Những điều cần biết về truyền dịch Nhiều người khi cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ ít là nghĩ ngay đến việc truyền dịch nhằm phục hồi sức khỏe. Thực ra, dịch truyền chỉ là liều thuốc hiệu quả khi được dùng đúng bệnh, đúng lúc, đúng liều. Việc lạm dụng hoặc dùng sai chỉ định có thể dẫn đến nhiều tai biến. Trên thị trường thuốc hiện nay có khá nhiều loại dịch truyền thuộc 3 nhóm cơ bản sau: 1. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, dùng trong các trường hợp suy kiệt, ăn uống kém: - Dịch ngọt chứa đường glucoza (còn gọi là glucose hoặc destrose): Có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Dung dịch glucoza có nhiều loại: 5% (cứ 100 ml nước thì có 5 g glucoza), 10%, 20%, 30%. Nửa lít glucoza 5% cung cấp năng lượng tương đương ăn 1 bát cơm. - Dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin: Như Alversin 40, Amino - Plasmal 5%, Nutrisol 5%, Vitaplex, Lipofundin , dùng trong các trường hợp suy kiệt, suy dinh dưỡng. Các sản phẩm này rất đắt tiền. 2. Nhóm cung cấp các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (tiêu chảy, bỏng). Đó là các dung dịch Lactate Ringer, Natri Clorua 0,9%, Bicarbonate Natri 1,4% 3. Nhóm đặc biệt như huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran hay dung dịch cao phân tử , dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất đạm hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể. Việc bù đường, muối và các chất điện giải chỉ nên tiến hành khi hàm lượng những chất này trong máu thấp hơn mức cho phép. Bác sĩ thường dựa vào kết quả xét nghiệm để quyết định có truyền dịch hay không. Trong một số trường hợp, tuy chưa có kết quả xét nghiệm nhưng thầy thuốc vẫn phải truyền dịch cho bệnh nhân: trước và sau khi phẫu thuật, người bệnh bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, ngộ độc Việc dùng dịch truyền một cách bừa bãi có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: gây rối loạn điện giải, phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là đối với người vốn có bệnh tim mạch), thậm chí có thể gây tử vong. Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh nhân vẫn có thể gặp một số nguy hiểm trong quá trình truyền: chỗ tiêm bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực Gặp các trường hợp này, người nhà cần báo ngay để nhân viên y tế kịp thời xử lý. BS Phan Hữu Phước Trong quá trình truyền dịch, bệnh nhân cần được theo dõi sát. . Những điều cần biết về truyền dịch Nhiều người khi cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ ít là nghĩ ngay đến việc truyền dịch nhằm phục hồi sức khỏe. Thực ra, dịch truyền chỉ là. bỏng). Đó là các dung dịch Lactate Ringer, Natri Clorua 0,9%, Bicarbonate Natri 1,4% 3. Nhóm đặc biệt như huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran hay dung dịch cao phân tử ,. vào kết quả xét nghiệm để quyết định có truyền dịch hay không. Trong một số trường hợp, tuy chưa có kết quả xét nghiệm nhưng thầy thuốc vẫn phải truyền dịch cho bệnh nhân: trước và sau khi phẫu