Google cũng là một công cụ hữu ích để loại bỏ những phần mềm không mong muốn ra khỏi danh sách. Tim kiếm theo tên những phần mềm lạ cũng là một cách tốt để truy tìm thông tin về phần mềm không rõ nguồn gốc. Nếu muốn biết những chương trình nào đang chạy trong hệ thống, hãy xem chúng trong Task Manager (nhấn Ctrl+Shift+Esc trong Windows XP), và tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu những chương trình đảm bảo của PC Pitstop's known software database. Nếu không chắc chắn phần mềm đó có phải là spyware hay không, hãy tạm để chương trình đó lại. Bạn vẫn có cơ hội để xoá chúng ở những bước sau. Bước 3: Lựa chọn phần mềm tiêu diệt spyware Nếu hệ thống chỉ bị nhiễm adware thì Add/Remove Programs có thể đem lại hiệu quả. Nhưng khi đã bị lây nhiễm nặng hơn, tốt nhất hãy sử dụng phần mềm chống spyware. Những phần mềm này có thể xoá bỏ hoàn toàn những tập tin bị lây nhiễm và bảo vệ hệ thống không bị lây nhiễm lại. Trước khi cân nhắc mua sắm một chương trình diệt spyware đắt tiền, bạn hãy dùng thử một số tiện ích diệt spyware miễn phí. Không phải "của rẻ là của ôi" , những phần mềm miễn phí sau thực sự rất mạnh, và được đánh giá rất cao như Ad-Aware SE Personal , Spybot Search & Destroy, Microsoft Windows AntiSpyware. Một số phần mềm diệt spyware "đầu bảng" như SpySweeper của có giá rẻ và tỉ lệ tiêu diệt spyware thành công rất cao, cũng là lựa chọn hấp dẫn. Nếu muốn sử dụng bộ công cụ đa năng, tích hợp diệt spyware, virus, tường lửa như Norton Internet Security 2006, MacAfee đều là những bộ công cụ tốt và có giá cũng không đắt. Chú ý: Một số phần mềm chống spyware rất nguy hiểm. Rất nhiều phần mềm loại này được "tung" ra trên Internet thường không hiệu quả, và thường chúng được quảng cáo qua Google. Những phần mềm này "tệ hại" tới mức không tiêu diệt được bất cứ spyware nào mà bản thân chúng lại còn phát tán spyware nữa. Hơn nữa, một số phần mềm khác lại sử dụng những chiến thuật để "moi tiền" của người sử dụng, khi họ đã tải về và ép buộc người sử dụng phải tiếp tục sử dụng và trả tiền cho công cụ của họ. Bước 4: Tiêu diệt spyware Nói chung, phần mềm chống spyware hoạt động theo những nguyên tắc cơ bản sau. Khi được nạp, những phần mềm này sẽ quét các tiến trình đang chạy, các tập tin và các khoá trong Registry để tìm các chương trình, các thiết lập không mong muốn. Sau khi đã hoàn thành quét tập tin, chúng cung cấp một báo cáo về những gì tìm thấy và bạn có thể lựa chọn xoá bỏ spyware tại bước này. Người dùng cũng có quyền lựa chọn xoá bỏ toàn bộ spyware ngay lập tức, hoặc đưa chúng vào kho cách li trong trường hợp muốn sử dụng sau này. Tuy nhiên, cũng đừng thực sự tin tưởng quá mức vào những công cụ này. Một tập tin hoặc một tiến trình được xác định là một spyware, nhưng chưa chắc chúng đã là một spyware. Thực tế, mỗi công cụ diệt spyware đều có những khả năng cũng như tiêu chuẩn khác nhau trong việc loại trừ phần mềm không mong muốn. Vì vậy, bạn nên sử dụng 2 hay nhiều hơn phần mềm chống spyware là một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Ví dụ: Cả Spybot và Ad- Aware đều không phát hiện được spyware 180Solution' Zango, nhưng Antispyware của Microsoft thì có. Nhưng trong cả 3 phần mềm tiêu diệt spyware thì chỉ có Spybot là phần mềm duy nhất có khả năng tắt cảnh báo về chống virus trong Windows Security Center. Khi hệ thống đã làm việc tốt, bạn hãy chắc chắn là kích hoạt lại System Restore, và tạo một điểm phục hồi sạch sẽ. Rất hữu dụng nếu bạn muốn quay trở lại một điểm phục hồi sạch khi hệ thống lại bị nhiễm. Lưu ý về Cookie Một số phần mềm gián điệp quét và lọc bỏ những cookie được báo là cookie. Thường thì những cookie này được sử dụng với mục đích quảng cáo của một trang Web nào đó. Những cookie này theo dõi hành vi lướt Web của bạn và đưa ra những quảng cáo thích hợp với "gu" của bạn. Tuy nhiên, người dùng cũng sẽ chẳng được hưởng lợi gì từ những quảng cáo vô bổ và đầy phiền toái này. Vì vậy, khi phát hiện cookie loại này, tốt nhất bạn hãy để phần mềm chống spyware dọn sạch chúng. Bước 5: Giải quyết khó khăn với Internet Một vài công cụ diệt spyware vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn, hệ thống phòng thủ của bạn cần phải thực sự mạnh mẽ và cập nhật thường xuyên. Hãy cập nhật thường xuyên những bản cập nhật mới nhất từ các hãng cung cấp. Đa số các phần mềm chống spyware đều hỗ trợ tính năng cập nhật tự động các mẫu spyware mới nhất và những bản vá trong các gói phần mềm. Tiếp đó, hãy cập nhật thông tin về bảo mật mà đặc biệt là thông tin về spyware thường xuyên. Những nhà cung cấp công cụ chống spyware, virus hàng đầu như Symantec, McAfee, và Computer Associates đều đưa ra những thông tin cảnh báo về những mỗi hiểm hoạ lớn nhất từ trang Web của họ. Cần giúp đỡ và phương pháp tiêu diệt Spyware thì một số diễn đàn trên Internet là một nơi tuyệt vời mà bạn nên ghé thăm. 2 trang Web tốt nhất trong số đó là Spyware Warrior và PC Pitstop. Trước khi đưa vấn đề của mình lên diễn đàn, bạn hãy tìm đọc những câu hỏi có liên quan tới vấn đề đang tìm hiểu, rất có thể câu trả lời đã có sẵn cho bạn. Minh Phúc (Theo TechRepublic) Lịch sử Spyware, Adware và cơ chế phát tán 09:28' 02/11/2005 (GMT+7) Bạn vào mạng Internet nhưng liên tục bị làm phiền bởi những trang web quảng cáo không lành mạnh cứ tự động bật ra (pop-up) giữa màn hình? Trang chủ (Home Page) của bạn tự nhiên bị thay bằng một trang web không rõ ở đâu ra? Bạn tìm cách loại bỏ chúng bằng cách đặt lại trang chủ của trình duyệt Internet Explorer, khôi phục lại toàn bộ những thông số mặc định của trình duyệt (Restore Defaults) hay nếu bạn là một người thông thạo về máy tính, bạn đã tìm và bỏ đi toàn bộ những chương trình được nạp lúc khởi động (startup)…? Nhưng cũng chẳng có tác dụng gì, chúng vẫn như những “con ma” lẩn trốn và tiếp tục bám dai dẳng trên máy tính của bạn. Bạn tự hỏi, thật ra những “con ma” đó là gì và tại sao chúng lại có thể “chui vào” máy tính của mình từ lúc nào không hay ? Thật ra những “con ma” gây ra hiện tượng khó chịu này chính là những chương trình phần mềm đã được cài đặt bí mật lên máy tính của bạn. Chúng được chia thành 2 loại: các phần mềm quảng cáo bất hợp pháp (Adware) và phần mềm gián điệp (Spyware): Phần mềm quảng cáo bất hợp pháp (Advertising software) hay còn gọi là Adware: những phần mềm tự động đưa ra các trang quảng cáo trên máy tính của bạn mà không cần biết bạn có đồng ý xem hay không. Phần mềm gián điệp (Spying- software) hay còn gọi là Spyware: giống như Adware chúng cũng tự động hiện ra các trang quảng cáo, theo dõi hoạt động của bạn trên máy tính, nhưng nguy hiểm hơn adware ở chỗ chúng ăn cắp Error! Những quảng cáo pop- up không mong muốn thường xuyên xuất hiện, biểu hi ện của PC nhiễm Adware. những thông tin cá nhân của bạn (mật khẩu hòm thư, tài khoản ngân hàng, thông tin bí mật…) và gửi ra ngoài cho chủ nhân của chúng. Cũng chính vì vậy mà cũng dễ hiểu khi những phần mềm này được gọi là “gián điệp”. Ra đời muộn hơn virus máy tính tới 12 năm (1995), các Adware và Spyware ban đầu được biết đến như là các phần “kèm thêm” của nhà sản xuất trong các phần mềm miễn phí – Freeware và phần mềm dùng thử trước khi mua – Shareware. Người sử dụng muốn dùng các phần mềm Freeware, Shareware này thì phải chấp nhận các pop-up quảng cáo, các biểu mẫu thu thập thị hiếu khách hàng của chúng như là một phần tất yếu của phần mềm. Sau đó Adware và Spyware nhanh chóng được một số công ty phát triển như những công cụ quảng cáo và thu thập thông tin có hiệu quả cao trên mạng Internet. Đến năm 2002, lần đầu tiên Adware và Spyware xuất hiện dưới dạng những phần mềm độc lập phát tán trên Internet, không đi kèm theo các phần mềm Freeware và Shareware như trước. Và cũng kể từ đó, Adware và Spyware đã thực sự trở thành những “dịch bệnh” cho người sử dụng Internet trên khắp thế giới. Theo kết quả khảo sát vào cuối tháng 12 năm 2004 của Trung tâm An ninh mạng Đại học Bách Khoa Hà Nội - BKIS ở Việt Nam thì có tới 88% người được hỏi trả lời rằng máy tính của họ đã từng bị quấy rối bởi Spyware và Adware. Còn theo kết quả khảo sát của America Online và National Cyber-Security Alliance tháng 10 năm 2004 thì có tới 80% số người được hỏi nói rằng máy tính của họ bị nhiễm Spyware và Adware. Error! Bạn có thể bị lừa cài đặt adware, spyware khi vào trang web lạ - nguyên nhân ph ổ biến nh ất gây ra việc nhiễm Spyware và Adware không phải là những virus máy tính. Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là trong khi virus có thể tự nó lây lan sang máy khác còn spyware, adware lại không có cơ chế này, spyware và adware không tự động tìm kiếm và lây lan sang các máy khác. Chúng chỉ có thể tìm cách lây vào máy tính của bạn theo một trong những con đường sau: Đi theo các phần mềm miễn phí, dùng thử, các phần mềm bẻ khóa (crack, keygen): khi bạn cài đặt hoặc chạy các phần mềm này, Spyware và Adware sẽ cài đặt lên máy tính của bạn. Khi bạn vô tình ghé thăm một trang web lạ, các đoạn mã lệnh ActiveX hay JAVA applets, VBScript trên web đó sẽ được trình duyệt của bạn thực thi và đó là cơ sở để Spyware và Adware cài vào máy tính của bạn. Một số Spyware, Adware có thể nguỵ trang chui trong một ActiveX mới do chúng tự đặt ra trên trang web, trình duyệt Internet của bạn khi gặp ActiveX này sẽ hiện lên thông báo hỏi xem bạn có muốn cài đặt ActiveX đó hay không? Phần lớn người sử dụng sẽ không biết hoặc cũng chẳng để ý nó là cái gì, nên câu trả lời luôn là “có”, và chỉ đợi có thế là Adware và Spyware sẽ nghiễm nhiên cài đặt lên máy tính của bạn vì bạn đã đồng ý cơ mà! Sự hiếu kì của người sử dụng cũng là điểm yếu dễ bị Spyware và Adware khai thác để lây nhiễm. Bạn vô tình vào một trang web, một đoạn hướng dẫn yêu cầu bạn làm theo một số bước để xem được một đoạn phim, một hình ảnh vui nhộn , bạn sẽ làm gì? Nếu bạn tặc lưỡi "cứ thử mở xem sao!" thì thật là nguy hiểm vì chỉ cần một click chuột thôi, bạn đã tự mở cửa cho chúng chui vào máy của mình. Bạn là người rất cẩn thận đối với các bảng thông báo, không bao giờ làm theo các hướng dẫn cài đặt trên trang web…? Điều này vẫn là chưa đủ để phòng chống Spyware và Adware. Nếu trình duyệt trên máy tính của bạn có lỗi, chỉ cần bạn lạc vào trang web của chúng thôi, chúng đã có thể âm thầm cài đặt lên máy của bạn, không cần hỏi xem bạn có muốn cài chúng hay không.Điều này thực ra cũng rất dễ hiểu, trong cuộc sống thường nhật, đôi khi bạn hay tôi cũng bước nhầm chân vào những chốn lừa đảo, và trên mạng thì cũng vậy thôi, đôi khi chúng ta sẽ ghé thăm nhầm vào những website như vậy và xem ra việc này còn dễ xảy ra hơn trong cuộc sống. Một số virus cũng có thể chứa Spyware và Adware bên trong bản thân nó. Khi virus lây lan qua các máy, nó cũng kéo theo các Spyware, Adware và cài đặt lên máy của nạn nhân. Spyware và Adware . spyware mới nhất và những bản vá trong các gói phần mềm. Tiếp đó, hãy cập nhật thông tin về bảo mật mà đặc biệt là thông tin về spyware thường xuyên. Những nhà cung cấp công cụ chống spyware, virus. xuyên xuất hiện, biểu hi ện của PC nhiễm Adware. những thông tin cá nhân của bạn (mật khẩu hòm thư, tài khoản ngân hàng, thông tin bí mật…) và gửi ra ngoài cho chủ nhân của chúng. Cũng chính. spyware, virus hàng đầu như Symantec, McAfee, và Computer Associates đều đưa ra những thông tin cảnh báo về những mỗi hiểm hoạ lớn nhất từ trang Web của họ. Cần giúp đỡ và phương pháp tiêu