Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk TẬP SỐNG TIẾT KIỆM Khi cuộc sống phát triển, nền kinh tế phát triển. Tất cả chúng ta đều trang bị cho mình những gì mà nhu cầu cho phép. Nhưng sự cho phép đó đôi khi nó rất tùy tiện. Nhiều khi sự tùy tiền đó, nó tạo ra sự phung phí quá đáng với khả năng của mình. Thay vì mình có 5 đôi dép mình đi được rồi, nhưng nhiều khi mình lại sắm quá nhiều. Như vậy cái gì vượt quá mức thường thường thì chúng ta gọi là phung phí hay phí phạm. Bình thường người ăn mày có 2 bộ đồ dính thân, hay thậm chí là có 1 bộ đồ không hoàn hảo dính thân. Nhưng đôi khi chúng ta có 30 bộ đồ chúng ta mặc được rồi. Nhưng có những người thì 200 – 300 bộ đồ như vậy. Những cái đó gọi là quá phí phạm. Có những khi tiệc sinh nhất của một đứa con trai hay đứa con gái, cha mẹ chúng có thể mua một cái bánh một vài triệu cho con. Chúng ta bỏ ra vài chục triệu để làm điều đó, trong khi chúng ta cảm thấy chúng ta quá thừa tiền chăng? Nhưng chúng ta phải thấy: “Sông có khúc, người có lúc”. Cho nên điều này chúng ta phải có kinh nghiệm rất lớn về chuyện này. Đây là những chuyện trong gia đình. Nhưng ở một phạm vi lớn như: Trong xã hội, quốc gia và thế giới, thì những điều này quan trọng như thế nào với chúng ta? Nếu những quốc gia sử dụng tất cả các kho tàng trong lòng đất như: Nước, dầu mỏ,…, Thậm chí đếm mạch nước ngầm. Nếu chúng ta sử dụng không có kế hoạch thì sẽ có rất nhiều điều đáng tiếc xảy ra. Và tất cả những gì trên thế giới này, đều có sự tiêu xài quá mức của những người khai thác tài nguyên thiên nhiên. Từ cây rừng, nguồn nước chúng ta đều xài một mức phung phí. Chúng ta không biết bảo vệ là gì hết. Chúng ta cứ nghĩ “Chim trời cá nước” ai bắt đựoc thì bắt. Vì nghĩ như vậy nên họ cứ cào xé nguồn thiên nhiên này một cách khủng khiếp. Khi sự cạn kiết đó sẽ xảy ra thì nó rất là ghê sợ. Có thể nó không xảy ra trong thế hệ mình đang sống, nhưng nó sẽ xảy ra trong thế hệ mai sau. Ví dụ: Tôi rất là tiếc khi nhìn thấy những người đi câu cá Thồng Rồng. Họ có thể bắt được con cá mẹ và con cá bố. Rồi những con nhỏ đó sẽ bị chết đi. Thử hỏi nếu cứ như vậy thì sau này nguồn sinh vật của chúng ta sẽ như thế nào.Vì vậy chúng ta phải có ý thức sống tiết kiệm, có hạn chế, phải biết nhìn nhận những thứ đó. Chúng ta phải biết bảo vệ môi sinh, bảo vệ cuộc sống cộng đồng của chúng ta. 1 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Nếu nhìn về Việt Nam của chúng ta trong những năm qua, thì ta phải nhìn thấy thực tế của Việt Nam. Việt Nam đang trên đà phát triển, mọi người đang ăn nên làm ra. Mặc dù trong những năm vừa qua, nền kinh tế có nhiều biến động. Nhưng chẳng có gì xảy ra, vì chúng ta đã có những thành quả tốt đẹp. Những điều kiện đó đã giúp cho những thế hệ trẻ, và những người sống dư giả, có tiền bạc. Họ phung phí tiền bạc vào trong vũ trường, quán bar, sòng bạc, nhà hàng, và những trò tiêu khiển khác. Đua đòi các chiếc xe cao cấp, trong khi nhu cầu của mình thì lại không cần. Những chiếc điện thoại xịn, hay những thứ đua đòi khác. Mà lứa tuổi đó đáng lẽ ra phải học, phải làm, phải kế nghiệp cha. Trái lại, do một lý do tiền bạc dư giả và quan niệm của cha mẹ là “Đời tôi đã quá cơ cực rồi, bây giờ có tiền như thế này để cho con tôi sung sướng”. “Sung sướng” bằng cách thiếu hiểu biết, thiếu sự suy nghĩ lâu dài. Vô tình đã đẩy con mình vào tệ nạn xã hội, đã để cho con mình chơi phung phí. Làm cho cạn kiệt tài sản gia đình, đến khi thức tỉnh lại, thì mọi sự đã tiêu tan rồi. Tất cả những điều đó sẽ đưa chúng ta đến một quan niệm là: “Cần phải làm thế nào để khắc phục được điều này? Phải làm thế nào để chấn chỉnh những điều này? Chúng ta có những đứa con như thế? Và khi rơi vào thất bại trong cuộc sống, thì chúng ta phải suy tư lại. Tự thân của mỗi con người chúng ta mà biết sống tiết kiệm, thì chúng ta sẽ góp phần làm lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Tất cả những vấn đề như thời gian, sức khỏe. Chúng ta đều sử dụng là tiết kiệm được hết đó. Chứ không phải tiết kiệm chỉ có tiền bạc thôi. Chúng ta đã nghe nhiều đến tiết kiệm, nhưng chưa chắc chúng ta đã hiểu hết nghĩa. Và đôi khi chúng ta con sử dụng sai từ nữa. “Tiết kiệm là tiêu xài và sử dụng những nhu cầu của cuộc sống đúng mục đích, và phù hợp với khả năng hoàn cảnh và đúng công việc đang cần”. Như tôi đã nêu: Mình chỉ cần 5 bộ đồ là đủ, nhưng chúng ta lại mua 200 bộ, như vậy là quá phí phạm. Mặc dù tiền đó là của mình làm ra, không ai can thiệp. Nhưng điều này muốn nói để chúng ta tự hình dung ra thôi. Có rất nhiều từ nó giống giống như là tiết kiệm, nhưng thực ra thì nó không phải là như vậy như: Chùm sò, hà tiện, ích kỷ. Vậy chúng ta sẽ hiểu những từ này như thế nào? Nó có ý nghĩa ra làm sao? Có 1 câu chuyện vui như thế này. 2 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk “Có một anh này không biết là tiết kiệm, chùm sò, ích kỷ thì chưa cần biết. Trước khi anh đi qua con đò, anh ngồi vào một hàng quán của cô gái bán khoai lang. Anh mua 1 củ khoai lang anh ngồi ăn, thì anh bóc vỏ anh để một chỗ. Khi anh ăn hết rồi thì đống vỏ còn nguyên. Khi đó cô chủ quán có việc, cô đi ra đằng sau. Khi cô đi ra phía sau, thì anh này bỏ hết vỏ vào miệng ăn. Cô chủ quán thấy anh này vừa rồi ăn hết củ khoai rồi, giờ lại thấy ăn tiếp. Cô hỏi “Anh ăn củ nữa hả?”. Anh này trả lời: “Ừmh”. Không lẽ anh này lại nói là anh ăn vỏ. Anh này ăn 1 củ khoai, nhưng tính tiền 2 củ. Anh này tức quá, và anh bước đi. Vừa đi anh vừa chửi “ ăn một củ mà tính tiền hai củ”. Như vậy với hình ảnh của người đó thì ta sẽ quy kết cho anh ta là : Tiết kiệm? chùm sò? Ích kỷ, hà tiện? Có những từ ngữ rất thông thường mà chúng ta cần phải tìm hiểu. Tiết kiệm thì tôi đã nói rồi. Nhưng hà tiện có tính cách như thế này: Người hà tiện không những không sống cho ngưòi khác, mà đến bản thân mình, mình cũng hẹp hòi, cũng khép lép, không dám tiêu xài gì? Mặc dù bản thân mình có khả năng. Chùm sò nó khác hà tiện một chút: Chùm sò có nghĩa là việc này có thể không sử dụng cho người khác, nhưng việc này mình sử dụng cho mình. Nhưng mức độ không đáng là bao nhiều, chi tiêu cho bản thân mình hơn hà tiện một chút. Ích kỷ là không xài cho người khác, nhưng lại dùng quá phung phí cho bản thân mình. Có nghĩa là cái gì dùng cho mình thì bao nhiêu cũng được. Nhưng những người khác thì không bao giờ. Người ích kỷ có thể xài phung phí, nhưng chi cho mình thôi, chứ không bao giờ vì người khác. Vì vậy những điều này chúng ta phải nhận thức, vì có khi chúng ta rơi vào hà tiện, mà lại nghĩ là mình tiết kiệm. Có những người sống ích kỷ lại nghĩ mình như vậy là đúng. Cho nên mình phải chọn cho mình một thiên hướng sống, để thích hợp với bản thân, gia đình và cộng đồng mình đang sống. Đôi khi bản thân mỗi người chưa nhận thức được ra mình. Có khi mình sống như vậy là tiết kiệm, chùm sò, ích kỷ. Nhưng đôi khi mình chưa nhận ra, vì vậy khi phân tích ra, thì chúng ta hãy kiểm tra lại chính mình. Để sống tiết kiệm thì rất tốt. Còn sống hà tiện, tiết kiệm, chùm sò, thì mình nên xét lại bản thân mình một chút. Mặc dù những từ đó rất là thông thường. 3 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Hình ảnh của một anh ăn khoai lang có thể là không thật. Nhưng điều đó có hai phương diện để đánh giá. Nếu người này đã từng sống tốt đẹp cho vợ, cho con, cho mọi người. Mà bản thân ông ăn như vậy thì gọi là tiết kiệm. Nhưng chưa bao giờ biết dùng cho ai, mà ông ăn như vậy thì gọi là hà tiện. Cho nên hiểu được một vấn đề, để biết mình đang trong phương diện nào? Nếu mình sống tiết kiệm thì rất tốt. Chúng ta sẽ duy trì được phước báo, duy trì được cuộc sống ổn định, Đồng thời chúng ta làm đựơc rất nhiều việc tốt trên cuộc đời này. Còn người ích kỷ lại nguy hiểm ở chỗ là: Có thể không vì người khác, nhưng mình lại quá phí phạm cho con mình, gia đình mình. Thì mình đang làm mất phước, và mình làm thâm thụt nguồn tài sản của chính mình. Vậy thế nào là sống vị tha? thế nào là sống rộng lượng? Tất cả chúng ta đều vung tiền ra bên ngoài, cùng vung sức khỏe ra bên ngoài. Nhưng khi nào thì người ta gọi là sống vị tha? Sống rộng lượng? Sống vì người khác. Còn có những điều cũng như vậy nhưng người ta lại gọi là phung phí. Có câu hát như sau: “Nghe danh Công tử Bạc Liêu, đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu.” Không biết việc đó có thật không? Nhưng ông vẫn còn căn nhà ở Bạc Liêu. “Ngày đó ông đi chơi với một cô bạn Pháp. Trong một căn phòng tối, cô gái đánh rời đồng bạc cắc. Sau đó anh này sẵn sàng lấy tờ giấy 10 đồng đốt cháy, để soi cho cô này đi tìm đồng bạc cắc kia”. Anh ta dùng 10 đồng, chứ 1000 đồng để làm việc đó, thì nó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Việc đó không thể gọi là vị tha, vì người khác. Mà đó là sự phung phí. Như vậy chúng ta phải hiều, cũng đồng thời mang một đồng tiền ra, mà người ta không bao giờ mang lại lợi ích, sự trân trọng. Nhưng sao có người khi bỏ đồng tiền ra, họ lại nhận đựơc sự quý trọng, sự ngưỡng mộ như vậy? “Có cô gái quê ở Cần Thơ lo cho rất nhiều người nghèo, người bệnh tật,… Nhưng đối với con cái của mình thì cô rất là khắt khe. Khi con muốn mua cái gì thì cô luôn hỏi “Con mua cái gì? Con xài vào việc gì?”. Nhưng ngược lại một nhà từ thiện đến cô sẵn sàng cô cho. Như vậy những đứa con khi lớn lên, nó mới trách móc cô. Nó nói “Mẹ! người ta đến thì mẹ cho bao nhiêu cũng được, từ thiện bao nhiêu mẹ cũng làm. Mà con thì là những người mẹ đã sinh ra, nuôi và lớn lên. Vậy thì khi con muốn dùng việc gì mẹ cũng hỏi, mẹ cũng tra hỏi. Như vậy mẹ có quá đáng với chúng 4 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk con không?”. Khi đó cô này cô mới nói rằng: “Mẹ không thể sống 1 đời cùng các con. Hôm nay mẹ còn sống, mai mẹ già mẹ sẽ chết đi. Nhưng mà mẹ muốn để lại tương lai, hạnh phúc cho các con. Mẹ muốn để lại cho các con những phước báo, để con có được hạnh phúc lâu dài. Đồng thời các con còn nhỏ, các con phải biết tiêu xài cái gì cho đủ. Đừng nghĩ mình có tiền thích xài cái gì thì xài. Như vậy mẹ làm như vậy để con nên người, có nhiều phứơc báo cho các con. Chứ các con không nên nghĩ như vậy”. Cô đã để lại cho các con của mình và những người xung quanh mình, phải biết sống tiết kiệm và phải biết làm những việc như thế nào? Đây là hành động sống rộng lượng, không phải khắt khe với con cái. Mà cô rất hiểu biết điều này, để dìu dắt các con lớn và trưởng thành. Dạy con mình biết chi tiêu đúng, để bảo vệ tài sản gia đình và hạnh phúc của các con. “Một cô gái sau khi ly di chồng. Cô có trong tay đúng 100 triệu đồng, cô đã bỏ 75 triệu để đi làm ăn. Sau đó cô đựơc các người bạn của mình rủ đi giải khuây. Mà nơi cô đến là các trại trẻ mồ côi, những đứa nhỏ cơ nhỡ. Khi nhìn thấy như vậy thì cô rơi nước mắt. Sau đó cô đã lấy hết số tiền 25 ttriệu còn lại để cho bọn nhỏ”. Nhưng rất may mắn trong cuộc đời của cô là: Sau đó cô được những người thân, bạn bè giúp đỡ và cuộc đời của cô đã thay đổi. Tôi thấy một con người sống lang thang không có nhà. Mà có 25 triệu đồng lại dám mang hết cho hội từ thiện như vậy. Đây là một hành động rất đáng hoan nghênh. Và thật sự thì cô gái này phải có trái tim phải có động cơ thương người, phải hoà mình vào trong những người đồng cam cộng khổ và hiểu sâu sắc về đời sống người khác thì mới làm được những hành động như thế. Đó là những hành động mà chúng ta không thể gọi là phung phí. Mà hành động đó người ta phải gọi là rộng lượng, là vị tha, sống vì người khác. Đức phật khi day cho các đệ tử của mình và các cư sĩ tại gia thì không dạy về tiết kiệm. Nhưng Đức Phật của chúng ta dạy chúng ta phải biết TRI TÚC. Tri túc và sống biết đủ. Hữu dục là sống ít muốn. Trong tri túc và hữu dục này thì có 3 điều. Đó là: ăn, mặc và ngủ. Ăn phải biết đủ, mặc phải biết đủ, ngủ phải biết đủ. Có những lúc chúng ta hoang phí những điều này một cách đáng tiếc. Nếu những ai đã đi làm trong nhà hàng, 5 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk hay đi vào trong nhà hàng thì chúng ta sẽ thấy: Một dĩa cơm ngon như vậy mà có khi người ta chỉ múc có 2 muỗng rồi bỏ. Người phục vụ đi dọn dẹp, thay vì cho người nghèo khổ ăn, thì người ta lại quăng vào trong sọt rác. Nhưng đến khi có những người có lương tâm, đến xin về để cho những người nghèo ăn, thì họ cũng không cho. Họ sẵn sàng quăng vào sọt rác như vậy đó. Chúng ta phung phí thật quá đáng. Người ăn cũng phung phí quá đáng, mà người sử dụng những thứ mà người ta bỏ lại như vậy cũng hết sức là quá đáng. Nếu chúng ta nhìn sang các nước Châu Phi ngày nay. Những đứa trẻ mà không có cái gì để ăn. Thậm chí có những đứa vừa sinh ra cũng không có sữa mà bú. Họ nghèo khổ như vậy. Trong cuộc đời luân hồi này, ai chắc hôm này mình giàu, kiếp sau mình lại giàu. Ai nghĩ rằng những người ở Châu Phi đã là những người rất đại gia, rất giàu có. Nhưng do họ sống quá phung phí, nên khi tái sinh vào cuộc đời đó. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong cuộc đời của chúng ta. Như vậy chúng ta phải thấy rằng: ăn , mặc, ngủ của chúng ta mà không biết sử dụng một cách vừa đủ, thì chúng ta sẽ nghèo khổ, mất phước, chắc chắn nó là như vậy. Mặc dù chúng ta vẫn thường nói: “Tiền này do tôi làm ra, công sức này do tôi làm ra. Không một ông trời, ông đất nào có thể căn thiệp vào việc riêng của tôi”. Chúng ta có thể phung phí trong việc tiêu xài. Nhưng chúng ta phải nhớ kỹ. Nếu ai đã đọc bài “ TẠI SAO PHẢI CÓ PHƯỚC ĐỨC?” của tôi. Thì tôi đã nói rồi, không ai đựng đầy hơn lượng nước mình đang có. Điều này là chắc chắn, khi ly nước đã đầy. Chúng ta có mang cả dòng sông đổ vào, thì chúng ta cũng không thể chứa được nữa. Cho nên chúng ta phải để ý tất cả các nhu cầu cuộc sống của chúng ta. “Có một người mà tôi từng biết. Anh này là một sinh viên, anh ta cũng chẳng phải là giàu có gì? Nhưng anh ta có lòng thương người, luôn muốn sống vì người khác. Anh này luôn nhịn ăn sáng và chi tiêu rất tiết kiệm.Mỗi ngày anh đã bỏ ra 10.000 đồng để làm từ thiện. Mỗi tháng anh đã có 300.000 đồng để đóng góp cho tổ chức từ thiện. nơi mà anh này giử tới là những nơi có hoàn cảnh cơ nhỡ”. Những hình ảnh về một con người như thế, chúng ta thấy gì? Tiết kiệm trong sự chi tiêu để duy trì phước báo, cái tiết kiệm cho một việc gì đó, để làm việc lớn. Cho nên tôi nói ra như vậy, không phải nói là chỉ có anh này mới làm được chuyện đó. Mà tôi biết rằng: Trong cộng 6 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk đồng sống của chúng ta, đã từng có rất nhiều người làm công việc như thế này rất thầm lặng. Những hình ảnh điển hình như vậy, nói để giúp cho chúng ta có một cái nhìn ý thức hơn về việc chi tiêu và sử dụng đồng tiền của mình đúng mục đích. Nếu chúng ta không khéo trong việc chi tiêu và sử dụng, thì chúng ta sẽ mất phước đi. Cho nên phung phí là một nhân tố nghèo khổ. Phước báo có được là ngay trong cuộc sống, chúng ta phải sống tiết kiệm, gìn giữ, phải biết sống đúng mục đích. Và chúng ta sống trong cuộc sống này, chúng ta phải biết sống khiêm tốn, hoà hoà, nhã nhặn. Những điều đó sẽ tạo cho con người chúng ta có được một cái đức. Cái đức này sẽ tạo cho chúng ra những phong cách sống, tư cách cá nhân của một con người. Vì vậy phước đức này gồm 2 điều căn bản là: Tiết kiệm và khiêm tốn. Nó sẽ tạo nên cho chúng ta đức độ và có nhiều phước báo. Nếu những người trong gia đình, người cha, người mẹ, người con đã ý thức được điều này. Thì tôi chắc chắn rằng: chúng ta sẽ không bao giờ rơi vào trong hoàn cảnh khó khổ đâu. Vài năm qua chúng ta đã thấy điều gì xảy ra: Nhiều đại gia đã tự vẫn chết. Những người này đã từng tiêu xài rất là phung phí, rất xa hoa. Tôi nói như vậy không mang ý nghĩa chỉ trích. Người ta làm ra được thì người ta có quyền tiêu xài. Tôi và bất kỳ ai không có quyền nói họ. Nhưng ở đây chúng ta nói ra để rút kinh nghiệm mà thôi. Nói như vậy để giáo dục cho chính bản thân mình và các con mình sau này. Nhiều nhà đại gia sống quá phung phí. Nên khi nền kinh tế đột biến như vậy, thì những người như vậy đi vào đường cùng. Vì mặc cảm bạn bè, vì mặc cảm hàng xóm, xã hội, vay nợ quá nhiều, nên họ đã mặc cảm, rồi dẫn đến tự tử mà chết. Nhưng những người sống biết tiết kiệm, thì khả năng sống sót của họ rất là cao. Nhưng những người giàu từ nhỏ, thì họ không thể sống được trong hoàn cảnh đó. Vì họ không biết cách sống tiết kiệm và lo cho ngày mai như những người biết cách sống. Phần lớn những người biết cách sống, thì họ ăn một phần và để lại một phần, để lo cho ngày mai, đề phòng những gì bất trắc sẽ xảy ra với mình. Tất cả những điều đó đã có sẵn ở trong con người biết sống tiết kiệm. Cho nên khi gặp khó khăn thì những con người này vẫn vậy. Họ có thể khó khăn hơn một chút, nhưng họ vẫn đủ sức lực để vượt qua những điều đó. Gần đây tôi đọc được môt bài về một gia đình nhà giàu bên Mỹ. 2 vợ chồng và 5 đứa con. Ông chồng đã giết 5 đứa con và một bà vợ, sau đó ông này cũng tự tự. Trong bức thư tuyệt mệnh. Ông có viết như sau: “Gia đình tôi bị thất 7 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk nghiệp, trong thời buổi kinh tế khó khăn như thế này, tôi không thể nuôi sống gia đình. Nên tôi phải làm vậy!”. Chỉ vì “thất nghiệp” mà lại làm thế. Như vậy nếu chúng ta sống hôm này mà không biết lo cho ngày mai. Thì điều gì sẽ xảy ra với cuộc đời của chúng ta?. Chúng ta phải nên nhớ rằng: “Có tiền phải nhớ đến lúc không có tiền. Lúc an lành, lúc khoẻ mạnh, phải nhớ đến hoạn loạn và khổ đau”. Nếu sống hôm nay, biết ngày mai thì đời chúng ta không bao giờ bị suy sụp. Cho dù cuộc đời có nhiều điều bất trắc sẽ xảy ra. Đó là quy luật! Được - mất. Vinh - nhục. Đó là quy luật cuộc đời. Nhưng chúng ta biết sống thích hợp, có hiểu biết, biết tích luỹ, công đức và biết sống mực thước. Thì hoàn cảnh có thể xảy ra, nhưng con người chúng ta không có lao đao, khốn đốn như những người không biết sống vì ngày mai. Đây là điều mà chúng ta cần phải để ý. Vì vậy tất cả những người có tư duy, có đạo đức, có con cái, những người dư giả tiền bạc. Cần phải dạy cho chính bản thân mình, và dạy con mình những điều như vậy, để có cuộc sống an lành. Nếu sống không như vậy, thì chúng ta là người triệu phú hay tỉ phú. Thì chúng ta cũng trở thành người ăn mày là điều bình thường. Chúng ta phải hiểu rằng: Chúng ta không thể giữ được bất kỳ điều gì mà không nhờ phước báo. Chúng ta phải biết sống cho mình, biết sống cho người. Để chúng ta duy trì phước báo lâu dài. Chúng ta tạo nhiều công đức thì chúng ta đang đắp chiếc cốc của chúng ta lớn lên. Và chúng ta tạo nhiều phước báo, thì chúng ta đang đổi một chiếc ly lớn hơn. Có nhiều khi chúng ta làm những việc từ thiện, hay phước báo một vài trăm ngàn, một vài triệu. Nó không là gì, nhưng từ những cái đó, nó cứu giúp cho chúng ta vượt qua những đau khổ, tai nạn, Có khi cả tỷ đồng cũng không mua được. Nhưng mình đâu có biết. Cho nên mình thấy rằng: Có những người sống ích kỷ, sống rất thực dụng. Xài cho mình bao nhiêu cũng được, xài cho mình bao nhiêu cũng được. Nhưng chắc gì một người ăn mày đến mà người đó cho được 1000 đồng. Con người chúng ta phải có suy nghĩ. Chúng ta là một con người, có những điều khác với các loài chúng sinh khác là: Mình sống phải biết mình, biết người. Trái tim chúng ta phải biết rung động với những người đau khổ, và những người nghèo. Khi chúng ta có ăn, có mặc, chúng ta biết chia sẻ cho những người khác, trrái tim ta biết rung động trước những điều trái ngang trên cuộc đời. 8 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Thì một ngày nào đó thì người ta mới rung động với chúng ta. Và trong một cuộc đời này, khi mà mình đã dùng hết những gì mình có, thì cuộc đời chúng ta đã đổi thay rồi. Chúng ta phải sống làm sao cho tiết kiệm, nhưng không phải là ích kỷ. Sống phải biết chi tiêu đúng chỗ. Nếu đó là những người nghèo khổ, các hội từ thiện, viện dưỡng lão. Khi mình có điều kiện giúp đỡ thì mình săn sằng chia sẻ với cả trái tim này. Chúng ta đừng nghĩ chúng ta cho ra, thì chúng ta mất. Dân gian ta có câu: “Mình ăn thì hết, người ta ăn thì còn”. Đây là quy luật trong cuộc đời. Những gì mà mình làm ra, một đồng, một cắc, mình thấy nó bay mất đi. Nhưng chúng ta phải biết rằng: Nó không bao giờ mất đi. Vì phước báo không có hình tướng. Và phước báo can thiệp vào tất cả những điều trong cuộc sống. Cho nên sống chia sẻ, tiết kiệm. Tiết kiệm từ sức khoẻ, thời gian và tiết kiệm cả những gì mà sở hữu chúng ta làm ra. Để ta xài đúng chỗ, đúng mức, và biết dùng điều đó vì mục đích gì. Chúng ta tiết kiệm một chút, thì chúng đã đóng góp được cho xã hội một chút. Nếu ý thức được điều này, thì chúng ta đang dang tay ra, để chia sẻ, để xoá bớt khoảng cách của xã hội này. 9 . mình sống như vậy là tiết kiệm, chùm sò, ích kỷ. Nhưng đôi khi mình chưa nhận ra, vì vậy khi phân tích ra, thì chúng ta hãy kiểm tra lại chính mình. Để sống tiết kiệm thì rất tốt. Còn sống. báo có được là ngay trong cuộc sống, chúng ta phải sống tiết kiệm, gìn giữ, phải biết sống đúng mục đích. Và chúng ta sống trong cuộc sống này, chúng ta phải biết sống khiêm tốn, hoà hoà, nhã. những người sống biết tiết kiệm, thì khả năng sống sót của họ rất là cao. Nhưng những người giàu từ nhỏ, thì họ không thể sống được trong hoàn cảnh đó. Vì họ không biết cách sống tiết kiệm và lo