BỆNH HỌC CAN - ĐỞM (Kỳ 1) I. NHẮC LẠI NHỮNG CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG CAN VÀ PHỦ ĐỞM * Theo Kinh Dịch, tạng Can ứng với quẻ Chấn của Hậu thiên bát quái. - Tượng của quẻ Chấn là tiếng sấm sét, báo hiệu sự xuất hiện của vạn vật, của sự sống. - Là báo hiệu sự đánh thức, khẳng định mùa đông đi qua, mùa xuân tới với sự sống bắt đầu. Do đó, tạng Can chủ về mùa xuân, mùa mà vạn vật trỗi dậy, cây cỏ bắt đầu xanh tươi, chủ vệ mộc, chủ về sự sinh. Vì tạng Thận (ứng với quẻ Khảm) thuộc Thủy, là nguồn gốc của sự sống cho nên Thận Thủy hàm dưỡng Can Mộc. - Quẻ tượng trưng cho sấm sét, làm chấn động mọi vật, mọi loài. Do đó, Can chủ thịnh nộ. - Mọi vật, mọi loài đều xuất ra ở Chấn. Do đó, Can chủ sự khởi động, chủ sự vận động. Vì thế trong châu thân, phần cân do Can làm chủ. - Sấm sét và gió là hiện tượng tự nhiên của trời đất. Người xưa cho rằng sấm sét khởi động rồi thì gió sẽ trỗi lên. Do đó Can chủ sinh phong. Gió đến thì xua tan mây mù, băng giá và kết thúc bằng trời quang mây tạnh, làm cho sự vật hoạt động đạt đến cái tốt đẹp nhất. Ứng với trong cơ thể con người, Can làm cho mọi hoạt động của các tạng, phủ, khí, huyết… đạt đến cái cần đến, cái tốt đẹp của nó. Vì thế, người xưa quy nạp chức năng sơ tiết thuộc vào Can, do Can làm chủ. * Theo Kinh Dịch, phủ Đởm ứng với quẻ Tốn của Hậu thiên bát quái. Quẻ được giải thích như sau: - Tượng của quẻ Tốn là gió. Gió và sấm sét là hiện tượng tự nhiên cùng xuất hiện. Sấm sét tượng cho quẻ Chấn (ứng với tạng Can). Do đó, người xưa cho là Can Đởm có quan hệ với nhau. - Gió đến xua tan mây mù băng giá, làm cho mọi hoạt động đều suôn sẻ, tốt đẹp. Do đó, như đã bàn ở tạng Can (quẻ Chấn), Can và Đởm còn chủ sự sơ tiết. A. CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG CAN 1. Can chủ sơ tiết Can có tác dụng thăng phát (sơ), thấu tiết (tiết), chịu trách nhiệm về sự điều đạt khí cơ của bệnh nhân. Chức năng sinh lý này của tạng Can có ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng tâm sinh lý của cơ thể. Chức năng sơ tiết của Can nếu thông sướng điều đạt thì tâm trạng sảng khoái, người thấy nhẹ thênh. Còn ngược lại, khi chức năng này bị rối loạn, người bệnh cảm thấy bực dọc, dễ nổi giận, dễ cáu gắt. 2. Can tàng huyết Can có công năng dự trữ huyết dịch và điều tiết huyết lượng. Khi hoạt động thì huyết do Can tàng trữ được đem cung ứng cho các tổ chức khí quan có nhu cầu. Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi thì huyết dịch lại trở về trú ở Can tạng. Do đó khi rối loạn chức năng này thì sẽ xuất hiện triệu chứng ngủ khó, xuất huyết. 3. Can chủ cân, tinh ba của nó thể hiện ở móng tay, móng chân Chức năng này của can chi phối toàn bộ vận động của cơ thể, có liên quan đến vận động của cơ, xương, khớp… cân lại dựa vào sự dinh dưỡng của huyết do Can mang lại. Chức năng này của Can khi bị rối loạn. - Có thể do Can huyết không đủ, không hàm dưỡng được cân thì xuất hiện các triệu chứng đau ở gân, co duỗi khó khăn cũng như co cứng co quắp. - Ngược lại nếu Can khí thực thì sinh chứng có giật, động kinh. Móng tay, móng chân là phần dư của cân, có quan hệ mật thiết với Can khí, Can huyết. Can huyết sung túc thì móng tay, móng chân nhuận, cứng, đỏ, đẹp. Nếu Can huyết không đầy đủ thời móng tay, móng chân khô, mềm yếu, dễ gãy. 4. Can khai khiếu ra mắt Can bệnh thường ảnh hưởng tới mắt. Can hư thì thị lực giảm, thong manh, quáng gà. Can hỏa bốc lên thì đỏ mắt, mắt nhặm. 5. Can chủ mưu lự (Can giả, tướng quân chi quan, mưu lự xuất yên) Trong cơ thể, Can tạng giống như vị tướng lĩnh thống xuất quân đội, phát huy mưu trí, vạch ra sách lược. Chức năng này của Can có liên quan đến trạng thái tinh thần của cơ thể. Can khí đầy đủ thì suy nghĩ chín chắn, phán đoán sự việc chính xác. Bệnh của Can làm người bệnh khó tập trung suy nghĩ, phán đoán thiếu chính xác. 6. Nộ khí thương can Trạng thái giận dữ làm hại đến công năng hoạt động của Can. Ngược lại, Can bị bệnh người bệnh hay giận, dễ cáu gắt. 7. Vùng cơ thể có liên quan đến tạng Can Do đường kinh Can có đi qua những vùng hông sườn, bộ phận sinh dục, đỉnh đầu nên trong bệnh lý tạng Can thường hay xuất hiện những triệu chứng đau vùng hông sườn, đau đầu vùng đỉnh, bệnh lý ở bộ sinh dục như đau bụng kinh, bế kinh… . BỆNH HỌC CAN - ĐỞM (Kỳ 1) I. NHẮC LẠI NHỮNG CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG CAN VÀ PHỦ ĐỞM * Theo Kinh Dịch, tạng Can ứng với quẻ Chấn của Hậu thiên bát quái. - Tượng của quẻ Chấn. tạng Can) . Do đó, người xưa cho là Can Đởm có quan hệ với nhau. - Gió đến xua tan mây mù băng giá, làm cho mọi hoạt động đều suôn sẻ, tốt đẹp. Do đó, như đã bàn ở tạng Can (quẻ Chấn), Can và Đởm. Nếu Can huyết không đầy đủ thời móng tay, móng chân khô, mềm yếu, dễ gãy. 4. Can khai khiếu ra mắt Can bệnh thường ảnh hưởng tới mắt. Can hư thì thị lực giảm, thong manh, quáng gà. Can hỏa