Bí ẩn về màu da, mái tóc Trên Trái đất, loài người có nhiều mầu da khác nhau. Người châu Á da vàng, người châu Phi da đen, người châu Âu da rất trắng. Sự khác nhau về mầu da này là do người ta sống ở các khu vực địa lý khác nhau. Càng về phía Nam, mầu da càng sẫm. Tại sao da của con người lại có mầu sắc khác nhau? Câu trả lời là do số lượng sắc tố đen trong da của người châu Âu ít, mầu da rất nhạt, còn hàm lượng sắc tố đen trong da người châu Phi nhiều, da có mầu đen hoặc mầu nâu. Hàm lượng sắc tố đen của người châu Á trung bình giữa châu Âu và châu Phi, vì thế da có mầu vàng. Các nhà khoa học cho biết, mầu da là kết quả của sự tiến hóa để thích ứng với môi trường. Tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời có thể giúp con người có vitamin D, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hấp thụ tia tử ngoại nhiều hay ít đối với cơ thể đều không có lợi, sắc tố đen giống như cái ô che ánh nắng, ngăn cản tác dụng của tia tử ngoại. Người châu Phi sống ở vùng có vĩ độ thấp, sắc tố đen trong da sẽ nhiều lên, da dần dần chuyển thành mầu đen: Người châu Âu sống ở vùng có vĩ độ cao, sẽ không có được ánh nắng chói chang, để tăng cường hấp thụ tia tử ngoại, da dần dần thành mầu trắng. Người da vàng thường sống ở vùng ôn đới, mầu da cũng nhạt hơn. Tóc của con người cũng có rất nhiều mầu sắc như màu đen, màu vàng, màu đỏ, nâu, bạch kim Nhìn một cách tổng quát, người da vàng tóc màu đen, người da trắng tóc lại mầu vàng. Khác với mầu da ở chỗ hàm lượng sắc tố đen của tóc không giống nhau cũng là một minh chứng cho việc thích ứng với môi trường của con người. Người phương Tây sống ở vùng lạnh, ít ánh nắng. Người phương Đông sống ở vùng dồi dào ánh nắng, sắc tố đen trong tóc khá nhiều, có lợi cho việc chống lại các tia tử ngoại trong ánh nắng. Mầu mắt của người phương Đông và mầu mắt của người phương Tây cũng không giống nhau: mắt của người phương Đông mầu nâu hoặc đen, còn mắt của người phương Tây màu xanh nhạt hoặc mầu ghi. Vậy nguyên nhân là do đâu? Trên thực tế, mầu mắt chính là mầu của mống mắt. Mống mắt là màng trước nhãn cầu mắt. Sắc tố đen của mống mắt nhiều hay ít sẽ quyết định màng nhãn cầu. Ở người phương Đông, người châu Phi hay người Mỹ La Tinh, sắc tố đen của mống mắt tương đối nhiều, do đó có thể thấy nhãn cầu mắt có mầu đen hay nâu, bên cạnh đó, sắc tố đen của mống mắt ở người phương Tây ít, mạch máu ở đó rất nhiều, vì thế, mắt có mầu rất xanh hoặc xám giống như khi nhìn qua lớp da trắng ta có thể thấy các mạch máu mầu xanh. Tuy nhiên, dù mầu nâu, mầu đen, mầu bạch kim hay hung đỏ đều do chúng chứa các chất tạo mầu gọi là các sắc tố. Nhưng khi chúng ta già đi, các sắc tố này mất dần đi, vì thế tóc chúng ta chuyển thành màu muối tiêu hoặc mầu trắng. Mỗi sợi tóc được mọc ra từ một lỗ nhỏ dưới da được gọi là chân tóc. Trong lỗ chân tóc có các tế bào sản sinh ra các sắc tố có màu ở trong vỏ của tóc và quyết định mầu sắc của nó. Tuy nhiên, qua một tuổi nào đó, tế bào chân tóc không còn khả năng tái tạo ra các sắc tố. Lúc này tóc bị ánh sáng làm cho có mầu trắng. Thường các tóc trắng mọc xen với các tóc còn giữ được mầu khác. Sự pha trộn này làm cho tóc có màu muối tiêu. Tuổi tác già đi, tóc đen tự nhiên thành màu muối tiêu rồi chuyển thành bạc. Tuổi càng cao tóc càng bạc, đây là điều đương nhiên. Nhưng có điều kỳ lạ là một số thanh niên cũng đã có tóc bạc. Tại sao lại như vậy? Thanh niên tóc bạc không giống như người già tóc bạc. Người già tóc bạc là hiện tượng tự nhiên do sự biến đổi sinh lý, trái lại, thanh niên tóc bạc có thể do di truyền, bố mẹ hoặc tổ tiên của họ bị bệnh này. Nếu trong gia tộc không có yếu tố di truyền này thì có lẽ là do “tóc bị bệnh”. Nguyên nhân dẫn đến tóc bạc ở tuổi thanh niên vô cùng phức tạp, phần lớn là do bẩm sinh kèm theo chứng bạch tạng, nếu không phải do bẩm sinh thì đại đa số do dinh dưỡng không tốt, tinh thần bị kích động, không vui, bi quan, sầu muộn Thông thường, người ngoài 40 tuổi mới xuất hiện tóc bạc, còn thanh niên sẽ xuất hiện tóc bạc ở độ tuổi khoảng 20. Như đã nói, tóc có mầu sắc là đó trong tóc chứa một loại sắc tố đen. Sắc tố nhiều thì mái tóc có mầu đậm, sắc tố ít, mầu tóc sẽ nhạt. Sắc tố của tóc là do núm chân tóc hình thành. Nếu quá trình hình thành sắc tố phát sinh trở ngại, hoặc mặc dù đã hình thành nhưng trong quá trình vận chuyển đến màng của chân lông, sắc tố gặp trở ngại, hoặc bị một tế bào ở trong cơ thể tách ra khỏi núm chân tóc, màu tóc sẽ vì thế mà biến đổi không theo như quy luật. Như vậy, cho dù tuổi cao hay thấp, khi tóc bị mất sắc tố, nó sẽ biến thành tóc bạc . Bí ẩn về màu da, mái tóc Trên Trái đất, loài người có nhiều mầu da khác nhau. Người châu Á da vàng, người châu Phi da đen, người châu Âu da rất trắng. Sự khác nhau về mầu. cũng nhạt hơn. Tóc của con người cũng có rất nhiều mầu sắc như màu đen, màu vàng, màu đỏ, nâu, bạch kim Nhìn một cách tổng quát, người da vàng tóc màu đen, người da trắng tóc lại mầu vàng thế tóc chúng ta chuyển thành màu muối tiêu hoặc mầu trắng. Mỗi sợi tóc được mọc ra từ một lỗ nhỏ dưới da được gọi là chân tóc. Trong lỗ chân tóc có các tế bào sản sinh ra các sắc tố có màu