Cư xử với con cả Theo điều tra của nhiều nhà tâm lý, những đứa con đầu lòng giống nhau ở điểm biết lẽ phải và có ý thức lo lắng cho gia đình nhiều hơn so với các em. Cha mẹ cũng đặt nhiều trọng trách lên đứa con đầu lòng. Nhưng để tránh cho con không bị sốc, các bậc cha mẹ cần lưu ý: Cha mẹ đừng cho rằng con cả phải hoàn thiện, phải làm gương cho các em nhỏ noi theo. Thực ra, nó cũng như những đứa trẻ khác, cũng có quyền được cười, được mặc áo trái, được nói ra những điều ngốc nghếch và thỉnh thoảng được làm hỏng việc. Nếu con cả ghen tị với em, cha mẹ nên lật album ảnh: “Con cũng từng bé như vậy, ba mẹ cũng đã phải lo lắng cho con luôn.” Chỉ cho con thấy ưu điểm lứa tuổi của nó. Con cả thường thấy mình thiệt thòi hơn các em như phải dọn dẹp bàn ăn, quét nhà, hay mặc quần áo một mình. Cha mẹ hãy cho nó những quyền lợi của người lớn như tự ăn uống, tự tay làm bánh… Trẻ sẽ rất tự hào về điều này. Trường hợp con lớn cãi nhau với em hoặc làm điều gì ngốc nghếch, cha mẹ hãy tránh đi những lời phê bình kiểu như: “con là lớn nhất, không được làm như vậy”. Thỉnh thoảng, để cho con cả được làm … trẻ con. Ví dụ, nếu nó mút tay thì đừng giễu cợt. Nó thích nghịch ngợm, chơi nặng bột, nghịch cát thì cha mẹ đừng cho rằng các trò chơi này không còn ở lứa tuổi của nó nữa. Hãy để cho con thỉnh thoảng tìm lại những niềm vui thời mẫu giáo. . Cư xử với con cả Theo điều tra của nhiều nhà tâm lý, những đứa con đầu lòng giống nhau ở điểm biết lẽ phải và có ý thức lo lắng cho gia đình nhiều hơn so với. cũng có quyền được cư i, được mặc áo trái, được nói ra những điều ngốc nghếch và thỉnh thoảng được làm hỏng việc. Nếu con cả ghen tị với em, cha mẹ nên lật album ảnh: Con cũng từng bé như. Trường hợp con lớn cãi nhau với em hoặc làm điều gì ngốc nghếch, cha mẹ hãy tránh đi những lời phê bình kiểu như: con là lớn nhất, không được làm như vậy”. Thỉnh thoảng, để cho con cả được