1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Trẻ con hung hăng pps

6 202 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 121,67 KB

Nội dung

Trẻ con hung hăng Sự hung hăng của trẻ ở tuổi chập chững đi đôi khi làm cho người lớn sửng sốt, nhưng hãy yên tâm vì đó là giai đoạn phát triển rất bình thường. Trẻ có thích động chân động tay thì cũng không có gì nghiêm trọng vì chúng chú trọng đến “cái tôi” và “của tôi”. Rất có thể là thái độ của đứa trẻ hai tuổi sẽ làm cho bậc cha mẹ hoang mang nhưng đừng quá lo lắng. Dần dần dạy cho trẻ hiểu rằng thái độ hung hãng là không tốt và chỉ cho trẻ biết cách kiềm chế cơn giận của chúng. Vậy ta phải làm gì? Một khi trẻ bắt đầu cố ý ném banh vào người bạn nó, bắt đầu nắm tóc anh họ ghì xuống, hãy bắt nó ra ngoài, không cho chơi nữa. Cùng ngồi với trẻ và theo dõi những đứa trẻ khác chơi banh vui vẻ với nhau, giải thích cho trẻ hiểu rằng nó chỉ được chơi khi nó sẵn sàng vui đùa cùng với chúng bạn và không được làm bạn đau. Cách giải quyết này có hiệu quả hơn là túm lấy trẻ và phát cho vài cái vào mông. La mắng, đánh đập chỉ làm cho trẻ trở nên chai lì và rồi chúng cũng không bỏ được tật xấu đó. Cho trẻ thấy là bạn biết cách kiềm chế cơn giận được xem là bước khởi đầu dạy trẻ biết kềm chế cơn giận của nó. Thiết lập giới hạn: Phải có phản ứng tức thì khi thấy trẻ có dấu hiệu gây hấn. Đừng đợi khi nó đã kịp đánh em nó mấy cái rồi mới la nó “Đủ rồi. Dừng lại ngay!”. Nó phải biết ngay là khi nào nó có thái độ không đúng. Kéo trẻ ra khỏi tình huống đó. Vì đây là cách tốt nhất để nó "hạ hỏa" và trẻ sẽ sớm nhận ra được hậu quả và hình dung ra được chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó đánh hoặc cắn em nó. Và nó sẽ không lập lại những hành động đó nữa. Khép vào kỷ luật: Cố gắng áp dụng đúng hình phạt bạn đã đưa ra. Dần dần trẻ sẽ thấm nhuần và nhận ra được khi nào là chúng xử sự không đúng. Ở nơi công cộng, dù cách cư xử của trẻ có làm bạn mất mặt thì cũng đừng la mắng trẻ trước đám đông. La mắng chúng trước người lạ chỉ khiến những bậc cha mẹ khác dòm ngó và ngao ngán thay cho bạn “Một đứa trẻ khó dạy!” Khuyên răn: Đợi đến khi trẻ đã nguôi giận, và bình tĩnh suy nghĩ về những chuyện đã xảy ra, hãy nói chuyện với trẻ để xem cái gì đã làm cho nó nổi giận. Nổi giận là một cảm xúc tự nhiên nhưng không phải là mỗi khi nổi giận là có quyền đấm, đá hoặc cắn người khác. Chỉ cho trẻ cách trút cơn giận như thét thật to, đá mạnh vào quả bóng hoặc nhờ người lớn phân xử. Xin lỗi: Tuy nhiên cũng dạy trẻ nói xin lỗi khi đã lớn tiếng hoặc làm người khác bị đau. Thoạt đầu, trẻ xin lỗi có vẻ miễn cưỡng nhưng dần dần trẻ sẽ biết nói xin lỗi một cách thành thật. Trẻ con cũng đã có lòng trắc ẩn nhưng đôi khi cái tôi của những đứa trẻ ở tuổi bắt đầu biết đi sẽ thắng thế. Phần thưởng cho hành vi tốt: không những chỉ để ý bắt lỗi khi trẻ cư xử không đúng mà phải quan tâm đến cháu mỗi khi cháu có những hành vi tốt. Khen thưởng: Đừng tiếc lời khen ngợi trẻ khi nó ăn nói lễ phép. Do vậy, cháu sẽ nhanh chóng nhận ra được làm việc tốt, cư xử đúng mực sẽ được khen thưởng. Bạn cũng có thể tặng cho cháu hình dán có hình sao vàng, hình dán những con thú xinh xắn mỗi khi cháu biết cách kiềm chế cơn giận, hòa đồng và đối xử tốt với mọi người xung quanh. Hạn chế giờ xem phim hay chơi điện tử: Hiện nay, những chồng phim bộ do người lớn thuê về nhà xem hay các chương trình trò chơi điện tử dành cho trẻ con chứa đầy những tiếng kêu gào, những pha đâm chém, máu me, những pha xô đẩy và bạo lực. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên dành thời gian cùng xem phim với con trẻ, đặc biệt là những trẻ thường có hành vi hung hăng, để có thể kiểm tra chất lượng các chương trình chúng đang theo dõi. Cho trẻ tập thể dục: Nếu không cho trẻ tập thể dục để đốt cháy bớt năng lượng thừa thì rất có thể trẻ sẽ quậy phá lung tung trong nhà và nổi nóng với mọi người khi nó không vừa lòng về chuyện gì đó. Nếu con bạn là đứa bé hiếu động, thích chạy nhảy, hãy cho trẻ tự do tham gia những trò chơi ngoài trời càng nhiều càng tốt. Nhờ người khác giúp đỡ: Đừng ngại trong việc yêu cầu sự giúp đỡ. Đôi khi, sự can thiệp hoặc giúp đỡ của cha mẹ không đủ để trẻ giảm bớt sự căng thẳng, nóng tính của chúng. Nếu con bạn ngày một nóng tính, nó hay làm cho những đứa trẻ khác sợ hãi hoặc giận dữ, hoặc mọi nổ lực của bạn để thay đổi tính khí của nó cũng không hiệu quả, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ khoa nhi, vị bác sĩ này sẽ trở thành nhà cố vấn về tâm lý cho trẻ. Từ đó bạn có thể hiểu được đâu là nguyên nhân làm cho trẻ hay cáu gắt và giúp trẻ bỏ được thói quen đó. Hãy nhớ rằng, con bạn còn rất nhỏ nên bạn phải hết sức kiên nhẫn. . Trẻ con hung hăng Sự hung hăng của trẻ ở tuổi chập chững đi đôi khi làm cho người lớn sửng sốt, nhưng hãy yên tâm vì đó là giai đoạn phát triển rất bình thường. Trẻ có thích. đau. Thoạt đầu, trẻ xin lỗi có vẻ miễn cưỡng nhưng dần dần trẻ sẽ biết nói xin lỗi một cách thành thật. Trẻ con cũng đã có lòng trắc ẩn nhưng đôi khi cái tôi của những đứa trẻ ở tuổi bắt đầu. cho trẻ con chứa đầy những tiếng kêu gào, những pha đâm chém, máu me, những pha xô đẩy và bạo lực. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên dành thời gian cùng xem phim với con trẻ, đặc biệt là những trẻ

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN