1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tuần Báo TIN HỌC-Công Nghệ Thông Tin part 128 potx

6 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

thứ 4 này trên mỗi nhân kết hợp với tập mã mới thông minh hơn (nhóm các tập lệnh phổ biến lại thành một tập lệnh), cho phép Core 2 Duo chạy nhanh hơn Pentium D cho dù Pentium D có xung cao hơn. Bộ đệm cache L2 đến 4MB bảo đảm cung cấp dữ liệu để BXL luôn làm việc ở mức tối đa và Intel cũng đã nỗ lực tinh chỉnh các thuật toán nạp trước (prefetching), ưu tiên tối đa cho dữ liệu thích hợp trước khi BXL cần đến. Trong khi hầu hết các BXL 2 nhân cố định dung lượng bộ đệm cho mỗi nhân thì Core 2 Duo cho phép chia sẻ cho toàn bộ 4MB bộ nhớ cache. Và BXL có thể phân phối bộ nhớ cache này giữa các nhân theo nhu cầu. Nếu một nhân phải làm việc "nặng" trong một tác vụ phức tạp thì nó có thể dùng hầu hết 4MB của cache L2 trong khi nhân kia chỉ chạy một tác vụ đơn giản hơn, cần ít bộ đệm hơn. Lời đáp trả của AMD Lần đầu tiên trong suốt những năm vừa qua, BXL Core 2 Duo rõ ràng mang lại cho Intel lợi thế về tốc độ so với AMD. Gần đây, AMD vừa thông báo đợt giảm giá khá mạnh, giảm BXL Athlon 64 FX-62 từ 1031 USD xuống còn 827 USD, trong khi các BXL phổ biến hơn như Athlon 64 X2 4600+ 2,4GHz giảm từ 558 USD xuống còn 240 USD. Và vào cuối năm nay, AMD sẽ công bố 4x4, một nền tảng mới cho phép các hệ thống dùng một cặp BXL 2 nhân cao cấp. Nhưng các ứng dụng và game có thể tận dụng triệt để CPU đa nhân vẫn còn khá hiếm, hơn nữa tốc độ và giá của các hệ thống 4x4 có lẽ sẽ khá cao. Đặc biệt trong tương lai, AMD sẽ mở rộng bus HyperTransport, cho phép các hãng khác thiết kế các bộ đồng xử lý (coprocessor) và bộ tăng tốc (accelerator) chuyên biệt, và "thả” chúng vào bus siêu tốc mà AMD dùng để chuyển dữ liệu giữa CPU, RAM và các thành phần chính khác của hệ thống. Những bộ đồng xử lý như vậy có thể được đóng gói ngay trong CPU cho PC nhiều socket hoặc được thiết kế như là bo mạch mở rộng gắn trên loại khe cắm mới tên là HTX. Sáng kiến này gọi là "Torrenza", sẽ có mặt trước trên máy chủ, vì máy chủ đã có sẵn nhiều socket và có những chip chuyên dụng để tăng tốc các đoạn mã Java hoặc xử lý CSDL. Các ứng dụng cho máy tính để bàn và game vẫn còn khá xa. Mặc dù 4x4 và Torrenza khá thú vị nhưng nó không có ảnh hưởng sâu rộng, mà câu trả lời thực sự của AMD về Core 2 Duo sẽ đến vào năm 2007, khi mà hãng dự kiến sẽ công bố một kiến trúc CPU thế hệ tiếp theo có tên là K8L. Theo AMD, K8L và CPU 4 nhân sẽ tương thích với các bo mạch chủ 4x4. Trong khi đó, cho dù giá cả như thế nào đi nữa thì người dùng PC đòi hỏi cao về tốc độ hiện có một chọn lựa rất thích hợp trong dòng Core 2 Duo. (Theo PCWORLDVN) 15 năm WWW: web ra đời như thế nào? Cập nhật lúc 21h34" , ngày 07/08/2006 Chỉ trong một thời gian ngắn, các trang web đã trở nên phổ biến đến mức mà người ta cảm thấy chúng là nhu cầu không thể thiếu. Dù người ta đã quá quen thuộc với các thuật ngữ trình duyệt và bookmark (đánh dấu trang web), nhưng lịch sử của web thì nhiều người chưa biết rõ. Rất nhiều người biết rằng ông Tim Berners-Lee đã phát minh ra web tại phòng thí nghiệm vật lý Cern ở Geneva. Nhưng chả mấy ai biết được chi tiết về sự phát triển của WWW (world wide web), chủ yếu do quá trình này hiện vẫn chưa được viết lại đầy đủ. Từ số 0 trở thành anh hùng Ngày 6/8/1991 đã trở thành một mốc quan trọng khi những đường liên kết tới những dạng mã lệnh về www được đưa lên nhóm thảo luận alt.hypertext để những người khác có thể tải về và thử nghiệm nó. Và đó chính là ngày mà web phổ biến ra toàn thế giới. Ông Jeff Groff, người đã cộng tác với ông Berners-Lee từ những ngày đầu, cho biết ý đồ phát sinh ra web là nhằm giúp "người dùng sẽ không còn phải đối mặt với những vấn đề kỹ thuật rắc rối nữa". Web chính là lớp phủ nhằm che dấu sự phức tạp ở bên dưới của những dữ liệu và tài liệu được phát sinh trên mạng Internet. Ông Paul Kunz, một nhà khoa học tại Trung tâm Gia tốc tuyến tính Stanford, người đầu tiên thiết lập nên một máy chủ web ngoài châu Âu vào tháng 12- 1991 cho biết, hồi đầu những năm 1990, ý tưởng về việc lấy được dữ liệu lưu trữ trên nhiều máy tính một cách đơn giản như vậy đã tỏ ra rất hấp dẫn. Error! Tim Berners- Lee - Cha đẻ của World Wide Web. Vào thời điểm đó, các máy tính là những hòn đảo về thông tin. Người dùng đăng nhập vào một hệ thống máy tính chỉ có thể truy cập được nguồn tài nguyên nằm trên chiếc máy tính đó. Khi chuyển sang chiếc máy tính khác có nghĩa là họ phải đăng nhập lại và có thể sẽ phải sử dụng một tập lệnh khác để tìm kiếm và thu thập dữ liệu. Và web đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm của ông Kunz ngay sau khi Tim Berners-Lee trình diễn khả năng truy vấn một cơ sở dữ liệu về những tài liệu vật lý được lưu trữ trên một máy chủ IBM. Ông nói: "Tôi biết rõ kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị như thế nào trên màn hình và kết quả được đưa ra trình duyệt web giống hệt như vậy". Máy chủ web mà ông Kunz thiết lập cho phép các nhà vật lý lục lọi trong số 200.000 bản tóm tắt dễ dàng hơn nhiều so với trước đó. Điều này đã chứng tỏ sự hữu ích đến mức các nhà khoa học tại viện Cern đã nhanh chóng chuyển sang tìm kiếm dữ liệu qua trang web Slac mà không dùng tới bản sao trên mạng của họ nữa. Sự chia sẻ của cộng đồng Mặc dù web hấp dẫn các nhà vật lý, nhưng trong những năm đầu chỉ có rất ít người hiểu được tiềm năng của công nghệ này. Ông Kunz cho rằng, lý do chính là do khi đó cũng có rất nhiều công nghệ thực hiện một công việc tương tự. Rất nhiều người lấy về những tài liệu quan trọng bằng dịch vụ FTP và sử dụng Usenet như một phương tiện để tự bày tỏ. Đặc biệt phổ biến khi đó là một công nghệ có tên là Gopher do ĐH Minnesota phát triển. Công nghệ này cũng sử dụng một giao diện thân thiện để che giấu sự phức tạp của những máy tính kết nối với mạng internet. Nó có cái tên này một phần là do đội thể thao của trường ĐH này có tên là Những con chuột túi vàng. Gopher được công bố vào đầu năm 1991 và trong một vài năm sau đó, các con số thống kê cho thấy những lưu lượng gopher trên mạng Internet vượt xa lưu lượng giao dịch web. Trong khoảng thời gian này, ông Berners-Lee, Jeff Groff và đồng nghiệp tham gia vào dự án WWW đang dồn hết sức mình quảng bá phát minh của họ tại các cuộc hội thảo, hội nghị cũng như trên mạng Internet. Dự án này đã bùng nổ vào tháng 4-1993 khi trình duyệt web dành cho máy tính cá nhân đầu tiên ra đời. Đây là sản phẩm của ông Marc Andreessen tại Trung tâm Ứng dụng Siêu máy tính thuộc trường ĐH Illinois. Nhóm nghiên cứu dự án web của viện Cern đã không có đủ nhân lực để viết các trình duyệt cho các hệ thống PC, Mac hay Unix. Ông Groff cho biết, trình duyệt có tên là Mosaic này đã đạt được thành công to lớn khi nó tạo được nhiều thói quen sử dụng web vẫn được áp dụng cho đến tận hôm nay. Thí dụ như khái niệm ban đầu về web không hề có chỗ cho bookmark hay favourites. Cũng trong năm 1993, trường ĐH Minnesota bắt đầu thu phí Gopher, do đó rất nhiều người đã xem xét chuyển sang sử dụng một công nghệ khác. Tự bày tỏ mình Ed Vielmetti, một trong những người dùng web đầu tiên và hiện là một trợ lý nghiên cứu tại trường ĐH Thông tin Michigan, nói rằng trong suốt những năm đầu tiên, công nghệ web đã thực sự chứng tỏ sự hữu ích của nó đối với những người dùng internet trung bình. Các hệ thống Gopher và FTP thông thường vẫn do các công ty hay tổ chức lớn thiết lập. Còn Usenet thì lại không tồn tại lâu bởi vậy nó buộc những người đưa ra một quan điểm phải thường xuyên đăng lại ý kiến của mình. Ban đầu, người ta đã sử dụng các trang web như để tự bày tỏ mình theo một cách thức mà các công nghệ khác không cho phép. Ông Vielmetti cho rằng các mã lệnh web rất ít lỗi và thu hút người ta sử dụng nó. Ông nói: "Các website thỏa mãn cái tôi của người dùng chứ không xem họ như một tổ chức, công ty. Và người dùng có thể thiết lập và sở hữu trang web của mình". Tất cả những lần mà sự quan tâm của công chúng tới web tăng đột biến đều được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của các công cụ giúp cho sự diễn đạt này, hoặc một dạng của nó thí dụ như blog hiện nay, trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ông Berners-Lee và những người viết ra những mã lệnh web đầu tiên có một tầm dự báo trước tốt tới mức mà cho đến nay, người ta vẫn có thể xem lại được rất nhiều trang web được tạo ra trong thời kỳ đầu tiên. Và những trang web này có thể còn tồn tại tới hàng chục năm nữa. Vào cuối năm 1994, lưu lượng giao dịch web cuối cùng đã vượt qua giao dịch gopher và từ đó đến nay chưa bao giờ tụt lại. Hiện trên mạng Internet đã có gần 100 triệu website và có rất nhiều người đã xem web và mạng internet là một. Nhưng ông Groff cho rằng phải đến tận hôm nay thì web mới được như sự hình dung của những người tạo ra nó. Theo ý đồ ban đầu của họ thì web là một phương tiện mà con người có thể đọc và đóng góp nội dung cho nó. Những công cụ mới như các site chia sẻ ảnh, mạng công cộng, nhật ký cá nhân (blog), từ điển mã nguồn mở (wiki) và những thứ khác đang thực hiện rất tốt lời hứa ban đầu này. Web đã lan rộng ra toàn thế giới, nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu. (Theo Nhân Dân) Khi đầu tư website: Lưu trữ Website Cập nhật lúc 08h52" , ngày 16/03/2006 Sau khi đã hoàn tất thiết kế web, đăng ký tên miền, thì công việc kế tiếp phải nghĩ đến là lưu trữ web hay còn gọi là web hosting. WEB HOSTING LÀ GÌ? Web Hosting là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file(FTP), Mail…, nói tóm lại là nơi chứa website của doanh nghiệp (DN). Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động. DN có thể chọn thuê web hosting của nhà cung cấp dịch vụ (ISP) có dung lượng phù hợp với dung lượng website. Với bất kỳ hình thức nào (tự trang bị máy chủ hay thuê máy chủ) thì DN cũng nên có các hiểu biết cần thiết về Web Hosting và máy chủ Web. Các yêu cầu cần thiết của Web Hosting • Web Hosting phải có một dung lượng đĩa đủ lớn (tính theo MBytes) để lưu giữ đầy đủ dữ liệu, hình ảnh và các trình ứng dụng của website. . chuyển sang sử dụng một công nghệ khác. Tự bày tỏ mình Ed Vielmetti, một trong những người dùng web đầu tiên và hiện là một trợ lý nghiên cứu tại trường ĐH Thông tin Michigan, nói rằng trong. miền, thì công việc kế tiếp phải nghĩ đến là lưu trữ web hay còn gọi là web hosting. WEB HOSTING LÀ GÌ? Web Hosting là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide. lại là nơi chứa website của doanh nghiệp (DN). Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng Internet và hỗ trợ

Ngày đăng: 05/07/2014, 18:20

Xem thêm: Tuần Báo TIN HỌC-Công Nghệ Thông Tin part 128 potx