Đồ chơi Một cửa hàng đồ chơi nọ có một câu khẩu hiệu rất hay: "Hãy để con bạn vui chơi và lớn lên". Trẻ con lớn lên nhờ được chơi. Vì vậy, đồ chơi đối với trẻ con rất quan trọng. Bạn nên biết một số nguyên tắc về đồ chơi và cách cho trẻ em chơi. 1. Một vài lưu ý: Đừng để cho đứa trẻ chơi đồ chơi nhỏ hơn nắm tay của nó. Tránh những sợi dây quá dài (trên 25 cm), tránh những vật có góc nhọn, sắc, hoặc những vật dễ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ vì em bé có thể nuốt nó hoặc bị thương. Đối với thú có lông thì phải đảm bảo không đâm vào mắt em bé và các chất để nhồi bên trong đồ chơi không bị thoát ra ngoài. Nên tránh những đồ chơi khó giặt, nên chọn những đồ chơi có thể giặt máy được, dễ dàng bảo quản. 2. Một đứa trẻ không cần có nhiều đồ chơi cùng một lúc bởi vì nó sẽ chán. Tốt hơn nên cất giữ những đồ chơi mà nó thích. Một hoặc hai tuần sau khi đứa bé chán đồ chơi mà chúng đang có, đòi đồ chơi mới, lúc đó hãy đem những đồ chơi mà bạn cất giữ trước đó ra. Dù là cũ nhưng những đồ chơi này cũng hấp dẫn đứa trẻ giống như mới. 3. Những đồ chơi chưa hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ không làm cho đứa trẻ thích thú, nó dễ bị thất vọng vì không sử dụng được những đồ chơi này. Tốt hơn hết nên cất đi và đưa ra cho em bé sử dụng lại sau vài tháng. 4. Nếu bạn có thói quen giấu đứa bé những món đồ chơi cũ và sau đó sử dụng lại, đứa bé sẽ có ấn tượng mỗi ngày có thêm một đồ chơi mới. Đây là một phương tiện tốt để canh chừng trẻ. 5. Dùng một hộp đựng bánh bằng sắt hoặc hộp đựng giày rồi cất giữ lại, những thứ đã nêu trên để làm đồ chơi cho em bé. Rất hữu ích trong những trường hợp bạn đang nói điện thoại, nấu nướng, hoặc ngay cả khi dỗ bé để cho nó bớt quấy. 6. Những đồ chơi ngộ nghĩnh nhất và lý thú nhất không bắt buộc là những thứ đắt tiền được bán ở tiệm. Hãy tìm hiểu con của bạn để chọn đồ chơi cho nó tuỳ theo lứa tuổi: Hộp đựng đồ ăn bằng nhựa. Hộp không bằng nhựa hoặc bằng giấy carton. Muỗng bằng gỗ, thìa, ly, dĩa bằng giấy bìa cứng. Nhiều hộp với nhiều kích cỡ khác nhau dễ dàng đóng mở (ví dụ hộp đựng thuốc, hộp đựng xà phòng, hộp đựng trà), không được dùng hộp bằng thủy tinh. Ống bằng giấy bìa cứng. Túi xách bằng giấy. Vớ ngắn hoặc găng tay chỉ còn lại một chiếc. Kẹp để cặp áo quần. Bàn chải chân, bàn chải áo quần. Giấy bạc, giấy màu, giấy hoa. Banh tennis. Những mẩu vải thừa. Những hũ đựng yaout trống, có màu sắc sặc sỡ. Thẻ bằng nhựa, ví dụ: thẻ điện thoại đã sử dụng hết. Chìa khoá cũ. Cái đeo chìa khoá, những đồ quảng cáo. . những đồ chơi mà nó thích. Một hoặc hai tuần sau khi đứa bé chán đồ chơi mà chúng đang có, đòi đồ chơi mới, lúc đó hãy đem những đồ chơi mà bạn cất giữ trước đó ra. Dù là cũ nhưng những đồ chơi. bên trong đồ chơi không bị thoát ra ngoài. Nên tránh những đồ chơi khó giặt, nên chọn những đồ chơi có thể giặt máy được, dễ dàng bảo quản. 2. Một đứa trẻ không cần có nhiều đồ chơi cùng. Đồ chơi Một cửa hàng đồ chơi nọ có một câu khẩu hiệu rất hay: "Hãy để con bạn vui chơi và lớn lên". Trẻ con lớn lên nhờ được chơi. Vì vậy, đồ chơi đối với trẻ