1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Vì sao trẻ hay đánh bạn? ppt

8 383 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 160,59 KB

Nội dung

Vì sao trẻ hay đánh bạn? Chỉ vài xích mích với bạn khi đang chơi đùa, trẻ có thể nổi tính hung hăng đánh bạn. Hiện tượng trẻ em có hành vi bạo lực ngày càng tăng, nhiều vụ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Minh Ngọc, học sinh lớp 5 một trường tiểu học quận Đống Đa, vừa nhận quyết định nghỉ học của nhà trường vì hành động đánh bạn. Trong giờ ra chơi, cậu bạn ngồi bên cạnh chỉ nói vài câu không vừa ý, Ngọc đã nổi cáu. Ngọc định xông vào đánh nhưng được bạn bè ngăn lại. Không ngờ, tan học, Ngọc chờ ngoài cổng, dùng dao xông vào dọa đâm bạn. Kết quả, cậu bạn phải khâu ba mũi, còn Ngọc thì bị trầy xước hết mặt. Gần đây nhất là trường hợp của T (học sinh lớp 8, Nghệ An). Do mâu thuẫn cá nhân, T đã dùng dao lam rạch mặt bạn. Kết quả để lại một vết rạch sâu dài khoảng 10cm trên má trái người bạn. Nguyên nhân Trong quá trình trưởng thành của trẻ, có thể nhiều lúc trẻ có những hành động bộc phát và không kiểm soát hành vi của mình. Trẻ cáu, xích mích, gây gổ, đánh bạn trong lúc chơi. Điều này là hoàn toàn bình thường trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện các kĩ năng sống của trẻ. Dù là đứa trẻ ngoan nhưng cũng có thể hành động sai trái. Đặc điểm của trẻ ở tuổi vị thành niên thường có tính khí không ổn định, hay hành động theo những suy nghĩ của cá nhân và chưa nhìn nhận thức rõ những hậu quả vấn đề xảy ra với trẻ. Đây cũng là giai đoạn mà cha mẹ rất khó khăn trong việc dạy bảo, uốn nắn trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới trẻ em hung hăng và có những hành vi bạo lực với bạn bè. Đó cũng được coi là một hiện tượng rối loạn tâm lý ở trẻ. Nguyên nhân do trẻ sống trong môi trường chứng kiến cảnh bạo lực gia đình và là nạn nhân của những hành động bạo lực. Khi phải tiếp xúc với những hình ảnh bạo lực đó, trẻ rất dễ dẫn tới các hành vi bạo lực sau này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những trẻ em có tuổi thơ sống trong hoàn cảnh bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực, có hành vi bạo lực cao hơn nhiều so với những trẻ bình thường. Nếu gia đình không có sự đùm bọc yêu thương chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình, đó là nguồn gốc sinh ra những tổn thương về tâm lý ở trẻ và dễ dẫn tới những phản ứng bạo lực, gây gổ thù hằn ở trẻ. Bạo lực gia đình ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ về thể chất cũng như tâm hồn của trẻ. Bên cạnh đó, truyền thông cũng tác động to lớn tới sự hình thành nhân cách của trẻ. Hiện nay, các loại phim ảnh, truyền hình, báo chí và game bạo lực đang tràn lan. Trẻ em thường xuyên tiếp xúc bởi những hình ảnh bạo lực. Chính những hình ảnh đó đã kích động tâm lý của trẻ. Những bộ phim, trò chơi game chứa hình ảnh bạo lực ngày càng nhiều, trong khi đó người lớn không thể kiểm soát hết được. Nhiều vụ hành hung gây hậu quả nghiêm trọng do trẻ vị thành niên gây ra, nguyên nhân cũng chỉ vì xem phim, chơi game rồi dẫn tới những hành động bạo lực. “Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ đã khẳng định: Các bé trai từ 2 - 5 tuổi, nếu xem nhiều phim hoạt hình hoặc các môn thể thao có tính bạo lực, khi lớn lên sẽ có thể trở nên “hung hăng”, không Mặt khác, trẻ em độ tuổi thanh thiếu niên thường có xu hướng muốn tự khẳng định mình và thực tế nhiều em đã không chọn được, hoặc không được giúp đỡ để chọn cách khẳng định mình phù hợp nên đã thể hiện xu hướng này ra thành những hành vi gây hấn, bạo lực, để chứng tỏ mình mạnh mẽ, có quyền lực. Đồng thời, tại lứa tuổi này các em cũng có xu hướng chiụ sự chi phối rất nhiều từ các nhóm bạn bè. Do vậy, một nguyên nhân nữa dẫn tới tình trạng bạo lực ở trẻ có thể kể đến là sự tác động, lôi kéo từ phía nhóm bạn bè. Nhiều bè phái, nhóm đánh bạn trong các trường học có thể được hình thành, xuất phát từ nguyên nhân này. Hậu quả về mặt tâm lý Những rối loạn tâm lý của trẻ biểu hiện qua hành vi, cách ứng xử giao tiếp. Các hành vi rối loạn bao gồm sự hung hãn, bạo lực, phá hoại, trộm cắp, nói dối Điều này làm ảnh hưởng tới học tập, các hoạt động và mối quan hệ trong đời sống của trẻ. Trẻ đánh bạn, gây rối ở trường dẫn tới biết vâng lời, gặp các rối loạn về hành vi ứng xử hoặc mắc chứng thiếu tập trung”. (Theo TTXVN) hạnh kiểm kém. Mặt khác, trẻ khó hòa nhập, tuân thủ các quy tắc của xã hội. Nếu trẻ không được hỗ trợ phù hợp ngay từ tuổi vị thành niên, khi lớn lên, những trẻ thường xuyên có hành vi bạo lực này có thể sẽ trở thành kẻ vi phạm pháp luật hoặc trở thành phần tử phá hoại xã hội. Giáo dục và hỗ trợ chăm sóc một trẻ có những hành vi như trên là một thách thức lớn đối với cha mẹ và thầy cô giáo. Cha mẹ cần làm gì? Bất cứ hành vi bạo lực của trẻ cũng cần được cha mẹ ngăn chặn, can thiệp kịp thời. Trước tiên, cha mẹ cần phân biệt giữa hành vi bạo lực của trẻ chỉ là hành động ngẫu nhiên, nhất thời với hành động lặp lại nhiều lần, diễn ra thường xuyên. Cha mẹ cần bình tĩnh xem xét hành động của trẻ để tìm ra nguyên nhân. Bất cứ sự nổi giận nào của bố mẹ cũng làm ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Cha mẹ cần dành thời gian trao đổi, trò chuyện với trẻ. Cha mẹ nên tỏ rõ thái độ không đồng tình về đề tài bạo lực qua phim ảnh, sách báo. Ở độ tuổi đang phát triển, cha mẹ cần từng bước dạy cho trẻ học cách kiểm soát những căng thẳng và biết suy nghĩ trước mọi hành động. Môi trường sống đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ sống trong một môi trường tràn đầy tình yêu thương, gia đình luôn là mái ấm hạnh phúc của trẻ, là nơi trẻ có thể nói ra những suy nghĩ của mình. Thường xuyên gần gũi và giải thích cho trẻ hiểu rằng cha mẹ không thích những hành vi bạo lực của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên quan tâm tới học hành, các mối quan hệ bạn bè và các hoạt động của trẻ nhưng không can thiệp một cách quá mức những riêng tư cá nhân của con trẻ. Cha mẹ cần thường xuyên trao đổi, kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục con cái. Cũng giống người lớn, trẻ cần cảm thấy mình có một vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và có những quyết định của riêng mình. Hãy dạy trẻ tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể của trường, nhà văn hóa, chơi một số môn thể thao, văn hóa văn nghệ, rèn luyện và phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Sự quan tâm, hỗ trợ, can thiệp sớm của cha mẹ ngay từ những hành vi bạo lực đầu tiên sẽ hữu ích cho trẻ hơn nhiều so với việc can thiệp khi hành vi bạo lực đã trở thành thói quen của trẻ. Trong một số trường hợp cần thiết, cha mẹ nên tìm đến các chuyên gia tâm lý, giáo dục để được tư vấn về cách hỗ trợ phù hợp; hoặc đưa trẻ đến các Trung tâm tham vấn tâm lý để các chuyên gia có điều kiện trao đổi, trò chuyện và hỗ trợ trẻ. . Vì sao trẻ hay đánh bạn? Chỉ vài xích mích với bạn khi đang chơi đùa, trẻ có thể nổi tính hung hăng đánh bạn. Hiện tượng trẻ em có hành vi bạo lực ngày càng. nhân Trong quá trình trưởng thành của trẻ, có thể nhiều lúc trẻ có những hành động bộc phát và không kiểm soát hành vi của mình. Trẻ cáu, xích mích, gây gổ, đánh bạn trong lúc chơi. Điều này. thiện các kĩ năng sống của trẻ. Dù là đứa trẻ ngoan nhưng cũng có thể hành động sai trái. Đặc điểm của trẻ ở tuổi vị thành niên thường có tính khí không ổn định, hay hành động theo những suy

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w