1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Mùa hè đi bơi pptx

6 112 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 197,81 KB

Nội dung

Mùa hè đi bơi Bơi lội là một phương pháp lý tưởng giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của cơ thể, giúp trẻ cùng lúc phát triển thể lực và trí tuệ một cách tối ưu. Tuổi học bơi: Dưới 4 tuổi, trẻ hoàn toàn có thể làm quen với môi trường nước ở bể bơi. Nhưng tốt nhất cho trẻ học bơi từ 6 tuổi trở lên vì tuổi này các bé dễ tiếp thu, tập trung tốt, có kỷ luật và biết nghe lời người lớn hơn. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên lưu ý là con biết bơi không đồng nghĩa với việc bé không thể bị tai nạn. Nhiều người bơi giỏi vẫn bị nạn dưới nước. • Chọn bể bơi: Nên chọn các bể bơi ngoài trời có bộ điều chỉnh nhiệt độ với nhiệt độ ổn định trong khoảng 30-37 độ C. Với nhiệt độ lý tưởng này, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và khỏe hơn. Bể bơi ngoài trời cũng tốt hơn cho trẻ vì thoáng khí. Và cần giám sát thường xuyên nồng độ chất sát trùng trong bể bơi. Nếu nước bể bơi có nồng độ chất sát trùng cao, có vị chua sẽ rất hại cho men răng và sự phát triển răng của trẻ. • Mặc bỉm bơi: Nên mặc loại bỉm đặc biệt cho trẻ nhỏ khi xuống nước, bởi trẻ dưới 4 tuổi vẫn chưa thể hoàn toàn tự điều chỉnh được khả năng vệ sinh cá nhân. Đặc biệt, trẻ dễ bị kích thích đại, tiểu tiện ở nhiệt độ nước 30-37 độ C. Nếu không mặc bỉm bơi, rất dễ làm ô nhiễm nước bể bơi, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. • Thời gian dưới nước: Không cho trẻ ở dưới nước quá 20 phút. Ngâm mình dưới nước quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu tới làn da non nớt cũng như sức khỏe của trẻ. • Khi trẻ khóc: Lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường nhiều nước, đa số các bé cảm thấy sợ hãi và khóc. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các huấn luyện viên cộng với sự động viên của bạn sẽ giúp bé vượt qua mọi nỗi sợ hãi. Hầu hết các bé có thể nhanh chóng tự điều chỉnh và thích nghi với hoàn cảnh mới. • Có người lớn giám sát: Luôn có người lớn giám sát khi trẻ xuống nước. Nếu trẻ tham gia các lớp học bơi, bố mẹ, ông bà hoặc người trông trẻ phải ngồi trên theo dõi trẻ tập. Trẻ em hiếm khi biết kêu cứu khi gặp sự cố dưới nước. Chúng luôn bị chìm một cách lặng lẽ. Luôn ghi nhớ, trẻ có thể bị sặc, chết đuối ở bất kỳ mực nước nào. Chỉ cần mực nước thấp vài chục cm trong chậu tắm, bồn tắm ở nhà làm ngập mũi và miệng trẻ cũng có thể gây sặc, ngạt. Các bậc cha mẹ không nên quá tin tưởng vào các thiết bị an toàn trong bồn tắm có thể giữ chặt em bé nghịch ngợm của bạn ở một vị trí cố định an toàn. Mọi thứ thiết bị đều không thể thay thế sự giám sát chặt chẽ của bố mẹ. Và chỉ để người giúp việc tắm hoặc trông trẻ sau khi đã được huấn luyện kỹ càng. • Hồ bơi tại nhà: Nếu gia đình bạn rộng rãi, thoáng mát, có thể mua hồ bơi bơm hơi để cho em bé làm quen với nước ở nhà. Có nhiều kích cỡ, kiểu dáng và màu sắc vui nhộn khác nhau để lựa chọn. Vừa an toàn, sạch sẽ, tránh được các bệnh lây nhiễm, lại tiện Nguồn ảnh: JupiterImages lợi. Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý luôn có người lớn giám sát bé. Và nhất thiết phải xả hết nước trong bồn sau khi bé bơi xong. Bởi khi biết đi một mình, con bạn sẽ ít tự chủ và sẵn sàng "khám phá" một mình. Vì thế, chỉ cần mực nước 10cm cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bệnh đi bơi Đi bơi mùa hè rất hấp dẫn nhưng nếu bạn cho con bơi ở những bể bơi không đủ tiêu chuẩn thì khoẻ chẳng thấy đâu chỉ thêm rước bệnh vào người. Dưới đây là một số bệnh thường gặp: - Viêm tai mũi họng: Khi đi bơi, nước bể bơi bẩn chui vào tai, mũi, họng sẽ gây ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, thậm chí sốt ở trẻ. Nếu kéo dài, tai trẻ có thể bị viêm nhiễm gây ù tai, đau tai và chảy mủ Với những trẻ đang bị hoặc mới khỏi bệnh viêm tai mũi họng hoặc xoang thì tuyệt đối phải cấm đi bơi. - Viêm kết mạc: Còn gọi là đau mắt đỏ, loại virus này rất dễ lây lan trong nước. Trẻ bị mắc bệnh này thường ngứa mắt, chảy nước mắt và mắt đỏ. Nếu không điều trị đúng lúc, đúng cách sẽ gây viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc và mù loà. Vì vậy, luôn cho trẻ đeo kính khi đi bơi. - Bệnh não mô cầu: Nguy cơ mắc bệnh tuy thấp nhưng rất nguy hiểm. Vi khuẩn não mô cầu có trong nước bể bơi có thể gây nhiều bệnh khác nhau: gây viêm họng, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, sốc Nên tiêm phòng não mô cầu cho trẻ và sát trùng mũi họng cho trẻ sau khi đi bơi bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối 0,9%. . Mùa hè đi bơi Bơi lội là một phương pháp lý tưởng giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của cơ thể, giúp trẻ cùng lúc phát triển thể lực và trí tuệ một cách tối ưu. Tuổi học bơi: . bé bơi xong. Bởi khi biết đi một mình, con bạn sẽ ít tự chủ và sẵn sàng "khám phá" một mình. Vì thế, chỉ cần mực nước 10cm cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bệnh đi bơi Đi bơi. lưu ý là con biết bơi không đồng nghĩa với việc bé không thể bị tai nạn. Nhiều người bơi giỏi vẫn bị nạn dưới nước. • Chọn bể bơi: Nên chọn các bể bơi ngoài trời có bộ đi u chỉnh nhiệt độ

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN