1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dược thiện chữa huyết áp thấp mạn tính pot

3 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 157,75 KB

Nội dung

Dược thiện chữa huyết áp thấp mạn tính Người bị huyết áp thấp khi huyết áp tối đa dưới 100mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg (ví dụ: 90/50mmHg). Huyết áp tăng giảm trong 1 ngày như sau: 4 giờ sáng huyết áp ở mức thấp, 6 giờ tăng, 9 giờ bình thường, 19 giờ lại tăng. Nên đo huyết áp vào buổi sáng, trước khi dậy khỏi giường. Có 2 loại huyết áp thấp: Huyết áp thấp tiên phát: Người khỏe bình thường không có triệu chứng gì, tình cờ đo thấy huyết áp thấp. Không cần điều trị, vẫn sinh hoạt bình thường. Huyết áp thấp hậu phát (hạ huyết áp triệu chứng): Thường xuất hiện sau khi cơ thể suy nhược kéo dài như nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, bệnh lao, ung thư, thiếu máu mạn tính, xơ gan, sau phẫu thuật Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hay ngất, ngón tay ngón chân lạnh. Theo y học cổ truyền, chứng huyết áp thấp, bất kỳ do nguyên nhân nào cũng đều thuộc chứng hư, có 2 bài thuốc thường dùng sau: Bài 1: Ích khí dưỡng âm thang: Đảng sâm 15g, mạch môn 9g, ngũ vị tử 5g, chích huỳnh kỳ 15g, nhục quế 4g, chích cam thảo 4g, phù tiểu mạch 30g, táo tàu 5 quả. Nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia 2 lần uống trong ngày, uống ấm lúc bụng đói, ngày 1 thang. Chủ trị huyết áp thấp mạn tính, chóng mặt đau đầu, tinh thần ủy mị, chân tay rã rời, mất ngủ, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch hư. Bài 2: Thăng ích thang: Thục địa 30g, hoài sơn 15g, đan bì 15g, trạch tả 9g, ngũ vị tử 9g, hoàng kỳ 15g, ma hoàng 9g. Nước vừa đủ, sắc còn 1/3, mỗi thang sắc 3 lần lấy 400 - 500ml, chia 3 lần uống trong ngày. Chủ trị huyết áp thấp, hoa mắt, chóng mặt, tinh thần ủy mị, tai ù, lưng đau gối nhức mỏi, tim đập nhanh và loạn nhịp, thở dốc, đêm ngủ không yên, trí nhớ kém, lưỡi đỏ, mạch trầm. Canh gà hầm nhân sâm. Ngoài thuốc sắc trên còn có các món ăn, nước uống hỗ trợ làm tăng nhanh hiệu quả điều trị. Cần lựa chọn áp dụng thích hợp với các triệu chứng biểu hiện ở mỗi bệnh nhân. Sau đây xin giới thiệu món ăn - bài thuốc tùy thể bệnh. Thể thận dương hư suy: Biểu hiện đầu choáng, mắt hoa, tai ù, hay quên, lưng đau gối mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, đi tiểu đêm nhiều, ăn kém, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhạt. Bài 1: Trứng gà 1 quả, bột nhung hươu 0,3g. Đập trứng vào bát, bỏ bột nhung hươu vào, quấy đều và tráng chín, ăn điểm tâm hằng ngày. 20 ngày là một liệu trình. Bài 2: Câu kỷ tử 10g, thỏ ty tử 10g, nhục thung dung 6g, bồ dục bò 1 quả, bồ dục chó 1 quả, thịt bò 100g, thịt gà 50g. Bồ dục bò và chó làm sạch, bổ đôi ngâm nước lạnh trong 30 phút; thịt bò và thịt gà thái miếng, các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng. Tất cả cho vào nồi hầm lửa nhỏ cho thật nhừ rồi bỏ bã thuốc, cho thêm bột hạt tiêu, gừng tươi thái chỉ và gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Thể tâm tỳ lưỡng hư: Biểu hiện mệt mỏi nhiều, cảm giác khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, đầu choáng, mắt hoa, chân tay rã rời, hay vã mồ hôi, ăn kém, chậm tiêu, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, đại tiện lỏng nát. Bài 1: Thịt bò 1kg, rượu vang 250ml. Thịt bò rửa thái miếng, cho vào nồi hầm nhỏ lửa thật nhừ, cứ 1 giờ chắt nước cốt 1 lần rồi thêm nước đun tiếp. Làm 4 lần như vậy, hợp 4 nước lại, chế thêm rượu vang rồi cô lửa nhỏ thành cao đặc, để nguội, đựng trong lọ kín dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 thìa canh. Bài 2: Gà mái 1 con 1kg, nhân sâm 10g, hoàng kỳ 30g, ngũ vị tử 15g. Gà làm thịt, chặt miếng, các vị thuốc cho vào túi vải, buộc kín miệng. Tất cả bỏ vào nồi, nước vừa đủ, hầm lửa nhỏ cho thật nhừ, bỏ bã thuốc, thêm gia vị, làm canh ăn. Thể trung khí bất túc: Biểu hiện mệt mỏi thích nằm, ngại nói, ngại vận động, hay có cảm giác khó thở, hoa mắt, chóng mặt nhiều, chân tay buồn mỏi, chán ăn, miệng nhạt, dễ vã mồ hôi, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt. Bài 1: Nhân sâm 10g, phục linh 10g, hoài sơn 10g, đậu đỏ 30g, bột gạo nếp 50g, đường trắng và mỡ lợn vừa đủ. Các vị thuốc sao thơm, tán bột, trộn đều với bột gạo nếp và đường, chế đủ nước, nhào kỹ làm thành bánh rồi rán chín. Ăn điểm tâm hằng ngày. Bài 2: Dạ dày lợn 1 cái, hạt sen tươi 40 hạt. Dạ dày làm sạch, hạt sen bỏ tâm rồi cho vào dạ dày lợn, buộc kín miệng, nước vừa ăn, hầm nhừ, khi chín vớt dạ dày ra, thái miếng trộn đều với hạt sen rồi chế thêm gừng tươi, hạt tiêu và gia vị, dùng làm thức ăn. Bài 3: Đảng sâm 100g, thịt bò 500g. Thịt bò rửa sạch, thái miếng ướp gừng tươi, hạt tiêu và chút rượu vang. Cho đảng sâm vào túi vải, buộc kín miệng, đem hầm với thịt bò cho nhừ, thêm gia vị làm thức ăn hằng ngày. Bài 4: Nhục quế, quế chi, cam thảo mỗi vị 10g, hãm uống thay trà. Bài 5: Phục linh 15g, linh chi 9g, cam thảo 12g. Sắc nước uống thay trà hằng ngày. Nên uống cà phê vào buổi sáng. Kết hợp xoa bóp, day bấm các huyệt sau để tăng hiệu quả điều trị: Day mạnh huyệt nhân trung, nội quan. Cứu ấm: bách hội, thượng tinh, khí hải. Xoa bụng vùng quanh rốn, xoa ngực trái (vùng tim) và tập thể dục, đi bộ, thở dưỡng sinh, khí công dưỡng sinh hoặc thái cực quyền, tùy điều kiện có người hướng dẫn ban đầu. Lương y Minh Chánh . Dược thiện chữa huyết áp thấp mạn tính Người bị huyết áp thấp khi huyết áp tối đa dưới 100mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg (ví dụ: 90/50mmHg). Huyết áp tăng giảm trong. sau: 4 giờ sáng huyết áp ở mức thấp, 6 giờ tăng, 9 giờ bình thường, 19 giờ lại tăng. Nên đo huyết áp vào buổi sáng, trước khi dậy khỏi giường. Có 2 loại huyết áp thấp: Huyết áp thấp tiên phát:. thường không có triệu chứng gì, tình cờ đo thấy huyết áp thấp. Không cần điều trị, vẫn sinh hoạt bình thường. Huyết áp thấp hậu phát (hạ huyết áp triệu chứng): Thường xuất hiện sau khi cơ thể

Ngày đăng: 05/07/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w