Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài 1. Chọn đất, đào hố, bón lót: + Chọn đất: Đất phải có tầng canh tác dày trên 1m, mực nước ngầm cách mặt đất 2-2,5m, độ pH 5,5-7, những nơi có nhiệt độ quá lạnh không nên trồng xoài. + Đào hố: Kích thước 80x80x80cm. + Bón lót: Mỗi hố bón lót 30-50 kg phân chuồng, 0,5-1 kg Supe lân, 0,3-0,5kg Sunfat kali hoặc Clorua kali, 0,5kg vôi. 2. Mật độ, khoảng cách: + Mật độ: Từ 120-150 cây/ha. + Khoảng cách 8x8m hoặc 8x10m. Nếu trồng thâm canh 4x8m hoặc 5x10m, khi cây giao tán thì tỉa cây ở giữa khoảng cách, cây cách cây (tỉa cây ở giữa 2 cây hàng). 3. Thời vụ trồng: Miền Bắc: Vụ xuân: Tháng 1,2,3,4 (trồng tốt nhất vào tháng 2), vụ thu tháng 8,9,10. 4. Cách trồng: Dùng dao sắc rạch túi bầu nilon (tránh làm vỡ bầu), đặt cây sao cho cổ rễ cây thấp hơn mặt đất 3-5cm, lấp đất kín mặt bầu tránh làm vỡ bầu, đứt rễ cây. Cột chặt cây đã trồng vào 1 cọc, cắm để tránh đổ ngã, phủ rơm rạ, cỏ khô vào gốc cây rồi tưới nước giữ ẩm. 5. Chăm sóc sau trồng: - Tưới nước: Tưới 1-2 lần/ngày cho đến khi cây phục hồi sinh trưởng và trồng dặm. - Làm cỏ: Làm cỏ, xới xáo kết hợp với trồng xen các cây họ đậu (lạc, đậu tương, đỗ xanh ). - Bón phân: Lượng phân bón cho 1 cây trong 1 năm như sau: Phân đạm 300-400g, phân lân 350-500g, kali 300-400g. Hàng năm bón vào tháng 6-7 và tháng 12. Khi xoài có quả có thể bón làm 3 đợt/năm: Trước ra hoa (tháng 12) với lượng phân chuồng 50-100 kg, lân 0,3-0,5kg. Bón khi cây đậu quả (tháng 3) với lượng phân đạm 0,2-0,3kg, kali 0,4-0,5 kg/gốc. Sau thu hoạch quả (tháng 6,7) bón đạm 0,3-0,4 kg/gốc. 6. Phòng trừ sâu bệnh: - Rầy bông xoài: Rầy dài 3-5mm, màu xanh, chích hút nhựa làm lá bị quăn queo, cháy bìa lá, nhánh chùm hoa bị vàng, khô và rụng hoa, tiết mật gây bệnh bồ hóng lá và làm cây phát triển kém. Phòng trị rầy bằng cách bẫy đèn vào các đêm tối trời, phun nước xà phòng (5g/l) cách nhau 2-4 ngày, phun một lần khi ra hoa. Dùng Bassa, Applaud-misbin, Carbaryl (selvin 1,5-2%). - Ruồi đục quả: Ruồi cái để trứng vào quả già, sau 3 ngày trứng nở thành dòi đục khoét thịt quả làm quả bị nhũn và thối gây hại từ tháng 4-8. - Phòng trừ: Phun Dibrom 50 EC, Malathion, Bassa 0,25%, dùng bẫy dẫn dụ để diệt ruồi, nhặt và thiêu huỷ các quả bị dòi đục khoét để hạn chế gây hại, bọc quả già bằng giấy. - Bệnh thối quả: Gây hại khoảng 3-5% quả trong giai đoạn tồn trữ hay vận chuyển, bệnh làm thối mảng thịt quả nơi gần cuống hoặc nơi vỏ quả bị xây sát, quả hái không chừa cuống làm bệnh dễ thâm nhập, phá hoại. Cách phòng trừ: Phun Benlate 50WP 0,1% với lượng 10 lít/cây, trước khi hái quả 2 tuần. Sau khi hái cũng có thể xử lý bằng cách nhúng vào dung dịch Benlate 50WP 0,06%-0,1% (ở 52- 53 0 C) cũng rất hiệu quả để ngừa cả bệnh thối quả. Ngoài ra còn có sâu đục ngọn, đục ngọn, bệnh phấn trắng hại xoài. Theo Báo nông nghiệp . đã trồng vào 1 cọc, cắm để tránh đổ ngã, phủ rơm rạ, cỏ khô vào gốc cây rồi tưới nước giữ ẩm. 5. Chăm sóc sau trồng: - Tưới nước: Tưới 1-2 lần/ngày cho đến khi cây phục hồi sinh trưởng và trồng. Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài 1. Chọn đất, đào hố, bón lót: + Chọn đất: Đất phải có tầng canh tác dày trên. sâu bệnh: - Rầy bông xoài: Rầy dài 3-5mm, màu xanh, chích hút nhựa làm lá bị quăn queo, cháy bìa lá, nhánh chùm hoa bị vàng, khô và rụng hoa, tiết mật gây bệnh bồ hóng lá và làm cây phát triển kém.