1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GÓP Y SKKN CHO BÊ

14 123 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 142 KB

Nội dung

Tên đề tài : VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI VĂN VIẾT Giáo viên : Bùi Thị Hồng Bê - Dạy lớp : 3B I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Ở bậc tiểu học, Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng. Môn Tiếng Việt bao gồm các phân môn : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, LTVC, Tập viết, Tập làm văn. Các phân môn này luôn hỗ trợ, tương tác với nhau trong đó Tập làm văn là sự tích hợp của các phân môn khác. Đối với lớp 3, bài Tập làm văn đòi hỏi học sinh (HS) không những vận dụng trí nhớ để làm bài mà còn huy động cả những tri thức về ngôn ngữ,…. Bài làm của các em thể hiện qua hai dạng nói và viết. Điều quan trọng, cần thiết là bài làm (nói - kể - viết) không phải là sự lặp lại của người khác mà đòi hỏi ở các em sự sáng tạo qua từng kiểu bài trong chương trình. Bên cạnh đó, qua thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh còn thấp so với các môn học khác và nhất là phần tập làm văn. Theo tôi, phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn Tiếng Việt, do mục tiêu của phân môn này là : hình thành và rèn luyện cho HS khả năng trình bày văn bản (nói, viết) có nhiều thể loại : miêu tả, kể chuyện, viết thư, tổ chức cuộc họp, tường thuật, …. HS thường không đạt được yêu cầu trong các hoạt động học tập do vốn kiến thức của các em còn hạn chế. Các em thường chỉ đọc lại bài viết mẫu. Lớp 3, các em bắt đầu thực hiện việc tạo lập văn bản hoàn chỉnh (viết một đoạn văn hay một bài văn) theo một chủ đề đã học. Do vậy, việc giúp HS có được kĩ năng viết văn là điều rất cần thiết. Với thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm đề tài "Vài biện pháp giúp học sinh lớp 3 nâng cao chất lượng bài văn viết" Đề tài tìm các biện pháp giúp HS nâng cao chất lượng bài văn viết trong chương trình Tập làm văn lớp 3 được thực nghiệm ở lớp 3B –Trường tiểu học số 2 Duy Hòa năm học 2009 - 2010. II- CƠ SỞ LÍ LUẬN : Tập làm văn là phân môn rèn luyện cho HS các kĩ năng tạo lập văn bản trong quá trình lĩnh hội kiến thức, góp phần hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Do đó, tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp và liên quan đến các môn học khác. Vì vậy, việc dạy tốt các môn học khác cũng góp phần rèn kĩ năng nói, viết văn cho HS. Tập làm văn đòi hỏi HS vận dụng những kiến thức từ nhiều phân môn. Để viết được bài văn, HS phải sử dụng tất cả các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết ; vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn. Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng, học tốt kĩ năng viết văn sẽ làm nền tảng cho các em học tốt các môn học khác ở các lớp trên và điều kiện thuận lợi trên con đường sự nghiệp các em sau này. Đoạn này nội dung nghe lẩn quẩn, nên tìm một vài câu nói của ai đó liên quan đến nội dung này thì hay hơn III - CƠ SỞ THỰC TIỄN : Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay sách GK, tôi thấy rằng nội dung sách lần này tập trung cho việc ĐMPPDH theo hướng tích cực mà cụ thể là 3 nguyên tắc dạy học Tviệt ở tiểu học. Với sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể về chuyên môn của Ngành, Trường đã giúp cho tôi có những hiểu biết về đổi mới PPDH theo chương trình mới. Nhờ các phong trào : Hội giảng, thảo luận chuyên đề ; các phương tiện thông tin đại chúng giúp bản thân tiếp cận được PPDH mới về Tập làm văn. Học sinh đã được làm quen về kiến thức, kĩ năng của phân môn Tập làm văn ở lớp 2 như : kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tạo lập ngôn bản, kể chuyện, …. Điều này giúp các em học tốt tập làm văn lớp 3. Môn Tiếng Việt nói chung, Tập làm văn nói riêng SGK được trình bày với nội dung phong phú, cụ thể (nội dung yêu cầu, câu hỏi, gợi ý, ….), hình ảnh khá đẹp mắt, thu hút được HS. Mặt khác, do Hs hạn chế kiến thức về cuộc sống thực tế, vốn từ còn nghèo, kĩ năng hành văn còn kém. Thể hiện qua bài viết các em như : bài viết không có hình ảnh, chưa lôgích, đặt câu chưa đúng, dùng từ không phù hợp, … Một số học sinh vân dụng văn mẫu một cách máy móc. Dạy học môn Tập làm văn đòi hỏi giáo viên (GV) phải có vốn sống thực tế, có hiểu biết sâu rộng, phải biết kết hợp linh hoạt các PP dạy học. Việc giúp HS có khả năng sáng tạo và nói - viết thành văn bản ngôn ngữ thật khó. Với thực trạng trên, tôi tiến hành khảo sát chất lượng bài tập làm văn của HS lớp 3B. Chất lượng các nội dung khảo sát như sau : - Biết dùng từ, đặt câu hợp lý : 56,2% - Biết dùng từ ngữ, câu văn có hình ảnh : 12,4% - Bài viết đạt trung bình trở lên : 75,0% Qua bài khảo sát cho thấy, HS chưa biết diễn đạt từ ngữ để viết những câu văn có hình ảnh, vốn từ còn hạn chế, hiểu biết về thực tế xung quanh còn ít, kĩ năng sử dụng dấu câu chưa chính xác (kém) nên chất lượng bài viết không cao, ý văn còn nghèo nàn. IV - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : 1. Tìm hiểu nội dung chương trình (các bài văn viết) - Tuần 3 : Kể về gia đình - Chủ điểm : Mái ấm - Tuần 6 : Kể lại buổi đầu đi học - Chủ điểm : Tới trường - Tuần 8 : Kể về người hàng xóm - Chủ điểm : Cộng đồng - Tuần 10 : Viết thư cho người thân - Chủ điểm : Quê hương - Tuần 12 : Viết về cảnh đẹp đất nước - Chủ điểm : Bắc - Trung - Nam - Tuần 13 : Viết thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (miền Trung hoặc Bắc) ; Chủ điểm : Bắc - Trung - Nam - Tuần 17 : Viết về thành thị, nông thôn - Chủ điểm : Thành thị và nông thôn - Tuần 22 : Viết về một người lao động trí óc - Chủ điểm : Sáng tạo - Tuần 25, 26 : Kể về lễ hội - Chủ điểm : Lễ hội - Tuần 28, 29 : Viết về một trận thi đấu thể thao - Chủ điểm : Thể thao - Tuần 30 : Viết thư cho bạn nước ngoài - Chủ điểm : Ngôi nhà chung - Tuần 32 : Viết về bảo vệ môi trường - Chủ điểm : Ngôi nhà chung * Yêu cầu các bài viết đối với học sinh : - Đủ số lượng câu quy định ; trình bày thành đoạn văn - Biết dùng các dấu câu ; viết câu theo mẫu đã học (Ai (con gì, cái gì) - Là gì ?, Làm gì ?, Như thế nào ?, ) - Biết cách dùng từ (biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa) Từ việc phân tích chương trình TLV 3 như trên, tôi thấy rằng số tiết bài văn viết chiếm trên 50% (chưa kể các tiết điền vào mẫu in sẵn và trả lời câu hỏi). Mỗi bài viết thể hiện theo một chủ điểm, do đó việc tích hợp những bài học của các phân môn trong một chủ đề rất rõ nét. 2. Các biện pháp thực hiện : * Biện pháp 1 : Dạy học theo quan điểm tích hợp để cung cấp vốn từ, vốn kiến thức cuộc sống về thực tế cho HS. Ngôn ngữ là cái vốn ban đầu, là phương tiện là nguyên vật liệu để giúp ta hành văn. Vậy muốn cho HS lớp 3 có được cái vốn liếng ấy, GV phải biết giúp các em tích lũy thông qua dạy học các phân môn có liên quan đến tập làm văn. Nhất là các phân môn : Tập đọc, Chính tả, LTVC, Ví dụ : Ở chủ điểm Thành thị và nông thôn dạy trong hai tuần gồm các bài tập đọc, chính tả, LTVC. Trong quá trình khai thác nội dung bài đọc, tôi cung cấp cho HS vốn từ về Thành thị và nông thôn, những câu văn có hình ảnh về chủ đề này. Cụ thể, khi dạy bài tập đọc "Đôi bạn" (tuần 16), GV hướng dẫn HS khai thác nội dung kết hợp cung cấp hệ thống từ ngữ (từ in đậm) như sau : - Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ ? + Thị xã có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống nhà ở quê ; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp ; ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa) - Tìm câu văn có hình ảnh so sánh trong đoạn 1. + Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa. - Ra phố, Mến thấy vui nhất là chỗ nào ? (công viên) - Ở công viên có những trò chơi, cảnh vật gì ? + Có đu quay, cầu trượt, vườn hoa và cái hồ lớn - Em hiểu câu nói của bố Thành như thế nào ? (đoạn 3) + Ca ngợi người ở làng quê rất tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác + Tấm lòng của người ở nông thôn thật đáng quý : họ sẻ nhà sẻ cửa cho người thành phố lúc chiến tranh, sẵn sàng cứu người khi gặp nạn + Người nông thôn không ngần ngại khó khăn khi giúp đỡ người khác, - Gia đình Thành đón Mến ra chơi, đưa Mến đi khắp thị xã thể hiện điều gì ? + Tình cảm thủy chung của người thành phố Hay để giúp HS nắm được một số từ ngữ về sự vật, con người ở nông thôn qua bài Về quê ngoại (tuần 16) với các câu hỏi tìm hiểu nội dung : - Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu ? (nông thôn) - Bạn nhỏ thấy ở quê có gì lạ ? + Đầm sen nở ngát hương ; gặp trăng gặp gió bất ngờ ; con đường đất rực màu rơm phơi ; bóng tre mát rợp vai người ; vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm - Đọc câu thơ có hình ảnh so sánh. + Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm. - Bạn nhỏ nghĩ gì về con người ở đây ? + Là những con người làm ra hạt gạo (chân đất) + Họ rất thật thà + Bạn nhỏ thương họ như thương người ruột thịt của mình Qua hệ thống câu trả lời của HS, GV định hướng cho các em nắm được một số từ ngữ về thành phố (nông thôn), câu văn có hình ảnh. Trên cơ sở đó, các em có được những hiểu biết về sự vật, con người thành phố (nông thôn), tình cảm gắn bó giữa con người thành phố và nông thôn khi viết văn kể về thành phố hoặc nông thôn. Đối với phân môn chính tả trong chủ điểm này, khi hướng dẫn HS viết bài Âm thanh thành phố (tuần 17), tôi cung cấp một số từ ngữ khác nhau của âm thanh thành phố như : náo nhiệt, ồn ã ; tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô ; tiếng còi inh ỏi, gay gắt của ô tô xin đường ; tiếng còi tàu thét lên, tiếng bánh xe sắt lăn trên đường ray ầm ầm ; Khi nắm được các từ ngữ trên, HS hiểu thêm về cuộc sống sôi động, náo nhiệt ở thành phố với vô vàn âm thanh. Từ đó, sẽ hỗ trợ nhiều cho các em khi viết về thành thị (nông thôn) Cùng với chủ điểm này, ở phân môn LTVC - tuần 16 (bài tập 1, 2) ngoài những từ HS tự biết kể về thành phố (nông thôn), Gv còn cung cấp thêm cho HS vốn từ về chủ đề này như : - Một số tên thành phố, vùng quê ở nước ta - Tên sự vật và công việc ở thành phố, nông thôn Từ những bài học tập đọc, chính tả, LTVC (tuần 16, 17), tôi giúp cho HS có được vốn từ ngữ, câu văn có hình ảnh từ các phân môn học khác về chủ điểm Thành thị và nông thôn như trên, HS sẽ viết đựoc bài văn với yêu cầu sau : - Nói về thành thị (nông thôn) - Tuần 16 - Viết thư cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn - Tuần 17 (trích bài làm HS, đính kèm phụ lục 1) Như vậy, khi dạy các phân môn Tập đọc, Chính tả, LTVC đều nhằm giúp HS có thêm vốn từ ngữ, kiến thức hiểu biết về cuộc sống để hình thành văn bản Do đó, để HS có cơ sở học tốt văn viết thì GV cần phải chú trọng việc tích hợp lồng ghép trong dạy học. * Biện pháp 2 : Sổ tay ghi chép giúp em học văn Việc vận dụng vốn từ ngữ mà GV cung cấp qua các bài học của phân môn : Tập đọc, Chính tả, LTVC vào viết văn đối với các em là rất khó. Bởi theo chương trình, tiết Tập làm văn luôn được phân bố vào buổi cuối của mỗi tuần. Đôi khi, vốn từ có được ở bài tập đọc, LTVC, của tuần này lại rất cần để áp dụng cho bài viết văn của những tuần học sau. Ví dụ những từ ngữ về hoạt động đá bóng, GV cung cấp qua bài tập đọc "Trận bóng dưới lòng đường" và bài LTVC (tuần 7) thì sẽ được vận dụng để viết bài văn "Kể về một trận thi đấu thể thao" - Tuần 29. Với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện bài làm chưa cao. Vì thế, tôi hướng dẫn các em ghi chép những từ ngữ cần biết sau mỗi bài học các phân môn Tập đọc, Chính tả vào vở gọi là Sổ tay học văn. Ở mỗi tiết học, khi hướng dẫn tìm hiểu nội dung, tôi kết hợp viết từ cần cung cấp lên bảng (phần từ ngữ) cho HS đọc (CN, ĐT) lúc tìm hiểu xong nội dung bài. Tôi yêu cầu HS viết nhanh những từ ngữ đó vào Sổ tay học văn theo từng chủ điểm vào cuối mỗi tiết (buổi học) hoặc về nhà với hình thức cá nhân hoặc nhóm (trích từ Sổ tay cuả HS, đính kèm phụ lục 2). Với biện pháp trên, quyển vở gọi là Sổ tay đó của mỗi HS là cẩm nang là chỗ dựa khá tốt để các em sử dụng viết văn đạt theo yêu cầu. * Biện pháp 3 : Vận dụng các kĩ năng từ phân môn LTVC vào viết văn Mỗi bài văn của HS không đơn thuần là kể, tả ngắn về con người, sự vật, sự việc mà thông qua đó các em thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tự đánh giá, thái độ yêu - ghét của mình. Thông qua bài viết của các em, người đọc hiểu tâm tư tình cảm của các em về một vấn đề nào đó. Thế nhưng, bài viết của HS còn nhiều hạn chế như : đặt câu chưa đúng, chưa biết sử dụng dấu câu, chưa thể hiện được câu văn có hình ảnh. Ở lớp 3, LTVC là phân môn giúp các em hiểu biết về các kiểu câu, các phép tu từ so sánh và nhân hóa, sử dụng dấu câu, dùng từ đặt câu đúng. Điều này hỗ trợ rất lớn cho HS trong khi viết văn, nếu GV biết lồng ghép khi dạy tập làm văn. Để HS đặt câu đúng (sử dụng dấu phẩy, chấm hợp lí) khi viết văn tôi luôn nhắc nhở các em mỗi khi muốn đặt dấu câu nhất là dấu chấm câu, phải đọc lại câu mình vừa đặt (viết) có đủ các bộ phận theo mẫu đã học chưa ? (Ai (con gì, cái gì) - Là gì ?, Làm gì ?, Như thế nào ?, ) Ngoài ra bài viết của HS thường chỉ sử dụng các dấu câu (chấm, phẩy) nên không thu hút được người đọc. Mặc dù HS lớp 3, các em chưa có kĩ năng sử dụng nhiều dấu câu như : chấm than, hai chấm, (quá tải không) Nhưng tôi luôn yêu cầu HS cố gắng sử dụng nhiều dấu câu và phải có câu văn có hình ảnh trong bài viết của mình. Song tùy mỗi giai đoạn, mỗi bài văn và năng lực của HS mà GV yêu cầu sử dụng cho phù hợp. Bằng cách : Tôi cho các em luyện theo mẫu, bắt chước cách nói của các câu văn có trong các bài tập đọc, chính tả, LTVC Ví dụ : Học bài tập đọc "Nắng phương Nam" có câu : Đây nè, mình đọc một đoạn thư của Vân nhé ! Tôi yêu cầu HS nói câu theo cách trên, HS sẽ nói chẳng hạn : - Bây giờ, mình viết thư cho bạn nhé ! Hoặc Lan nè, tụi mình cùng thi đua cuối kì I này đạt học sinh giỏi nhé ! Hoặc Đến hè, bạn nhớ về quê mình chơi nhé ! Hay ở bài "Chú sẻ và bông hoa bằng lăng" có mẫu : - Ôi, đẹp quá ! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia ? HS nói theo mẫu trên như sau : - Ôi vui quá ! Sao chú khỉ nhỏ mà đi xe đạp được thế kia ? Hoặc - Ôi, lâu quá ! Sao bạn Tâm đi trễ thế kia ? Hoặc - Ôi, thích quá ! Sao lại có bông hoa nở ngay chỗ ô cửa sổ thế kia ?, Ngoài việc giúp HS vận dụng các dấu câu, tôi còn yêu cầu HS trong bài phải viết được ít nhất một câu văn có hình ảnh so sánh hay nhân hóa (tùy nội dung từng bài). Các biện pháp này thường sử dụng khi viết những câu văn tả. Ví dụ : Sau khi HS đã học về biện pháp so sánh, đến bài văn "Viết một bức thư ngắn cho người thân" - tuần 10, HS có thể viết một số câu văn có sử dụng nhiều dấu câu và có phép so sánh như sau (trích từ bài làm của HS) : - Ông có khỏe không ? Con Đốm đến nay chắc bằng bắp chân người lớn rồi ông nhỉ ? - Bà ơi, cháu nhớ bà lắm ! Trận lụt vừa qua nhà bà có hư hại gì không ? - Quả ổi hôm trước cháu thấy bằng nắm tay ấy, bây giờ chín chưa hả bà ? Hay sang đầu kì II (tuần 19), HS được học về biện pháp nhân hóa. Trong bài văn "Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật" - tuần 23, HS đã sử dụng các biện pháp để viết như sau : Các chú khỉ biểu diễn đều được mặc những bộ đầm xanh trông như những em bé lên ba thật dễ thương. Hay : Những anh hổ phải tính toán thận trọng để nhảy qua vòng lửa mà vẫn an toàn Vận dụng nội dung chuyên đề dạy TLV từ năm 2001 của PGD, sau khi chấm bài của HS, tôi thường đọc trước lớp những bài viết hay, sử dụng dấu câu hợp lí. Đối với những câu văn có hình ảnh, tôi viết lên bảng rồi yêu cầu HS phân tích, nhận xét nhằm vừa khuyến khích vừa tạo điều kiện cho các em học tập lẫn nhau. * Biện pháp 4 : Học và làm theo văn mẫu " Bắt chước là một sự học hỏi. Mọi thành tựu trên đời này xét cho cùng chỉ là sự tiếp nối. Cái mới của ngày hôm nay là một bước tiến của ngày hôm qua Bắt đầu bằng sự lặp lại người xưa, ta mới có đủ điều kiện để đi xa hơn, nếu không ta vẫn chỉ loay hoay giẫm chân tại chỗ với cái không gian bưng bít của mình. " (Trích lời của GS. Vũ Ngọc Khánh) Vì thế theo tôi, HS bắt chước và học theo văn mẫu là điều tốt nên khuyến khích. Nhưng bắt chước như thế nào cho hợp lí, nếu ta chép y nguyên từng chữ của văn mẫu thì chưa hay lắm. Điều này trong giảng dạy tôi thường gặp là nếu HS cùng đọc một bài văn mẫu thì bài làm của các em hầu như giống nhau hoàn toàn. Do đó, để khắc phục tình trạng trên và giúp HS cách học văn mẫu như thế nào cho đúng, cho phù hợp. Theo tôi, muốn học theo văn mẫu thì người học phải biết nắm bắt những cái hay của bài văn mà lựa chọn vận dụng vào bài viết của mình cho đúng. Từ cái hay của người khác với vốn kiến thức về cuộc sống thực tế, người học phải biết chuyển cho phù hợp với ý tưởng bài văn của mình. Cụ thể tôi hướng dẫn HS cách học như sau : Với bất kì bài văn nào tôi cũng cho HS tham khảo văn mẫu theo tên sách các em tự chọn nhưng phải đảm bảo các bước : - Đọc bài văn mẫu 1 - 2 lần - Nhìn vào bài mẫu, ghi ra một số từ ngữ các em thấy hay, phù hợp (số lượng từ do GV quy định) gọi là từ then chốt. Tùy dung lượng của từng bài văn mẫu và năng lực của HS mà GV quy định số từ cần chọn cho phù hợp. Ở lớp 3, các bài văn mẫu không dài lắm nên tôi quy định các em chọn ghi khoảng 7 - 15 từ / mỗi bài. - Không nhìn bài mẫu, chỉ dựa vào các từ then chốt đã ghi và vốn hiểu biết của mình đã học về chủ đề đó mà viết thành đoạn (bài) văn theo đề yêu cầu. Ví dụ : Tiết tập làm văn - Tuần 22 với đề bài "Kể về một người lao động trí óc mà em biết". Tham khảo cùng một bài văn mẫu, HS sẽ có các cách viết như sau (phần phụ lục 3) Với cách học văn mẫu như trên, tôi thấy rằng dù tham khảo cùng một bài văn mẫu nhưng với cách chọn từ, diễn đạt khác nhau sẽ thể hiện được nét riêng của mỗi HS trong bài viết. Đây là cách học rất tốt vừa giúp HS có được khả năng diễn đạt vừa tạo điều kiện cho các em thể hiện được ý nghĩ của mình. V- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng, tôi thấy được việc giúp HS học tốt TLV nhất là kĩ năng viết văn có vị trí và vai trò rất quan trọng. Ở khối lớp 3, rèn kĩ năng viết văn là bước đệm là nền móng để các em học tốt hơn TLV các lớp trên. Thông qua các biện pháp thử nghiệm này, đòi hỏi GV khi dạy học ở bất kì môn nào cũng phải chú ý đến việc cung cấp từ ngữ, câu văn có hình ảnh, cách diễn đạt câu khi (nói) viết cho HS , Đây cũng là cơ hội rất tốt giúp GV có thêm vốn kiến thức và kĩ năng viết văn của mình, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện nay. Với các biện pháp trên, tôi đã giúp HS có được những kiến thức, kĩ năng nhất định để viết văn như : vốn từ của HS phong phú hơn, câu văn giàu hình ảnh, kĩ năng diễn đạt phù hợp, HS hào hứng, mạnh dạn thể hiện suy nghĩ của mình trong bài viết. Điều này được chứng minh qua chất lượng bài kiểm tra giữa kì II gần đây nhất. Tôi phân tích và so sánh với kết quả khảo sát đầu năm theo các tiêu chí ban đầu của đề tài đề ra như sau : - Biết dùng từ, đặt câu hợp lí : đạt 14/ 16 em, chiếm 87,6% ; tăng 31,4% - Biết dùng từ ngữ, câu văn có hình ảnh : đạt 11/ 16 em, chiếm 68,8% ; tăng 56,4% - Bài viết đạt trung bình trở lên : đạt 16/ 16 em, chiếm 100% ; tăng 25,0% Cùng thời điểm này, so với các lớp cùng khối, bài viết (phần tập làm văn) HS đạt điểm tối đa (4,5 - 5 điểm) của lớp 3B cũng cao hơn. Cụ thể : - Lớp 3A : đạt 32,4% (không có HS đạt điểm 5) - Lớp 3B : đạt 43,7% (trong đó HS đạt điểm 5 chiếm 12,5%) - Lớp 3C : đạt 14,3% (không có HS đạt điểm 5) Kết quả trên đã góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt giữa kì II của lớp 3B cao hơn so với các lớp cùng khối. Hơn nữa, tôi tin chắc rằng các em đã có được một cách học tốt về viết văn là điều kiện thuận lợi giúp các em học giỏi văn ở các lớp trên. VI- KẾT LUẬN : Tóm lại, muốn học tốt môn Tiếng Việt, muốn vận dụng môn Tiếng Việt tốt để làm bài tập làm văn, GV phải coi trọng việc giúp HS tích lũy kiến thức. Bằng PPDH theo quan điểm tích hợp, dạy học theo mẫu như trên, GV sẽ cung cấp được cho HS vốn kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để các em có cơ sở làm tốt bài văn. Với kết quả đạt được cũng cho thấy, nhờ áp dụng các biện pháp nêu trên, chất lượng bài văn viết của HS lớp 3B tiến bộ rõ nét. Điều này góp phần rất lớn nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng, chất lượng học tập của HS nói chung. Thông qua các biện pháp trên, GV đã giúp cho các em có được một phương pháp tự học, tự tìm tòi phù hợp với PPDH mới hiện nay. VII - ĐỀ NGHỊ : Như chúng ta đã biết, ở tiểu học chương trình các môn học nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng được cấu trúc theo quan điểm tích hợp, với từng chủ điểm cụ thể. Do đó, việc vận dụng các biện pháp nâng cao chất lượng bài văn viết cho HS là rất cần thiết với mọi khối lớp. Song để thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng bài văn viết cho HS, theo tôi người GV cần phải : - Xác định việc giúp HS nâng cao chất lượng bài văn viết là nhiệm vụ cần thiết nhằm nâng cao chất lượng học tập và góp phần rất lớn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Ở mỗi tiết dạy, GV đọc kĩ nội dung bài SGK nhằm chọn lọc những từ ngữ hay, câu văn có hình ảnh, cách diễn đạt câu để cung cấp và luyện cho HS các kĩ năng phù hợp (cần thể hiện trong KHBH). - Trong tiết dạy tập làm văn, GV cần tạo không khí thoải mái, biết hướng cho HS thể hiện cảm xúc của bản thân về chủ đề bài văn yêu cầu. - GV nên hướng cho HS chọn các tên sách, các bài văn mẫu khác nhau để các em có cơ hội học hỏi lẫn nhau qua mỗi bài viết. - Ghi chép Sổ tay học văn cần được trình bày theo chủ đề, từng tuần và liên tục các môn để các em dễ tham khảo khi soạn bài văn viết. Cách trình bày như : + Từ ngữ được cung cấp từ các bài tập đọc, chính tả, qua từng buổi học. + Từ then chốt rút ra qua tham khảo bài văn mẫu + Soạn bài văn về chủ đề vừa học - Gv chịu khó kiểm tra 100% bài làm HS ở mỗi lần viết nhằm phát hiện, sửa chữa những sai sót và khuyến khích những tiến bộ về kĩ năng viết văn một cách kịp thời. Trên đây là một vài biện pháp, tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm ở lớp 3B, năm học 2009 - 2010 nhằm giúp HS nâng cao chất lượng bài văn viết. Rất mong sự quan tâm, góp ý của đồng nghiệp và Ngành cấp trên để đề tài được hoàn thiện và áp dụng rộng ra ở nhiều đối tượng học sinh trên địa bàn. VIII - PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM : 1. Bài làm của HS (viết thư cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn). 2. Trích Sổ tay học văn của HS (từ ngữ đựợc cung cấp qua các môn học khác) 3. Bài soạn văn của HS (về cách học theo văn mẫu) IX - MỤC LỤC : 1. Đặt vấn đề Trang 1 2. Cơ sở lí luận Trang 1 3. Cơ sở thực tiễn Trang 2 4. Nội dung nghiên cứu Trang 3 5. Kết quả nghiên cứu Trang 7 6. Kết luận Trang 8 7. Đề nghị Trang 9 8. Phụ lục đính kèm và mục lục PHỤ LỤC 1 Bài làm của HS (vận dụng vốn từ ngữ, câu văn có hình ảnh qua các bài học tập đọc, chính tả, LTVC để viết bài văn theo cùng một chủ điểm) Tập làm văn - Tuần 17 Dựa vào bài tập làm văn miệng ở tuần 16, em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. [...]... PHỤ LỤC 2 Trích Sổ tay học văn của HS (ghi chép từ ngữ, câu văn có hình ảnh từ các bài học của môn : Tập đọc, Chính tả, theo từng chủ điểm) ... (cách học theo văn mẫu) Tập làm văn - Tuần 22 Viết những điều em đã kể ở lớp về một người lao động trí óc thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) Gợi ý : - Người đó là ai, làm nghề gì ? - Người đó hằng ng y làm những việc gì ? - Người đó làm việc như thế nào ? ... (cách học theo văn mẫu) Tập làm văn - Tuần 22 Viết những điều em đã kể ở lớp về một người lao động trí óc thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) Gợi ý : - Người đó là ai, làm nghề gì ? - Người đó hằng ng y làm những việc gì ? - Người đó làm việc như thế nào ? . n y là : hình thành và rèn luyện cho HS khả năng trình b y văn bản (nói, viết) có nhiều thể loại : miêu tả, kể chuyện, viết thư, tổ chức cuộc họp, tường thuật, …. HS thường không đạt được y u. đó liên quan đến nội dung n y thì hay hơn III - CƠ SỞ THỰC TIỄN : Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay sách GK, tôi th y rằng nội dung sách lần n y tập trung cho việc ĐMPPDH theo hướng. nên khuyến khích. Nhưng bắt chước như thế nào cho hợp lí, nếu ta chép y nguyên từng chữ của văn mẫu thì chưa hay lắm. Điều n y trong giảng d y tôi thường gặp là nếu HS cùng đọc một bài văn

Ngày đăng: 05/07/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w