1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Hay chơi cũng tốt pps

7 123 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 163,69 KB

Nội dung

Hay chơi cũng tốt Người lớn thường cho rằng đồ chơi là một loại hình giải trí đơn thuần cho con trẻ. Chính vì vậy, phần thưởng của các em trong những lúc nghỉ hè hoặc các dịp lễ tết cho trẻ nhỏ (như ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 hoặc trung thu) mới là những món đồ chơi mà các em yêu thích. Thậm chí còn có những người cha, người mẹ còn cấm ngặt con cái không được chơi bất cứ đồ chơi gì trong suốt cả năm học. Song thực tế cho thấy, như vậy là các vị phụ huynh đã bỏ lỡ một cách bổ trợ trí lực đơn giản nhưng rất hiệu quả cho trẻ. Đồ chơi giúp trẻ phát triển: Sau quá trình nghiên cứu tại cô nhi viện, một học giả người Mỹ đã thấy rằng: trẻ được chơi đùa với đồ chơi trong một giờ đồng hồ mỗi ngày, mặc dù không có người lớn chơi cùng, có sự phát triển nhanh hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác tại đây. Điều đó có thể chứng minh rằng vai trò của đồ chơi đối với sự phát triển nói chung của trẻ là rất quan trọng. Đồ chơi còn có tác dụng tích cực trong quá trình trưởng thành của trẻ. Chúng giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, và học được nhiều kỹ năng phục vụ cho cuộc sống sau này. Tuy nhiên, mỗi loại đồ chơi khác nhau lại có tác dụng đến với trẻ khác nhau. Bởi vậy, khi hướng dẫn cho trẻ chơi, các vị phụ huynh cần lựa chọn cho con cái mình những đồ chơi, trò chơi phù hợp không chỉ với sự phát triển nói chung của các em mà còn dựa trên sở thích của trẻ. Các bạn có thể tham khảo qua sự phân loại sau:  Loại đồ chơi bổ ích: đồ chơi loại này giúp trẻ nhận biết được những khái niệm và biết cách xoay sở, giải quyết công việc. Ví dụ như chơi với trò chơi ghép hình, trẻ có thể tìm hiểu được thế nào là bộ phận, thế nào là chỉnh thể. Trò chơi phân loại giúp trẻ biết được sự giống nhau và khác nhau. Trò chơi sắp xếp đồ vật từ nhỏ đến lớn giúp trẻ hiểu được khái niệm về thứ tự. Cha mẹ nên cùng chơi những trò này để hướng dẫn trẻ hiểu đúng về sự vật.  Loại đồ chơi mô phỏng cuộc sống xã hội: ví dụ trò chơi phân vai diễn yêu cầu có từ 2 người trở lên là trò chơi giúp trẻ bộc lộ tình cảm và suy nghĩ. Đồ chơi cùng trong những trò chơi như thế này tương đối nhiều như búp bê, đồ hàng,… Nội dung của trò chơi thường dựa trên cuộc sống hàng ngày (thông thường, trẻ thường thích bắt chước các sinh hoạt trong gia đình: nấu cơm, đi chợ, đưa nôi,…) Tốt nhất, người lớn nên cho các em tự chơi trò chơi loại này với nhau, từ đó quan sát để có thể hiểu được trẻ một cách đầy đủ nhất.  Trò chơi tổng hợp: có những trò chơi buộc trẻ phải vận dụng tổng hợp nhiều kỹ năng. Ví dụ trò chơi xây dựng, xếp gỗ, xây nhà cao đòi hỏi sự kết hợp giữ các thao tác khéo léo của đôi tay với sự tư duy để tạo sự cân bằng cho đồ vật. Hơn nữa, thông qua đây, trẻ sẽ học được cách tập trung vào công việc và hiểu rằng có kiên trì, nhẫn nại mới đạt được kết quả cuối cùng.  Trò chơi gắn liền với những thao tác: Những trò chơi kiểu này đòi hỏi sự hoạt động của tay chân và của cả cơ thể của trẻ như trò chơi thi đứng vững, nhảy bước, nhảy ô, bật nhảy… Chúng sẽ mang lại cho các em sức khỏe, sự dẻo dai, hưng phấn khi tham gia vào trò chơi.  Trò chơi phát triển khả năng ngôn ngữ: sách đồ chơi, tranh minh họa, băng hình và những bài hát trẻ con có thể thúc đẩy sự phát triển của thính giác, thị giác, khơi gợi khả năng nghe, nói, đọc, viết của trẻ.  Trò chơi mang tính khoa học: những trò chơi kiểu như xem, quan sát sự vật uq kính hiển vi, kính vạn hoa,… có tác dụng làm tăng khả năng phân tích, thu thập, so sánh, quan sát của trẻ. Chúng khiến cho trẻ phải động não nhiều hơn và rất có lợi cho sự phát triển trí lực của trẻ sau này. Lứa tuổi chọn đồ chơi Dù ở bất kỳ lứa tuổi nào trẻ cũng rất thích được vui chơi. Song các bạn cần dựa vào độ tuổi của con mình để lựa chọn cho trẻ những đồ chơi thích hợp. Bởi trẻ ở mỗi một độ tuổi khác nhau sẽ có sở thích về đồ chơi khác nhau.  Trẻ dưới 1 tuổi: những trò chơi có âm thanh, màu sắc như bóng bay, búp bê,… được các bé ở lứa tuổi này đặc biệt ưa thích. Chúng sẽ giúp ích cho sự phát triển của thị giác, thính giác, khứu giác ở trẻ.  Trẻ từ 1-3 tuổi: trẻ ở độ tuỗi này thướng thích chơi những đồ chơi đòi hỏi phải có thao tác nhất định. Vì thế, các bạn có thể chọn cho bé những loại đồ chơi như ôtô, xe hỏa, hoặc những đồ chơi di động được.  Trẻ từ 3-7 tuổi: Đây là thời kỳ trẻ rất giỏi bắt chước, hay học lỏm, phát triển rất nhanh. Các bạn cần chọn cho con cái những trò chơi làm tăng khả năng bắt chước, kích thích trí tưởng tượng và sự thích thú khi được diễn xuất của trẻ, hay những trò chơi phản ánh tình cảm, thái độ như mặc quần áo cho búp bê, trò chơi y tá  Trẻ từ 7-10 tuổi: Khi ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu đi học, các bạn có thể chọn cho con cái mình những trò chơi để trẻ có thể phát triển khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ và khả năng tư duy một cách tốt nhất. Ví dụ những bộ đồ chơi vật lý, lắp ráp các mô hình có cấu trúc tương đối phức tạp, các bộ kính hiển vi, bộ đồ thí nghiệm đồ chơi… Chọn cho con đồ chơi lý thú và bổ ích không phải là điều dễ dàng. Song, như thế không phải là để con cái tự chơi một mình. Tốt nhấ, những người làm cha, làm mẹ cũng nên chơi cùng với trẻ, hướng dẫn cho trẻ cách chơi, để làm cho các em vui vẻ, hứng khởi và thích thú hơn với các loại đồ chơi của mình. Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh thích mua cho con các loại đồ chơi cao cấp như ô tô điều khiển từ xa, người máy, tàu hỏa chạy pin… Nhưng trên thực tế, những đồ chơi đó chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trí tuệ cho trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý thì đồ chơi điện tử tinh tế và phức tạp chỉ thích hợp … để ngắm. Mọi quá trình vận hành đều tự động nên trẻ hầu như không có cơ hội phát huy trí sáng tạo và trí tưởng tượng Nếu để ý quan sát, chúng ta sẽ thấy trẻ thích chơi đồ chơi đơn giản. Tại vì chúng kém thông minh? Trái lại chúng rất giàu trí tưởng tượng. Một đoàn tàu điện tử sẽ làm chúng nhanh chán hơn một đoàn tàu làm từ những khối gỗ đơn giản. Khi không muốn làm người lái tàu, bé sẽ xếp chồng các khối gỗ lên nhau, vậy là đã có một ngôi nhà cao tầng. Rồi bé bày các khối gỗ ra, vậy là bé đã có một hạm đội do mình chỉ huy… . cái tự chơi một mình. Tốt nhấ, những người làm cha, làm mẹ cũng nên chơi cùng với trẻ, hướng dẫn cho trẻ cách chơi, để làm cho các em vui vẻ, hứng khởi và thích thú hơn với các loại đồ chơi.  Loại đồ chơi mô phỏng cuộc sống xã hội: ví dụ trò chơi phân vai diễn yêu cầu có từ 2 người trở lên là trò chơi giúp trẻ bộc lộ tình cảm và suy nghĩ. Đồ chơi cùng trong những trò chơi như. Hay chơi cũng tốt Người lớn thường cho rằng đồ chơi là một loại hình giải trí đơn thuần cho con trẻ. Chính vì vậy, phần

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

w