Này con, khoan khoan hãy... lớn! pot

8 78 0
Này con, khoan khoan hãy... lớn! pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Này con, khoan khoan hãy lớn! Con dường như đã sẵn sàng sành điệu hơn, duyên dáng hơn, trưởng thành hơn? Chỉ trong vòng một giờ thôi, con đã hết rúc vào lòng bạn ôm ôm ấp ấp rồi lại giả lơ và thở dài trước những lời “giáo huấn” của bạn, hết xoay sang chơi búp bê rồi lại kì kèo năn nỉ bạn cho bé trang điểm cho xinh đẹp. Bạn bối rối chẳng hiểu ra làm sao? Con bạn thật ra cũng đang có cảm giác như vậy đấy. Từ “preteen” được dùng để chỉ những bé từ 10 – 12 tuổi, cái tuổi sắp trở thành thiếu niên, thiếu nữ. Nhưng thật ra ngày nay, nếu xét về suy nghĩ và tính cách, nhóm “tiền teen” này đã mở rộng ra hơn, với cả những bé mới lên 7 lên 8. Chắc chắn bé vẫn còn tình yêu bao la với những thứ phù hợp tuổi của mình như búp bê hay những con thú đồ chơi xinh xắn; nhưng bên cạnh đó, bé cũng đã bắt đầu mê mẩn với những thứ sành điệu hơn, duyên dáng hơn và trưởng thành hơn như điện thoại di động, American Idol, trang điểm, thời trang hay những bộ phim muốn xem cần được sự cho phép của bố mẹ. Giữa sự hồn nhiên và trưởng thành, trẻ ở độ tuổi đến trường ngày nay có phần “vất vả” hơn trong việc xác định lứa tuổi của mình. Điều đó, theo Elizabeth Berger - chuyên gia tâm lý trẻ em - là do “văn hóa của chúng ta ngày càng sớm gây áp lực cho trẻ khiến chúng phải hành xử như những người lớn hơn.” Bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn áp lực phát triển sớm này đánh cắp tuổi thơ của con mình, nhưng chắc chắn bạn có đủ khả năng để kiềm chế nó. Sau đây là một vài cách đơn giản giúp bạn hiểu hơn – và dẫn dắt tốt hơn – con yêu đang từng ngày thay đổi. Xem những gì con vẫn hay xem Theo một báo cáo mới đây của Kaiser Family Foundation, trẻ từ 8-10 tuổi dành đến hơn 17 giờ một tuần để xem TV. Bạn có thể quản lý những chương trình tác động lên con mình bằng cách chú ý việc xem TV của bé - không chỉ là khoảng thời gian con dán mắt vào màn hình mà còn là bé đang xem chương trình gì, nội dung ra sao. Ngày càng có nhiều chương trình truyền hình (và quảng cáo) nhắm tới đối tượng trẻ trong độ tuổi này, với những nội dung và sản phẩm thực ra được xem là phù hợp với tuổi teen hơn. Bởi vì hầu hết trẻ 8 tuổi hâm mộ các anh chị tuổi teen nên nhiều nhà tiếp thị quyết định quảng cáo những sản phẩm cho chúng như thể chúng cũng thật sự là teen. Bạn có thể đang nghĩ đó thật ra đâu phải điều gì ghê gớm, vì trẻ con làm gì đã có tiền mà tiêu cơ chứ? À, nhưng chúng có thể nài nỉ bố mẹ (tại Mỹ, trẻ dưới 12 tuổi đã sử dụng đến 500 triệu dollar mỗi năm rồi đấy). Bố mẹ cũng cần chú ý: không phải chương trình nào phát trên kênh trẻ em cũng đều phù hợp lứa tuổi của bé. Nếu không thích những gì bạn đang nghe và thấy, hãy tắt TV đi và trao đổi với con những điều mà bạn lo lắng. Bạn có thể nói: “Mẹ không thích chương trình này vì cái cách mà những bạn nổi tiếng đùa cợt và cười nhạo các bạn khác. Con nghĩ sao?” Và sau đó, hãy giúp bé tìm những chương trình bổ ích hơn để xem. Tăng cường kiến thức về cơ thể Hơn một thập kỷ qua - vì nhiều lý do khác nhau - nhiều bé gái mới bảy tuổi bắt đầu có ngực phát triển và có lông ở vùng kín. Những bé trai cũng có thể phát triển sớm nhưng nhìn chung hiện tượng này phổ biến ở bé gái hơn. Vì vậy, con gái bé bỏng của bạn có thể vẫn suy nghĩ như một học sinh lớp 3 bình thường nhưng cơ thể thì đã như nữ sinh cấp 2, khiến cho cả bạn và bé đều bối rối. Trong trường hợp đó, hãy giúp con hiểu rằng những thay đổi cơ thể kia là hoàn toàn bình thường và tất cả mọi người đều phải trải qua giai đoạn đó, bé chỉ là phát triển sớm hơn các bạn một chút mà thôi. (Bạn có thể cùng con tham khảo về những thay đổi thể chất diễn ra trong giai đoạn dậy thì tại đây.) Và bất kể con bạn có dậy thì sớm hay không thì tất cả trẻ ở độ tuổi này đều đã bắt đầu nhận thức rõ hơn về sự phát triển cơ thể của mình và so sánh với các bạn khác: các bé gái có thể buồn phiền về cân nặng trong khi bé trai lại quan tâm về chiều cao hay ước ao một cơ thể rắn chắc, vạm vỡ. Sự tự nhận thức ở độ tuổi này có thể tác động đến suy nghĩ của bé về vẻ ngoài, cách ăn mặc và hành xử của bản thân. Vì vậy bố mẹ hãy cố gắng chuyển sự tập trung từ vẻ ngoài sang những thứ khác làm con trở nên đặc biệt, chẳng hạn như hãy khen khiếu hài hước, khả năng làm toán nhanh, lòng tốt hoặc sự khéo léo của con. Hãy để bé được sống đúng với tuổi thơ của mình Đây nên là khoảng thời gian cho những khám phá sáng tạo, thể chất và trí tuệ; là khoảng thời gian để con bạn trải nghiệm những cái mới (từ thể thao đến âm nhạc, nghệ thuật). Những hoạt động không cấu trúc như xây thành phố từ những khối hộp, chơi làm cô giáo với búp bê hay thú nhồi bông rất quan trọng với sự phát triển của bé và giúp bé gìn giữ sự hồn nhiên. Nhưng hãy giúp bé sống trọn vẹn với tuổi thơ của mình Ảnh: Inmagine Vấn đề là trẻ em ngày nay được tiếp cận với quá nhiều những sản phẩm cho teen như điện thoại di động và trò chơi điện tử; và một khi đã bị cuốn vào đó thì trò xích đu ở sân sau sẽ mất ngay đi sự hấp dẫn. Vì vậy càng hạn chế con trước những sản phẩm này, bạn càng giúp bé phát triển tốt hơn. Bạn của con có thể có điện thoại di động nhưng không có nghĩa là con bạn cũng cần. Bố mẹ không nên để bị tác động bởi sự so bì như vậy. Còn nếu đã quyết định mua điện thoại cho con - vì lý do an toàn hay để liên lạc - bạn vẫn có thể đặt ra những giới hạn để kiểm tra. Hãy gần gũi với con May mắn thay, hầu hết trẻ từ 7-12 tuổi vẫn thích dành thời gian bên bố mẹ, hãy "tranh thủ" điều này. Bạn có thể lên những hoạt động vui vẻ như gia đình chơi cùng nhau vào buổi tối và dành vài phút mỗi tối trò chuyện với con về những gì bé lo lắng hay cảm thấy khó khăn. Để chuẩn bị trước cho con những thử thách ở tuổi teen, bạn hãy tạo dựng nền móng vững chắc trong giao tiếp và đặt ra những giới hạn hợp lý ngay từ bây giờ. . Này con, khoan khoan hãy lớn! Con dường như đã sẵn sàng sành điệu hơn, duyên dáng hơn, trưởng thành. những giới hạn để kiểm tra. Hãy gần gũi với con May mắn thay, hầu hết trẻ từ 7-12 tuổi vẫn thích dành thời gian bên bố mẹ, hãy "tranh thủ" điều này. Bạn có thể lên những hoạt. rắn chắc, vạm vỡ. Sự tự nhận thức ở độ tuổi này có thể tác động đến suy nghĩ của bé về vẻ ngoài, cách ăn mặc và hành xử của bản thân. Vì vậy bố mẹ hãy cố gắng chuyển sự tập trung từ vẻ ngoài

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan