nhiều tin, bài về vấn đề ao, hồ Hà Nội bị lấn chiếm, san lấp, xẻ thịt với tốc độ chóng mặt: Mời bạn đọc cùng theo dõi lại chuyên đề Hồ Hà Nội đang biến mất được đăng tải đầy đủ trên báo VietNamNet. . có dự án và cam kết sẽ cùng các doanh nghiệp "đồng hành" trong vấn đề cải tạo hồ trên địa bàn Hà Nội. Có ngay 296 tỉ đồng trong một buổi chiều! Theo Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư. những phần đã bị lấn, lấp tại nhiều hồ khác và cải tạo 45 hồ chưa từng có dự án Trao đổi với VietNamNet chiều 20/1, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định chủ trương khi cải tạo các. điều hòa nhưng vẫn phải đảm bảo không gian sống của người dân". Trong thời gian vừa qua, VietNamNet đã đưa rất nhiều tin, bài về vấn đề ao, hồ Hà Nội bị lấn chiếm, san lấp, xẻ thịt với tốc

Ngày đăng: 05/07/2014, 20:00

w