Chớ coi thường docx

4 219 0
Chớ coi thường docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chớ coi thường Bé An, ngụ tại quận Tân Bình, TP.HCM, năm nay 11 tuổi nhưng mới học lớp 4 thay vì lớp 6 như bạn cùng trang lứa. Từ ngày đi học, em học hành rất kém, tiếp thu chậm so với bạn bè. Cha mẹ cho rằng em ham chơi, không chịu học hành, nên thường xuyên la mắng, thậm chí dùng cả đòn roi. Chỉ sau khi nghe người quen mách bảo, đưa em Trẻ cần được học hành, vui chơi đầy đủ để phát triển toàn diện. Chăm sóc con chu đáo sẽ giúp trẻ tránh khỏi những bệnh lý về tâm thần. đi bệnh viện khám, gia đình mới biết em bị chậm phát triển tâm thần. Nhiều mức độ Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ chậm phát triển tâm thần khi hội đủ 3 tiêu chuẩn: chỉ số thông minh (IQ) dưới 70, thiếu sót thường xuyên hoặc xáo trộn ít nhất 2 kỹ năng thích nghi (giao tiếp, tự chăm sóc, sinh hoạt trong gia đình, học tập, tự định hướng, công việc, sức khoẻ, giải trí, an toàn…), xảy ra trước năm 18 tuổi. Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, lý do đến khám hàng đầu ở trẻ dưới 6 tuổi là chậm nói (50%), còn trẻ trên 6 tuổi lý do đến khám nhiều nhất là khó khăn học tập, trong đó chậm phát triển tâm thần chiếm đa số và kế đó là rối loạn hành vi . Chậm phát triển tâm thần có nhiều mức độ. Dựa vào IQ, người ta có thể chia ra độ nhẹ, IQ từ khoảng 50 – 55 đến 70; trung bình, IQ từ khoảng 35 – 40 đến 50 – 55; nặng, IQ từ khoảng 20 – 25 đến 35 – 40; cực nặng, IQ dưới 20 – 25. Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, trưởng đơn vị Tâm lý trẻ em và trẻ vị thành niên bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết 87% trường hợp chậm phát triển tâm thần có mức độ nhẹ nên chỉ được phát hiện khi trẻ đi học và chậm tiếp thu bài học so với các bạn cùng trang lứa. Khi trẻ lớn, chúng vẫn có thể sống tự lập trong cộng đồng và không được xem là người chậm phát triển. Còn lại 13% người IQ dưới 50, có chức năng rất hạn chế. Tuy nhiên với chương trình can thiệp sớm trước 6 tuổi, khi trưởng thành, những người này vẫn có thể sống thoải mái trong cộng đồng. Mẹ và con đều phải phòng tránh Tại Việt Nam chưa có thống kê chính xác về số người bị chậm phát triển tâm thần. Nhưng tại Hoa Kỳ, nếu căn cứ tần suất 2,5 - 3% dân số có chậm phát triển tâm thần (khảo Có nhiều nguyên nhân gây ra chậm phát triển tâm thần như mẹ bị rubella, giang mai, HIV, sử dụng rượu, xì ke, thuốc lá; trẻ sinh nhẹ cân, chấn thương não, sinh non, bị bệnh Down; trẻ lớn lên mắc bệnh viêm não, viêm màng não, ho gà, ngộ độc chì, thuỷ ngân, suy dinh dưỡng sống trong môi trường không lành mạnh, thiếu kích thích. Để phòng ngừa bác sĩ Thanh đề nghị tầm soát một số bệnh ngay sau khi sinh như vàng da nặng; cho trẻ chích ngừa ho gà, sởi, rubella, viêm màng não do Hib.; cho trẻ đội nón bảo hiểm để giảm chấn thương sọ não; bổ sung acid folic cho mẹ. Trước khi quyết định mang thai, mẹ nên chích ngừa rubella. sát năm 1980) thì ước lượng có 6,2 đến 7,5 triệu người chậm phát triển tâm thần, gấp 10 lần bệnh bại não, gấp 28 lần khiếm khuyết ống thần kinh, gấp 25 lần chứng khiếm thị. . Chớ coi thường Bé An, ngụ tại quận Tân Bình, TP.HCM, năm nay 11 tuổi nhưng mới học lớp 4 thay. rất kém, tiếp thu chậm so với bạn bè. Cha mẹ cho rằng em ham chơi, không chịu học hành, nên thường xuyên la mắng, thậm chí dùng cả đòn roi. Chỉ sau khi nghe người quen mách bảo, đưa em . trẻ chậm phát triển tâm thần khi hội đủ 3 tiêu chuẩn: chỉ số thông minh (IQ) dưới 70, thiếu sót thường xuyên hoặc xáo trộn ít nhất 2 kỹ năng thích nghi (giao tiếp, tự chăm sóc, sinh hoạt trong

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan