Sợ “chuột” và quên bài Buổi đầu tiên đến lớp, cô Cần, 60 tuổi, giáo viên về hưu, cứ lóng nga lóng ngóng không biết làm gì với cái máy tính to đùng. Nhè nhẹ chạm tay vào con chuột máy tính, cô luống cuống không biết đặt tay thế nào cho đúng, lỡ “nó” hư thì chết! Một trong những thao tác đầu tiên cô phải học là nhấp đôi chuột trái và di chuyển chuột cho thành thạo. Mất đến 10 phút, mấy ngón tay cứng đơ vì tuổi tác mới chịu “nghe” lời. Nói thì đơn giản nhưng thực tế các cụ thường quên bài. Chứng kiến hình ảnh cụ ông Lê Văn Lãng, 82 tuổi, cứ ngồi tần ngần mãi mà không biết làm sao để vào trang web nhạc Trịnh Công Sơn, vào được rồi thì lại không biết cách thoát ra, mới thấy phải cố gắng lắm, các cụ mới đuổi kịp con cháu trong cuộc chiến công nghệ. Điểm chung của lớp học là các cụ ông, cụ bà đều lớn tuổi, mắt mờ nên phải nhìn thật sát vào màn hình, lần mò tìm từng chữ cái rồi cứ thế mà “nhất dương chỉ”. Có cụ vô tình vào trúng trang web thời trang áo tắm, cuống cuồng tắt mà không biết phải nhấn nút nào. Để tuổi già không bị bỏ quên Vui là cảm giác chung của các cụ khi lên lớp học. Được tiếp cận điều mới lạ nên cụ nào cũng thích dù rằng nhu cầu dùng Internet của mỗi cụ hoàn toàn khác nhau. Cô Cần, học để có thể chat với đứa con đang ở nước ngoài, gửi thư điện tử cho con cho đỡ nhớ. Cụ Lãng học để đọc tài liệu bằng tiếng Pháp. Cụ Phúc Tiến lại học để tìm tư liệu bổ sung cho nghề y của cụ. Cô Hạnh, 58 tuổi, đã khiến cho cả lớp ngạc nhiên khi “trình diễn” màn gõ 10 ngón mà không cần nhìn bàn phím. Thấy cụm từ “www” lạ lạ, cô Hạnh hỏi thầy giáo để “mai mốt Rồng Vàng hỏi thì biết trả lời”. Chính vì vui, vì tiện nên các cụ truyền tai nhau đến học. Nhiều cụ học xong còn “ét” nick của các thầy cô vào Yahoo! Messenger để chat. Từ khi học được cách sử dụng Internet, các cụ tìm thấy niềm vui, hiểu và gần con cháu, nên các cụ thấy yêu đời hơn hẳn. Khoảng cách không gian và thời gian đối với các cụ bây giờ chỉ còn là một cái nhấp chuột! Bác Thuần, học qua 2 lớp Internet tại trung tâm, ra chiều đắc ý: “Tôi thấy đây là một sân chơi trí tuệ, giúp người già ngăn ngừa được bệnh giảm trí nhớ nên rất thích”. Thậm chí, bác còn Lớp học vi tính của người cao tuổi vận dụng kiến thức đã học chuẩn bị “ra lò” cái blog “congtuhodinh” (công tử họ Đinh)! Người khởi xướng đề án “Internet cho người cao tuổi” - chị Trần Mai Trinh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế - Viện Kinh tế TPHCM, cho biết: “Lên mạng sẽ giúp người già có thêm niềm vui và vơi bớt nỗi lo cho con cháu”. Luyện chữ “nhẫn”! Người học đã khổ, người dạy còn khổ hơn vì dạy cho người già rất kỳ công. Thầy Nguyễn Phúc Thịnh, 22 tuổi, phải nói đi nói lại để nhắc bài cho các cụ, lại phải thật mềm mỏng vì sợ các cụ giận. Cụ nào “chậm” thì thầy cô xuống tận nơi cầm tay chỉ dẫn. Anh bật mí: “Tôi dạy các bác sử dụng Internet, cũng nhờ các bác, tôi luyện được tính kiên nhẫn”. Còn chàng sinh viên năm 4 ĐH Kinh tế Lê Hồng Sến thì cho biết các cụ chưa có khái niệm nào về Internet nên không thể dùng từ chuyên môn khi dạy. Dễ nhất là dùng biện pháp so sánh: hộp thư Yahoo! giống như hộp thư trước nhà, mật khẩu là chìa khóa, nút “next” là đi tới, nút “back” là đi lùi Đến lớp học được thầy cô chỉ dẫn tận tình, lại cùng cảnh “mù mờ công nghệ” nên các bác cũng cởi mở hơn. Cụ ông Phúc Tiến, 77 tuổi và cụ bà Minh Loan, 74 tuổi, dù vợ chồng cụ có 2 người con dạy tin học ở ĐH Bách khoa TPHCM nhưng hai cụ lại dắt nhau đến trung tâm này “xóa mù” Internet. Cụ bộc bạch: “Chúng nó không có thời gian, vả lại chúng nó nói nhanh lắm, đến đây thầy dạy chậm mới hiểu”. Rốt cục, các cụ muốn học mà “lực bất tòng tâm”. Vả lại, theo lời của nhiều cụ, bọn trẻ bây giờ không đủ kiên nhẫn để phổ cập cho những cái đầu đã lão hóa. Ánh Nguyệt IBM cũng tặng phần mềm văn phòng miễn phí - 19/9/2007 6h:9 Trong cùng một ngày, Microsoft phải liên tiếp đón nhận "hung tin". Đầu tin là việc thất bại trước Ủy ban châu Âu trong vụ kiện chống độc quyền, kế đến là việc Google phát hành đối thủ của PowerPoint và cuối cùng là một dự án đầy tham vọng của IBM. Sẽ không ngoa nếu gọi đây là dự án tham vọng nhất của IBM trong vài năm trở lại đây, đồng thời cũng là đối thủ đáng gờm nhất cho vị thế thống trị của Microsoft trên địa hạt phần mềm PC. Theo đó, IBM sẽ cung cấp MIỄN PHÍ các ứng dụng xử lý văn bản, bảng tính và presentation. Nhắm thẳng Office Nếu không có gì thay đổi, IBM sẽ công bố bộ phần mềm desktop Lotus Symphony trong một buổi event tổ chức vào đêm nay tại New York. Người dùng khắp thế giới sẽ có thể truy cập vào website chính thức của hãng và download miễn phí về máy tính để sử dụng. Trước Lotus Symphony, nhiều ứng dụng độc quyền mang nhãn hiệu Lotus của IBM đã cạnh tranh quyết liệt với Microsoft, điển hình là email, tin nhắn IM và hợp tác - làm việc nhóm. Tuy nhiên, Symphony là sự lựa chọn miễn phí nhắm thẳng vào Office, một trong hai cần câu tiền chủ lực của Microsoft. Cùng với Google Docs, Symphony hẳn sẽ gây nên vô vàn sóng gió cho Gã khổng lồ phần mềm trong thời gian tới. Đầu những năm 90, IBM đã thất bại trong một chiến dịch cạnh tranh trực diện với Microsoft trên sân chơi phần mềm PC, khi cả hệ điều hành OS/2 lẫn bộ phần mềm văn phòng SmartSuite đều bị đánh bạt. Hướng tiếp cận khác Nhưng lần này thì IBM đã áp dụng một hướng tiếp cận khác. Lotus Symphony là phiên bản của bộ phần mềm nguồn mở OpenOffice.org. Mã gốc có xuất xứ từ một công ty của Đức có tên Star Division (đã được Sun MicroSystems mua lại vào năm 1999). Sau này, Sun có dựa trên mã gốc đó để phát triển thành StarOffice, một dự án nguồn mở riêng. Tuần trước, IBM tuyên bố sẽ "góp" 35 lập trình viên xuất sắc cho dự án OpenOffice. Các lập trình viên này đều làm việc toàn thời gian cho dự án, với sự hậu thuẫn nguồn lực, vật lực lớn nhất từ IBM. Trên thực tế, OpenOffice.org chưa bao giờ gây được nhiều sức ép cho Microsoft Office, nhưng IBM, với quy mô và uy tín của một đại gia, hoàn toàn đủ sức xoay chuyển tình thế. "IBM nhảy vào cuộc. Những sản phẩm do IBM chống lưng, với nhãn hiệu IBM gắn bên trên và dịch vụ IBM theo kèm đó là một cú hích lớn cho nguồn mở trên địa hạt desktop", nhà phân tích Mellisa Webster của IDC cho biết. "Không hoàn toàn tương thích" Các quan chức của IBM thì so sánh nước cờ này với việc hãng từng ra mặt ủng hộ Linux trước đây. Năm 2000, IBM tuyên bố sẽ "hậu thuẫn tích cực cho IBM trên cả 3 phương diện: con người, marketing và vốn đầu tư". Sự ủng hộ từ IBM đã giúp Linux trở thành một công nghệ có máu mặt trong lĩnh vực máy chủ và máy tính tập đoàn, cạnh tranh ngang ngửa với Windows Server. IBM nhận định rằng xu hướng của phần mềm trong thời gian tới là nguồn mở hóa và chuẩn hóa. Thật ra, quan điểm này không khác với Microsoft là bao, nhưng gã khổng lồ phần mềm lại thất bại trong việc xin chứng chỉ ISO cho định dạng nguồn mở riêng là Office Open XML. Trong khi ấy, định dạng tài liệu OpenDocument do IBM, Google, Sun và một số hãng khác phát triển lại được ISO thông qua hồi năm ngoái. Tuy Lotus Symphony có hỗ trợ cả Microsoft Office lẫn OpenDocument nhưng giới phân tích nhấn mạnh rằng sự tương thích "không phải là hoàn toàn". Có nghĩa là phần mềm của Symphony có thể dễ dàng phiên dịch một từ trong tài liệu Microsoft Word, nhưng font và định dạng rất có thể sẽ biến mất. Trọng Cầm Google Docs có thêm công cụ trình diễn - 18/9/2007 14h:11 Google Inc hôm nay (18/9) chính thức bổ sung thêm công cụ trình diễn (presentation) cho gói phần mềm văn phòng trực tuyến, tiếp tục thể hiện nỗ lực cạnh tranh với Microsoft. Tương tự như Microsoft PowerPoint, phần mềm trình diễn trực tuyến của Google cũng cho phép người dùng có thể tạo ra và trang điểm cho các trang slide bằng văn bản hoặc hình ảnh đồ hoạ. Cách đây 5 tháng giám đốc điều hành Google Eric Schmidt đã công bố hãng chuẩn bị bổ sung thêm công cụ trình diễn cho gói phần mềm trực tuyến. Song phải đến hôm nay tuyên bố đó mới thành hiện thực. Error! Như vậy, đến thời điểm này gói phần mềm văn phòng trực tuyến của Google đã có đầy đủ công cụ xử lý văn bản, bảng tình, lập lịch, và quản lý ứng dụng, hoàn toàn tương tự như những chức năng mà gói phần mềm Office nổi tiếng của Microsoft đang sở hữu. Phần mềm của Google có hai phiên bản khác. Một phiên bản miễn phí và một phiên bản thương mại có mức phí sử dụng khoảng 50 USD một năm. Và cho đến nay lãnh đạo của Google đã thừa nhận gói phần mềm của hãng nhắm mục tiêu đến cạnh tranh với phần mềm của Microsoft. Hoàng Dũng Sử dụng Disk Defragmenter trong Windows Vista - 14/9/2007 10h:16 Disk Defragmenter là một trong những ứng dụng đã có chút thay đổi trong Windows Vista so với phiên bản XP trước đây. Không như các ứng dụng khác đã được thay đổi khác, Disk Defragmenter trong Vista được thiết kế đơn giản hơn nhiều. Bạn không cần vào quá nhiều menu hay thấy quá nhiều màu sắc hiển thị khi dữ liệu được sắp xếp lại trên ổ cứng. Ứng dụng bây giờ chỉ đơn giản rút gọn ở 2 tùy chọn "Defragment now" và "Modify schedule". Một số người vẫn muốn sử dụng giao diện và các tính năng cấu hình cũ, trong khi đó một số khác lại sẵn sàng đón nhận sự thay đổi đáng kể này. Nhưng có một điều chắc chắn là: làm việc trên Disk Defragmenter mới dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Trong bài này, tôi sẽ hướng dẫn cách làm việc với giao diện mới và những tùy chọn mà nó cho phép. Bạn có thể cũng sẽ tự nhận thấy nó dễ dàng sử dụng như thế nào khi bắt tay vào thực hành. Để mở Disk Defragmenter, vào menu Start -> All Programs -> Accessories -> System Tools. Error! Như đã nói ở trên, ứng dụng này giờ chỉ còn hai tùy chọn: "Modify Schedule" và "Defragment now". Error! . tình, lại cùng cảnh “mù mờ công nghệ nên các bác cũng cởi mở hơn. Cụ ông Phúc Tiến, 77 tuổi và cụ bà Minh Loan, 74 tuổi, dù vợ chồng cụ có 2 người con dạy tin học ở ĐH Bách khoa TPHCM nhưng. phí - 19/9/2007 6h:9 Trong cùng một ngày, Microsoft phải liên tiếp đón nhận "hung tin& quot;. Đầu tin là việc thất bại trước Ủy ban châu Âu trong vụ kiện chống độc quyền, kế đến là việc. tích cực cho IBM trên cả 3 phương diện: con người, marketing và vốn đầu tư". Sự ủng hộ từ IBM đã giúp Linux trở thành một công nghệ có máu mặt trong lĩnh vực máy chủ và máy tính tập