1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài phát biểu nhân ngày 20.11

3 857 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 43 KB

Nội dung

PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG 27 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/ VÀ TỔNG KẾT 5 NĂM CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG NGÀNH GDĐT . TP HCM Kính thưa: Qúi vị đại biểu Hôm nay, Sở Giáo dục và đào tạo TP. HCM long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 27 năm Ngày Nhà giáo Viêt Nam ( 20/11/1982-20/11/2009) ; đồng thời tổ chức Tổng kết 5 năm công tác thi đua khen thưởng trong ngành Giáo dục và đào tạo. Thay mặt lãnh đạo ngành Giáo dục và đào tạo thành phố tôi xin gởi tới các đồng chí lãnh đạo, quí vị đại biểu, cán bộ, giáo viên lời chào mừng và lời chúc sức khỏe, thành đạt. Kính thưa quí vị đại biểu! Dân tộc ta có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Xã hội dành cho người thầy, nghề thầy giáo sự tôn kính, quí trọng; vì thế, khi tổ chức “ Công đoàn các nhà giáo tiến bộ và cách mạng” trên thê giới thông qua bản “ Hiến chương quốc tế các nhà giáo” năm 1957 và quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày kỉ niệm, tuyên truyền cho bản Hiến chương thì ngành giáo dục Việt Nam nhiệt liệt hưởng ứng. Bản Hiến chương đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư bản, phong kiến, xây dựng một nền giáo dục dân chủ, tiến bộ, khoa học; đấu tranh chống chống chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học, bảo vệ lợi ích chính đáng của các nhà giáo; đề cao người dạy học, nghề dạy học. Từ năm 1957, ngày 20/11 hàng năm được coi là ngày “ Hiến chương quốc tế các nhà giáo”. Năm 1982-1983, Hội đồng Bộ trưởng quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày xã hội biểu dương công lao và nhớ ơn những thầy giáo, cô giáo; ngày toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, cho thế hệ trẻ, cho tương lai đất nước. Như thế, việc chọn ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo làm ngày Nhà giáo Việt Nam vừa thể hiện truyền thống dân tộc, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới sự nghiệp giáo dục, vừa biểu hiện tình đoàn kết giữa thầy cô giáo Việt Nam và những người dạy học trên toàn thế giới Hôm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam đồng thời tổ chức Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 39- CT/TW ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, và nhân điển hình tiên tiến trong ngành giáo dục thành phố chúng ta. Kính thưa quí vị đại biểu! Ngành giáo dục thành phố đang tích cực hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, học tập tư tưởng của Người và vận dung vào đời sống, công tác hàng ngày. Tư tưởng thi đua yêu nước của Hồ Chí Minh là tư tưởng chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng, là bài học quí cho việc phát động quần chúng tham gia các phong trào yêu nước. Ngay từ năm 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ác liệt, Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc, phát động phong trào cách mạng trong toàn Đảng, toàn quân , toàn dân. Người khẳng định: Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua; và nhấn mạnh: càng khó khăn thì càng phải thi đua; người người thi đua, ngành ngành thi đua… Trong những năm tháng cả nước là chiến trường chống Mỹ, Hồ Chủ tịch lại phát động phong trào thi đua “ Hai tốt”( Thầy dạy tốt, trò học tốt) trong ngành giáo dục. Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng tư tưởng của Người vào công tác quản lí nhà trường, vào quá trình dạy và học; thực hiện Chỉ thị 39/CT-TW ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện,bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo, Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục thành phố đã chỉ đạo tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động. Đó là cuộc vận động: “Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”; cuộc vận động “Hai không”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và đào tạo, cuộc vận động “Sống có trách nhiệm” của ngành giáo dục – đào tạo thành phố; tổ chức và các phong trào “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” ; phong trào “Tự học tự rèn”; phong trào “ Viết và áp dụng sáng kiến, kinh nghiệm”; phong trào “Tự làm đồ dùng dạy học”, “Rèn chữ giữ vở”, “Sử ca học đường”, “thực hiện giáo án điện tử”, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy v v. Ngoài ra, các ngành học, bậc học phối hợp với công đoàn các cấp đã tích cực tổ chức các Hội thi chuyên đề, các hoạt động ngoại khoá tạo khí thế sôi nổi trong toàn ngành. Các hoạt động chuyên môn được chỉ đạo và tổ chức thực hiện với nhiều hình thức phong phú, sinh động và hiệu quả nhằm nâng cao năng lực sư phạm, thúc đẩy phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng thiết bị hiện đại trong giảng dạy và tôn vinh người thầy như hội thi giáo viên giỏi TCCN, GDTX, giải thưởng “Võ Trường Toản”, đã chọn được những thầy, cô giáo dạy giỏi tâm huyết với ngành, tạo được sự tín nhiệm của xã hội. Trong giai đoạn 2005 - 2009 , ngành Giáo dục – Đào tạo thành phố có 04 đơn vị nhận Huân chương lao động hạng I; 08 đơn vị nhận Huân chương lao động hạng II; 46 đơn vị và 26 cán bộ giáo viên được nhận Huân chương lao động hạng III; 10 cán bộ, giáo viên được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 16 nhà giáo được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú . Trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi dạy giỏi Trung cấp chuyên nghiệp” cấp Quốc gia năm học 2008-2009 đoàn ngành giáo dục và đào tạo thành phố đã đạt thành tích xuất sắc: 20 giáo viên đều được công nhận giáo viên dạy giỏi Trung cấp Chuyên nghiệp Toàn quốc; trong đó có 05 giải Nhất, 04 giải Nhì và 09 giải Ba. Giáo dục – Đào tạo thành phố trong những năm gần là một trong những đơn vị của cả nước có sự phát triển giáo dục toàn diện bền vững; 2 năm liền là đơn vị dẫn đầu Cụm thi đua Vùng 7 (các thành phố trực thuộc Trung ương) được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD ĐT, Cờ thi đua của UBND thành phố về thành tích dẫn đầu Cụm thi đua khối IV (các Sở ngành thành phố). Nhiều tập thể, cá nhân giáo viên điển hình trong công tác giảng dạy và học tập, là những tấm gương sáng phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ ,tạo được uy tín trong đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh như cô Lê Thị Liên, giáo viên trường Tiểu học Dương Minh Châu, quận 10; thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên trường THCS Bạch Đằng, quận 3; thầy Đỗ Minh Hoàng Đức, giáo viên trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu; thầy Nguyễn Phùng Quốc Hùng, hiệu trưởng trường THPT Trung Phú, huyện Củ Chi… Công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VIII và Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 21/5/1997; Nghị quyết 05/CP-CP ngày 18/4/2005 được triển khai, góp phần thay đổi tích cực diện mạo giáo dục của thành phố. Đảng ủy, Ban giám đốc Sở nghiên cứu, đề xuất những mô hình nhà trường chất lượng cao, tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trong khu vực; huy động được sự đóng góp trí tuệ, công sức, tài lực của các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp phát triển giáo dục. Đó là mô hình các trường chất lượng cao, nhờ xã hội hóa đúng hướng: trường THPT Lê Qúi Đôn; trường THPT Nguyễn Thái Bình, trường Mầm Non 19/5…Qua mô hình nhà trường công lập tự chủ tài chính ngành giáo dục và đào tạo thành phố đề xuất, thí điểm cơ chế quản lí, xây dựng nhà trường mới, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước; mở rộng qui mô phát triển, đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân. Với tinh thần sáng tạo, đi trước trong sự nghiệp đổi mới nhà trường, lãnh đạo ngành giáo dục thành phố đã cử đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất sang học tập về quản lí nhà trường tiên tiến hiện đại tại Singapore. Tám bài học từ nền giáo dục Singapore được triển khai tới tất cả cán bộ quản lí giáo dục của thành phố đã trở thành hành trang cần thiết góp phần đẩy nhanh quá trình đổi mới toàn diện nhà trường, đổi mới nhận thức, phương pháp, cách thức quản lí của đội ngũ hiệu trưởng Chúng ta chào mừng thành tích của các tập thể sư phạm, của quí thầy cô giáo. Ngày hôm nay chúng ta tôn vinh những con người đã làm nên niềm tự hào của ngành giáo dục thành phố. Lãnh đạo Sở Giáo dục, lãnh đạo thành phố trân trọng ghi nhận công lao, đóng góp của quí thầy cô qua những phần thưởng xứng đáng, những danh hiệu cao quí được trao hôm nay. Thay mặt lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tôi chân thành cảm ơn sự hiện diện của các đ/ c lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo; cảm ơn quí thầy cô và các em .Chúc quí vị, thầy cô và các em sức khỏe, hạnh phúc và có nhiều thành tích mới. Tôi trân trọng cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Giáo dục, lãnh đạo thành phố tới ngành giáo dục, tới thầy cô giáo và học sinh. Chúng tôi hứa sẽ cố gắng hơn nữa để xây dựng ngành giáo dục thành phố tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc theo tinh thần thông báo 242/TB/TW của Bộ Chính trị. Trân trọng cảm ơn quí vị, quí thầy cô. Tháng 11/2009 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM TS. Huỳnh Công Minh . năm 1957, ngày 20/ 11 hàng năm được coi là ngày “ Hiến chương quốc tế các nhà giáo”. Năm 1982-1983, Hội đồng Bộ trưởng quyết định lấy ngày 20/ 11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày xã hội biểu dương. nay, Sở Giáo dục và đào tạo TP. HCM long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 27 năm Ngày Nhà giáo Viêt Nam ( 20/ 11/ 1982 -20/ 11 /200 9) ; đồng thời tổ chức Tổng kết 5 năm công tác thi đua khen thưởng trong. PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG 27 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/ 11/ VÀ TỔNG KẾT 5 NĂM CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG NGÀNH GDĐT . TP HCM Kính thưa: Qúi vị đại biểu Hôm nay, Sở Giáo

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w