1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tuần Báo TIN HỌC-Công Nghệ Thông Tin part 125 doc

6 124 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 130,82 KB

Nội dung

Lỗ hổng chính của các ứng dụng tin nhắn tức thời (IM) là chức năng truyền tải file, có thể bị lợi dụng, cho phép ai đó gửi file chứa malware. Các chương trình quét virus được cập nhật liên tục, chạy trong mô hình “auto-protect” (tự động bảo vệ) có thể đối phó được với hoạt động này. Ngoài ra, nhiều ứng dụng còn có các tuỳ chọn quét IM riêng. Nếu bạn có một phần mềm anti-virus được cập nhật bản mới nhất, chạy trong mô hình “auto-protect”, bạn không cần phải lo lắng gì nhiều về sâu hay virus. Hoặc bạn có thể ngắt bỏ chức năng gửi file của Skype nếu muốn an tâm hoàn toàn. Vấn đề thứ 4: Skype khó có thể gỡ bỏ trên mạng Skype chỉ khó gỡ bỏ nếu bạn không biết nó có trên mạng của mình hoặc nếu bạn không có chương trình quản lý cấu hình tốt cho các client. Có nhiều cách gỡ bỏ Skype, từ cách sử dụng các script (kịch bản) dùng phần mềm quản lý mạng đến cách gỡ bỏ trực tiếp tại tầng mạng. Vấn đề thứ 5: Skype được mã hoá, không thể truy vấn được các tin nhắn IM Điều này không thực sự là sai. Các phiên hoạt động của Skype được mã hoá, vì thế bạn không thể đóng gói hay truy vấn liên lạc Skype. Điều này cũng đúng với rất nhiều ứng dụng IM khác. Vì thế Skype cũng không kém an toàn hơn bất kỳ chương trình tin nhắn tức thời (IM) nào khác có sử dụng mã hoá. Kết luận Cho đến bây giờ, Skype chưa gặp phải một số rắc rối khó chịu về virus, worm như các ứng dụng IM khác. Chỉ có một vấn đề thường hay được nhắc đến là một số dấu hiệu cảnh báo trước khi có lỗ hổng được khám phá và bị khai thác. Bất kỳ ứng dụng nào cho phép truyền tải file, gửi tin nhắn tức thời hay thực hiện các cuộc thoại máy tính mà không thể giám sát, lưu trữ hay ghi thông tin đều phải chịu một mức nguy hiểm nào đó. Tuy nhiên, cấu trúc của Skype khó bị bẻ khoá hơn so với một số chương trình ứng dụng IM mở trên Internet. Vì thế có thể nói nó là an toàn nhất trong số các ứng dụng IM. Nhưng cũng có một số chương trình ứng dụng không phục vụ cho kết nối Internet như Jabber thậm chí còn an toàn hơn cho các liên lạc IM nội bộ. Song, cho đến nay, nếu đặt câu hỏi liệu Skype có an toàn hơn MSN Messenger, Yahoo Messenger, AIM hay ICQ không, thì câu trả lời là “Có”. (Theo QTM/ComputerWorld) Vì sao một chương trình quét virus là không đủ Cập nhật lúc 16h15" , ngày 29/03/2007 Trên thị trường hiện nay, không có chương trình quét virus độc lập nào được đánh giá là nhanh nhất hay hiệu quả nhất trong nhận diện các loại virus, trojan và nhiều đe doạ nguy hiểm khác. Bài này sẽ chỉ rõ lý do vì sao sử dụng đa chương trình quét virus ở mức mail server lại là phương thức hiệu quả nhất để ngăn chặn hoạt động tấn công của virus và phát hiện được nơi chúng ẩn náu. Giới thiệu Một sự thật không thể phủ nhận trong đời sống IT là virus, trojan, worm, spam và một số dạng phần mềm độc hại khác luôn luôn tiềm ẩn mối đe doạ với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức. Chúng tấn công, phá hoại, ăn cắp dữ liệu, gây ra thiệt hại hàng ngàn đô la, tác động tiêu cực tới năng suất và hoạt động của doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê năm 2006 của Trung tâm khảo sát an ninh và tội phạm FBI (FBI Crime and Security Survey), 97% trong số các tổ chức được hỏi có cài đặt ít nhất một phần mềm diệt virus, nhưng 65% trong số đó đã từng phải hứng chịu ít nhất một cuộc tấn công do virus gây ra trong 12 tháng gần nhất. Network World cũng dẫn ra một số kết quả nghiên cứu khác: chỉ riêng các công ty ở Mỹ đã phải bỏ ra 3,5 tỷ đô la trong cuộc chiến với Blaster, SoBig.F, Sober và nhiều virus e-mail khác. Tương tự, một cuộc nghiên cứu do chính phủ Anh tiến hành năm 2006 cho thấy, năm 2005 43% các công ty ở Anh đã bị virus tấn công. Các tổ chức chịu trách nhiệm đồng ý rằng họ cần phải bảo vệ mạng trước các cuộc tấn công của virus bằng cách cài đặt ít nhất một sản phẩm bảo mật e- mail. Song mã độc hại ngày càng tinh vi và được nâng cấp từng ngày, do kỹ năng và trình độ của những kẻ viết ra chúng ngày càng nâng cao. Hình thức phá hoại của virus luôn đi trước một bước so với phương pháp dò tìm của chương trình diệt chúng. Thậm chí chúng có thể dễ dàng lọt qua các giải pháp tường lửa, phần mềm diệt virus cho dù các chương trình này luôn đưa ra thông báo thường xuyên. Thành công của virus là do liên kết được trên diện rộng lỗ hổng logic với điểm yếu kế thừa trên cơ sở các chiến dịch bảo vệ chỉ sử dụng một chương trình diệt virus. Bài này sẽ giải thích tại sao để trả lời cho câu hỏi: “Liệu một chương trình quét virus có đủ sức bảo vệ mạng nội bộ trước virus, sâu và nhiều đe doạ khác?”, chỉ có một từ ngắn gọn nhưng dứt khoát được đưa ra: “KHÔNG!”. Error! Đồng thời chúng ta cũng sẽ kiểm tra việc cần thiết phải sử dụng đa phần mềm diệt virus để tăng nhanh thời gian phản ứng khi xuất hiện virus mới hay các biến thể của chúng, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mạng có thể bị tấn công. Sử dụng đa phần mềm diệt virus cũng cho phép admin trở thành một chuyên gia độc lập, tự đánh giá được chất lượng cụ thể của từng phần mềm và do đó lựa chọn được sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất với mạng mình quản lý. Cần thiết phải rút ngắn thời gian phản ứng trước virus Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi muốn bảo vệ mạng thành công trước virus là thời gian cập nhật file định danh virus cho chương trình phải thật nhanh. Các file này do hãng sản xuất phần mềm diệt virus cung cấp, đưa ra các tiêu chuẩn để xác định như thế nào thì được coi là một virus. Thư điện tử cho phép virus được phát tán nhanh chóng với tốc độ ánh sáng trong vài giờ đồng hồ. Một virus e-mail đơn lẻ cũng đủ để có thể tấn công toàn bộ mạng của bạn. Do đó, yếu tố then chốt là các file dấu hiệu phải được update nhanh chóng khi virus mới xuất hiện. Trong tất cả các cuộc tấn công do virus gây ra, luôn có một khoảng thời gian chênh lệch từ thời điểm virus tấn công cho đến khi file dấu hiệu mới được cung cấp, phục vụ cho chương trình diệt virus thủ tiêu và loại trừ triệt để chúng. File dấu hiệu càng được update nhanh, cơ hội cho các cuộc tấn công càng ít. Một nghiên cứu của chính phủ Anh trong năm 2006 cho thấy, trong năm 2005 mặc dù 100% các công ty lớn ở Anh sử dụng sản phẩm anti-virus, nhưng 43% trong số họ vẫn bị virus tấn công, phần lớn do file dấu hiệu về virus mới được đưa ra quá chậm chạp. Hãng sản xuất phần mềm diệt virus nào cũng khẳng định sản phẩm của mình có thời gian phản ứng nhanh nhất, nhưng thực tế thì không đáng lạc quan như vậy. Mỗi hãng có khoảng thời gian update bản vá diệt virus và worm rất khác nhau. Thậm chí ngay cả với cùng một hãng, thời gian update cho một loại virus có thể chỉ trong 6 giờ, nhưng với virus tiếp sau đó có khi mất đến 18 giờ. Tính phức tạp của vấn đề khiến không một công ty chuyên sản xuất phần mềm bảo mật nào giữ được vị trí số một trong suốt thời gian dài. Một số công ty có thể có tốc độ nhanh hơn ở một thời điểm, nhưng chưa có công ty nào duy trì được vị trí đó quá lâu. Có thể lần này là Kapersky, lần sau lại là McAfee, BitDefender hay Norman… Sự khác nhau về thời gian chưa hẳn đã phản ánh chất lượng công việc hay độ giỏi, kém của hãng sản xuất. Yếu tố đầu tiên mà nó phản ánh là vị trí địa lý và vùng thời gian. Cần phải kết hợp nhiều công nghệ với nhau Mỗi chương trình quét virus đều có những điểm khác nhau, không có chương trình riêng lẻ nào được cho là tốt nhất. Chúng có những mặt mạnh và điểm yếu riêng. Các sản phẩm phần mềm diệt virus thường tổng hợp nhiều công nghệ trong một bộ hợp nhất. Ba phương thức tổng hợp phổ biến nhất là: + Sử dụng file định danh virus, được chuẩn bị và cung cấp cơ bản thường xuyên bởi hãng sản xuất phần mềm diệt virus, chứa thông tin chi tiết giúp xác định như thế nào thì được coi là một virus. Update chương trình anti-virus tức là update mới các file định danh. + Tự tìm tòi, đánh giá theo kinh nghiệm: là phương thức nhằm xác định vị trí ẩn náu, hình thức, cơ chế về virus và các đe doạ khác chưa được đưa vào file dấu hiệu. Về cơ bản, sử dụng phương thức này tức là xem xét các thuộc tính hay đặc trưng khác biệt của một file, đánh giá thuộc tính và cờ có dấu hiệu của virus. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt được các virus biến thể, vốn có “sức đề kháng” rất cao với file định danh. + Sử dụng sandbox để cô lập và thực thi mã đáng ngờ trên một máy ảo và xác định liệu nó có độc hại hay không. Nếu tách riêng ra, mỗi công nghệ đều có mặt hiệu quả riêng, nhưng không thể đảm bảo 100% thành công với tất cả các loại virus. Người ta thường sử dụng kết hợp hai hoặc ba sản phẩm cùng một lúc, vì không có giải pháp riêng lẻ nào là tốt nhất. Chỉ có một cách hiệu quả, đảm bảo được mức an toàn và bảo mật cao nhất là sử dụng hàng rào bảo vệ chuyên sâu đa tầng với đa phần mềm diệt virus. Sử dụng đa phần mềm diệt virus Theo PC SecurityShield, mỗi ngày có hơn 40 virus mới được tạo ra. Tháng 6 năm 2006, Microsoft thông báo rằng cứ trong 300 máy tính thì có một máy bị malware (phần mềm độc hại) tấn công. Bạn cũng nên nhớ rằng, môi trường ngày nay cho phép malware được tạo ra bởi hàng loạt cá nhân độc lập khác nhau với những phương thức và chiến lược tấn công riêng. Yếu tố thú vị được đặt lên hàng đầu khi sử dụng đa công cụ diệt virus là đơn giản. Thực tế cho thấy không có chương trình quét virus riêng lẻ nào thực hiện được tất cả chức năng trên mọi lĩnh vực bảo mật, cũng không có chương trình quét virus độc lập nào là nhanh nhất, hiệu quả nhất và “tốt nhất” mọi lúc mọi nơi. Nếu hiện tại bạn đang sử dụng chương trình có thời gian phản ứng trung bình nhanh nhất, rất tốt. Nhưng đừng nên nghĩ rằng với virus mới xuất hiện tiếp theo, thời gian phản ứng của nó cũng sẽ là “nhanh nhất”. Vấn đề không phải nằm ở chỗ liệu công cụ quét virus có tốc độ phản ứng nhanh nhất với một vài virus cụ thể, hay không được trang bị tổng hợp nhiều công nghệ cần thiết mà là mạng của bạn có thể sẽ bị tấn công nhanh chóng, để lại nhiều hậu quả hết sức nặng nề. Hậu quả có thể là thiệt hại về năng suất, để lại thời gian chết, mất cơ hội kinh doanh và tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp. Hơn nữa, qua nhiều lần, các bản update của một chương trình quét virus có thể sẽ bị sai sót. Đó là do các hãng sản xuất luôn cố gắng phát hành các bản upate này càng nhanh càng tốt để đọ sức với các cuộc tấn công của virus mới. Dựa trên một công cụ riêng lẻ thường dẫn đến thất bại, do virus có thể đi đường vòng, lọt qua hàng rào bảo vệ còn nhiều khiếm khuyết của một chương trình xử lý, trong khi nếu dùng đa công cụ, bạn sẽ được cung cấp một bản sao lưu. Cảnh báo nhỏ Sử dụng đa công cụ quét virus là giải pháp an toàn và thông minh hơn, nhưng có một điểm quan trọng bạn nên nhớ là phải hiểu rõ bạn đang có trong tay những gì. Sử dụng 5 chương trình quét virus không có nghĩa là bạn có 5 tầng bảo vệ. Đơn giản bạn chỉ được cung cấp 5 cơ hội để có được câu trả lời chính xác. Mỗi câu trả lời, nói một cách hình tượng, là các sự kiện độc lập. Cũng tương tự như việc vượt qua năm vòng kiểm tra ở sân bay, khi mỗi nhân viên an ninh chịu trách nhiệm kiểm tra một bộ phận, được tổ chức theo hình thức chuyên sâu. Do đó, bạn có cơ hội nắm bắt được sự kiện trước khi nó diễn ra. Các cuộc tấn công liên tục làm suy giảm tính năng hiệu quả của hàng rào bảo vệ Trở lại với báo cáo nghiên cứu năm 2006 của FBI/CSI với 65% công ty bị tấn công ít nhất một lần trong 12 tháng gần nhất, khiến các tổ chức ở Mỹ bị thiệt hại gần 16 triệu đô la. Có thể tất cả đối tượng tham gia cuộc nghiên cứu đều là người dùng phần mềm diệt virus dòng công nghiệp. Thất bại trong bảo vệ mạng thường được ghi nhận là do sử dụng công cụ diệt virus riêng lẻ . hay được nhắc đến là một số dấu hiệu cảnh báo trước khi có lỗ hổng được khám phá và bị khai thác. Bất kỳ ứng dụng nào cho phép truyền tải file, gửi tin nhắn tức thời hay thực hiện các cuộc. nhắn tức thời hay thực hiện các cuộc thoại máy tính mà không thể giám sát, lưu trữ hay ghi thông tin đều phải chịu một mức nguy hiểm nào đó. Tuy nhiên, cấu trúc của Skype khó bị bẻ khoá hơn. lọt qua các giải pháp tường lửa, phần mềm diệt virus cho dù các chương trình này luôn đưa ra thông báo thường xuyên. Thành công của virus là do liên kết được trên diện rộng lỗ hổng logic với

Ngày đăng: 05/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN