BỆNH HỌC TẠNG TÂM - TIỂU TRƯỜNG - TÂM BÀO - TAM TIÊU (Kỳ 4) D. CHỨC NĂNG SINH LÝ PHỦ TAM TIÊU 1. Đại cương: - Chữ Tiêu có nghĩa là cháy khét, nhưng nó lại đứng trước chữ Tam, nên ý nghĩa là đứng đầu, là to lớn như chữ Nguyên. Cho nên nói Tam tiêu phân ra Thượng tiêu, Trung tiêu và hạ tiêu. Mỗi tiêu có một đường khí đạo cũng giống như Tam Nguyên là Thiên, Địa, Nhân, mỗi ngôi có 1 nguyên khí. - Chữ Tiêu ngày xưa có ý nghĩa là màng mỡ. Tam Tiêu chính là màng mỡ khắp trên cơ thể con người, là con đường hành thủy (Thương hàn luận). - Nội kinh viết: “Tam tiêu là quan năng khai ngòi nước, thủy đạo xuất ra từ đây”. Như vậy, Tam tiêu chủ về khí đạo, ví như 1 vị quan trông coi điều khiển việc khơi xẻ đường thủy đạo cho lưu thông (Quyết độc chi quan) vì không có khí thì thủy không hóa, và Tam tiêu cũng là con đường vận hành nước trong cơ thể con người. Chương 31, sách Nạn kinh viết: “Tam tiêu là đường lối của thức ăn, là chỗ khí luân chuyển đi về” đã nói lên chức năng của Tam tiêu là đưa khí huyết tân dịch của thức ăn đi chu lưu khắp da dẻ và tạng phủ. Thiên Ngũ lung tân dịch biệt luận, sách Linh khu viết: “Đồ ăn có 5 vị vào miệng đều dồn vào bể chứa của nó, tân dịch được tạo ra và theo đường lối riêng, Tam tiêu đưa khí ra làm ấm áp bắp thịt, tân dịch ra nuôi dưỡng bì phu…”. Thiên bản thần, sách Linh khu lại nói: “Tam tiêu là phủ trung độc (chỗ hội tụ của đường nước) đường nước do đó mà ra, thuộc với Bàng quang”. Vậy tóm lại, Tam tiêu là đường nguyên khí phân bổ thức ăn, uống chuyển hóa ra vào, chủ khí, chủ thủy coi toàn bộ hoạt động khí hóa trong cơ thể con người. Tam tiêu có 2 công năng chính: - Chủ trì các khí, lưu thông khí huyết tân dịch. - Thông điều đường nước. 2. Phân biệt bộ vị của Tam tiêu và công năng của mỗi bộ vị. Thiên Dinh vệ sinh hội, sách Linh khu phân cơ thể ra: - Thượng tiêu: từ miệng trên của Vị (bí môn) đến dưới lưỡi; bao gồm cả bộ phận lồng ngực và 2 tạng Tâm Phế. - Trung tiêu: từ miệng trên của Vị (bí môn) đến miệng dưới của Vị (u môn) bao gồm cả bộ phận bụng trên và Tỳ Vị đều thuộc phạm vi của Trung tiêu. - Hạ tiêu: từ miệng dưới của Vị xuống đến tiền âm, hậu âm; bao gồm cả bộ phận bụng dưới, Can, Thận, Đại tiểu trường, Bàng quang đều thuộc phạm vi của hạ tiêu. Điều 31, sách Nạn kinh viết: “Thượng tiêu từ dưới lưỡi xuống đến cách mô ngang chỗ miệng trên của Vị, chủ nạp mà không chủ xuất, Trung Tiêu là ngang giữa trung quản của Vị, không cao không thấp, chủ việc ngấu nhừ thức ăn. Hạ tiêu ngang với miệng trên của bàng quang, chủ xuất mà không chủ nạp để truyền tống cặn bã”. * Thượng tiêu: Thiên Dinh vệ, sách Linh khu viết: “Thượng tiêu như sương mù…”. Nói sương mù là hình dung Thượng tiêu nhiều khí. Thiên Quyết khí, sách Linh khu viết: “Thượng tiêu phân bổ khí ngũ cốc đi khắp nơi làm ấm da dẻ, nuôi thân thể, mượt tóc như sương mù rơi xuống gọi là khí”. Sách Trương thị loại kinh giải thích: “Tỳ tán tinh khí ra, khí ấy như sương mù và quy về Phế, nên nói Thượng tiêu như sương mù”. Chính vì Thượng tiêu đưa khí đi khắp toàn thân mà có tác dụng làm ấm ngoài da, mượt lông tóc, vì thế phần cơ biểu được dinh dưỡng và do đó phát sinh được công năng bảo vệ ở ngoài (gọi là Vệ khí). Nếu cơ năng của Thượng tiêu mất bình thường, sự phân bố bị trở ngại, da dẻ không được sự ôn nhuận của Vệ khí, lỗ chân lông mở đóng không thuận lợi sẽ sinh ra hiện tượng rét run phát nóng. Ngoài ra Thượng tiêu còn có công năng chủ việc thu nạp. Nạp bao gồm thu nhận cả hô hấp và ăn uống, bởi vì Vị chủ việc tiếp nạp đồ ăn không để nôn ra ngoài, Phế chủ việc hô hấp. Cả 2 tạng phủ ấy đều khai khiếu ở Thượng tiêu cho nên nói Thượng tiêu có công dụng chủ việc thu nạp. * Trung tiêu: Thiên Dinh vệ sinh hội , sách Linh khu nói: “Trung tiêu như bọt nước sủi lên”. Bọt nước sủi lên là chỉ vào trạng thái hóa sinh của Tỳ Vị. Bởi vì, nhìn vào phạm vi của Trung tiêu và công năng của Tạng phủ ở trong đó thì chủ yếu là vận hóa thủy cốc và chưng bốc khí huyết tân dịch để nuôi dưỡng khắp toàn thân. Trong quá trình ấy, động lực của 1 loạt hoạt động hóa sinh, trừ công năng của Tỳ Vị ở Trung tiêu ra, thì hạ tiêu cũng góp 1 phần tác dụng nhất định trong đó. Chức năng Trung tiêu bao gồm: thu nạp cốc khí, lọc cặn bã, chưng tân dịch, làm thành tinh hoa đưa lên Phế mạch biến hóa ra sắc đỏ gọi là Huyết. Tác dụng của Trung tiêu chủ yếu là hóa thủy cốc thành ra khí huyết tân dịch, là chất có đủ tác dụng dinh dưỡng. Sở dĩ gọi như bọt nước sủi lên là muốn nói đến hoạt động sinh lý như làm chín thức ăn uống, chưng hóa tân dịch, tiếp thu tinh khí của thủy cốc, hóa sinh ra khí. . BỆNH HỌC TẠNG TÂM - TIỂU TRƯỜNG - TÂM BÀO - TAM TIÊU (Kỳ 4) D. CHỨC NĂNG SINH LÝ PHỦ TAM TIÊU 1. Đại cương: - Chữ Tiêu có nghĩa là cháy khét, nhưng nó lại đứng trước chữ Tam, nên. Nguyên. Cho nên nói Tam tiêu phân ra Thượng tiêu, Trung tiêu và hạ tiêu. Mỗi tiêu có một đường khí đạo cũng giống như Tam Nguyên là Thiên, Địa, Nhân, mỗi ngôi có 1 nguyên khí. - Chữ Tiêu ngày xưa. lồng ngực và 2 tạng Tâm Phế. - Trung tiêu: từ miệng trên của Vị (bí môn) đến miệng dưới của Vị (u môn) bao gồm cả bộ phận bụng trên và Tỳ Vị đều thuộc phạm vi của Trung tiêu. - Hạ tiêu: từ miệng