Ba câu hỏi giúp thích nghi với bối cảnh kinh tế mới Peter Bregman - Harvard Business Publishing - Như Nguy ệt dịch Khi hoàn cảnh đã thay đổi, nếu bạn chỉ rập khuôn những gì vẫn làm khi trời yên biển lặng thì chắc chắn bạn sẽ chỉ chuốc lấy thất bại. Bạn buộc phải thay đổi cách tiếp cận vấn đề. Thay đổi không đồng nghĩa với việc tăng cường thực hiện những hoạt động xưa cũ: nỗ lực bán nhiều hàng hơn, kéo dài giờ làm việc, và trở nên hiếu chiến hơn. Nỗ lực đó sẽ chẳng dẫn bạn đến đâu cả. Nếu đang là cầu thủ bóng bầu dục, bạn buộc phải đóng vai trò cầu thủ bóng đá thì bạn sẽ làm gì để chơi tốt trên sân bóng đá? Tiếp tục trườn trên thảm cỏ tranh cướp bóng ư? Không, bạn phải vận dụng kỹ năng của cầu thủ bóng đá chứ không phải của cầu thủ bóng bầu dục. Còn chần chừ gì nữa mà không quăng quả bóng bầu dục ra góc và đưa trái bóng vào sân, chạy hết mình để tranh cướp bóng với đối phương? Thêm nữa phải lưu ý rằng: khi chạy theo trái bóng, bạn có đang dùng những kỹ năng và chiến lược như khi chơi bóng bầu dục hay không? Bạn có đang nghĩ và hành động vụng về giống như một cầu thủ bóng bầu dục trên sân bóng đá hay không? Bạn đã thực sự nhập tâm vào cuộc chơi rồi chứ ? Hay nói cách khác, bạn đã trở thành cầu thủ bóng đá thực sự hay chưa ? Nếu thay đổi cách chơi, bạn không chỉ thành công trước mắt mà còn thay đổi cả tư duy kinh doanh lâu dài. Tư duy kinh doanh mới sẽ thoáng đạt hơn và luôn hướng tới hiệu quả cao hơn, tốt đẹp hơn, bền bỉ hơn. Bạn cũng sẽ có trong tay những nhân viên có năng lực tốt và lạc quan hơn về cuộc sống. Bạn thường được dạy phải luôn nhất quán. Bây giờ, đã đến lúc, bạn học thêm bài học làm thế nào để phá cách. Hãy luôn điều chỉnh phương án hành động của mình theo sự thay đổi khôn lường của hoàn cảnh. Không có bất kỳ một nguyên tắc giản đơn và cố hữu nào để bạn có thể học thuộc lòng và dùng như chiếc chìa khoá vạn năng trong mọi tình huống. Tôi chỉ có ba câu hỏi gợi ý sau như cọc tiêu dẫn bạn qua cơn bão tố: Trước khi nói và làm bất kỳ điều gì, hãy thử hỏi bản thân mình ba câu hỏi: 1. Tình thế hiện tại ra sao? (Mình muốn đạt được điều gì? Những rủi ro mình phải đối mặt là gì? Mình có phải chịu áp lực về thời gian không? Mình cần có những gì để đạt được mục tiêu?) 2. Những ai sẽ cùng mình thực hiện dự án? (Đâu là điểm mạnh, điểm yếu, các giá trị, đâu là những điểm họ dễ bị lung lạc hơn cả và họ cần những gì?) 3. Vai trò của mình là gì? (Xác định đâu là điểm mạnh, điểm yếu, các giá trị và những chỗ dễ bị tổn thương của bản thân?) Và chỉ sau khi trả lời những câu hỏi như vậy, bạn mới có thể quyết định mình nên nói và hành động như thế nào? Hãy chọn những phương án hành động có thể nâng tầm các điểm mạnh của bản thân, hãy trực tiếp đến gặp người bạn cần gặp và ứng xử phù hợp với tình huống cụ thể. Trong bối cảnh kinh tế mới, tình hình hiện giờ ra sao? Trong kỷ nguyên mà quyền năng của các tập đoàn kinh tế lớn đã dần suy giảm thì lợi thế cạnh tranh mới chính là sự tín nhiệm, sự tin cậy và các mối quan hệ. Những ai sẽ có mặt trong dự án của bạn? Đó là khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và nhân viên của bạn. Họ đang trông đợi điều gì? Họ dễ bị lung lạc bởi điều gì nhất? Điều gì sẽ đem lại cho họ những thứ họ muốn ? Bạn hỗ trợ họ như thế nào? Bạn có thể đem lại điều gì có lợi cho họ trong thời điểm này? Một khi đã tìm ra lời giải cho tất cả những câu hỏi trên, hãy đưa chúng vào bối cảnh thực sự của nền kinh tế. Chẳng hạn, nếu khách hàng muốn chấm dứt một phần hợp đồng đã ký, bạn sẽ ứng xử ra sao? Thoạt đầu, chắc hẳn, bạn sẽ có những phản ứng tức thì - những phản ứng hết sức bản năng. Để tiếp tục phát triển công việc kinh doanh, bạn có thể cần tiền hơn bao giờ hết. Bạn đã từng tin rằng các hợp đồng sẽ không bao giờ bị đổ bể. Bạn có thể sẽ không còn tin vào đối tác của mình nữa, bạn nghĩ rằng họ chỉ đang lợi dụng mình. Nhưng trước khi hành động một cách bản năng như vậy, hãy dừng lại trong giây lát. Hít thở thật sâu. Tự đặt ra cho mình ba câu hỏi. Tự hỏi bạn đang nỗ lực vì điều gì: có tiền ngay tức khắc? Duy trì mối quan hệ lâu dài? Nuôi dưỡng niềm tin vào công việc kinh doanh? Hay bất kỳ điều gì khác? Nếu hiểu rằng sự tín nhiệm chính là lợi thế cạnh tranh mới, bạn sẽ tìm ra cách ứng xử hoàn toàn khác. Bạn sẽ linh động cho đối tác trong những trường hợp cụ thể mặc dù, có thể, đây không phải là thói quen của bạn. Thế nhưng, nếu hiểu được tầm quan trọng của việc tạo dựng niềm tin và mối quan hệ trong bối cảnh kinh tế hiện giờ và chiều theo thời thế thì bạn quả đã có trong tay một khoản đầu tư đáng kể. Dần dần khi phát hiện thêm những điểm mới lạ khác nữa, bạn sẽ thấy tình trạng kinh tế hiện giờ không còn quá tồi tệ; hơn thế, nó còn đem lại cho bạn món quà bí mật. Khách hàng ngày càng khó tính thì bạn càng có dịp để chứng tỏ giá trị bản thân và điều này tất yếu sẽ củng cố mối quan hệ khăng khít giữa bạn và khách hàng. Và rồi, khi nền kinh tế phục hồi, cơ hội nằm trong tay bạn bởi họ đã trở thành “khách hàng ruột” của bạn. Đừng quên các mối quan hệ thân thiết của khác như bạn bè cũng sẽ là một kênh quảng bá đáng kể cho bạn. Thú vị là nếu như tình hình không trở nên xấu như lúc này thì chúng ta đâu có thể khai phá ra những cơ hội đó bởi khách hàng đâu đã cần ta trợ giúp và ta đã không bắt mình chậm rãi trong giây lát, tìm hiểu cặn kẽ tình hình để nắm bắt cơ hội. Những nhà đầu tư đích thực chắc hẳn sẽ bộc bạch rằng suy thoái kinh tế chính là thời điểm họ kiếm bộn tiền hơn cả bởi họ có cơ hội đầu tư chỉ với số vốn thấp. Kinh tế khó khăn chính là thời cơ thúc đẩy các mối quan hệ - những mối quan hệ bền vững tới hàng thập kỷ. Đã đến lúc bạn bắt tay cùng những nhân viên, khách hàng và đối tác chân thành, có tâm huyết và cam kết gắn bó lâu dài. . Ba câu hỏi giúp thích nghi với bối cảnh kinh tế mới Peter Bregman - Harvard Business Publishing - Như Nguy ệt dịch Khi hoàn cảnh đã thay đổi, nếu bạn chỉ. phù hợp với tình huống cụ thể. Trong bối cảnh kinh tế mới, tình hình hiện giờ ra sao? Trong kỷ nguyên mà quyền năng của các tập đoàn kinh tế lớn đã dần suy giảm thì lợi thế cạnh tranh mới chính. trong thời điểm này? Một khi đã tìm ra lời giải cho tất cả những câu hỏi trên, hãy đưa chúng vào bối cảnh thực sự của nền kinh tế. Chẳng hạn, nếu khách hàng muốn chấm dứt một phần hợp đồng đã