Phân tích k ỹ thuật: V ì sao người thành, kẻ bại? PTKT có thiêng? Hẳn nhiều NĐT vẫn còn nhớ câu chuyện về "lá cờ bay". Tháng 10/2007, VN-Index đang xoay quanh ngưỡng 1.100 điểm, báo cáo tuần của một nhóm tư vấn chứng khoán khá nổi vào thời điểm đó nhận định: "Mẫu hình 'lá cờ tung bay' là một trong các mẫu hình đáng tin cậy nhất của phân tích kỹ thuật (PTKT). Lá cờ tung bay xuất hiện nh ư điểm dừng ở giữa một đợt tăng giá rất mạnh, chỉ báo thị trường sẽ tiếp tục tăng tốc mạnh mẽ sau đó". Nhưng chỉ 3 ngày sau, nhóm phân tích trên đã khẩn cấp ra một báo cáo khác "chữa cháy", thay đổi quan điểm hoàn toàn. Cùng thời điểm, một nhận định khác của TS. Quách Mạnh Hào trình bày qua bài viết: "PTKT hay cuộc chơi giữa cáo và thỏ?" đã chỉ ra sự biến động của VN-Index trong biên độ hẹp kèm theo khối lượng giao dịch cao là dấu hiệu cho thấy, hiện tượng phân phối tại đỉnh đang diễn ra và đây là chỉ dấu của diễn biến thị trường chuẩn bị đi xuống. Kết quả đúng như vậy, VN-Index như một cỗ xe lăn từ từ trên đỉnh xuống dốc. Và 1.106 điểm vẫn là đỉnh của thị trường từ đó đến nay. Trong khoảng thời gian này, VN-Index giảm mạnh, lại xuất hiện nhiều dự báo khác nhau về các ngưỡng hỗ trợ - mức chặn dưới của thị trường. Các phòng tuyến quan trọng được nhiều chuyên gia PTKT dự báo: 600, 500 rồi 400 điểm lần lượt bị phá vỡ và dễ dàng xuyên qua. VN-Index chỉ đi lên vào lúc bất ngờ nhất, khi xác l ập đáy tạm thời 366 điểm vào ngày 20/6. Việc thất bại khi dò đáy bằng công cụ PTKT của một số chuyên gia nhận định thị trường đã khiến nhiều NĐT giảm sút lòng tin mạnh mẽ vào các dự báo. Họ coi đây là ví dụ tiêu biểu cho sự thất bại khi vận dụng PTKT ở Việt Nam. Sự phản biện dựa trên lý do TTCK Việt Nam là thị trường có biên độ, thiếu các công cụ phái sinh nên không phải mọi thông tin, quan hệ cung - cầu đều được phản ánh chính xác vào giá… Ngh ệ thuật chứ không phải khoa học Ông Lê Đạt Chí, đồng tác giả cuốn sách " PTKT - Ứng dụng ở TTCK" cho biết, TTCK Việt Nam có nhiều đặc thù riêng khiến hiệu quả sử dụng công cụ PTKT còn ở mức khiêm tốn. Chẳng hạn theo ông Chí, ngoài việc có biên độ, thị trường có phiên giao dịch định kỳ lấy giá đóng cửa làm giá tham chiếu cho ngày hôm sau. Điều này có thể làm nảy sinh các hiện tư ợng tác động không lành mạnh tới giá cổ phiếu. Mặt khác, trừ một số cổ phiếu blue-chip hàng đ ầu, nhiều cổ phiếu kém thanh khoản khiến không phải quan hệ cung - cầu đều được phản ánh vào giá. Điều này khiến các giả định đầu tiên của PTKT: "Giá phản ánh các hành động của thị trường" có thể đ ã sai lệch… Về các mẫu hình dự báo trong PTKT, ông Chí nhận định, các mô hình gần như mang tính chủ quan trong óc người quan sát. Ch ưa nghiên cứu nào thành công trong việc định lượng các mô hình này bằng toán học, vì vậy PTKT có thể tạo ra sự khác biệt trong nhận định. Tuy nhiên, theo ông Chí, không vì thế m à PTKT không đáng dành được sự quan tâm vì bỏ qua một số điểm hạn chế, nó vẫn có thể cung cấp một cái nhìn bao quát về bức tranh chung toàn thị trường. Ông Hồ Quốc Tuấn, thành viên của Hiệp hội PTKT Úc (ATAA) và Hiệp hội PTKT toàn cầu (IFTA) người đã đưa ra dự báo chính xác về sự sụt giảm sâu của thị trường vào thời điểm tháng 1/2008 - khi VN-Index còn ở mức 850 điểm, cho biết, không chỉ tại Việt Nam mà ở nước ngoài, tính hữu dụng của PTKT cũng là nội dung tranh luận trên nhiều diễn đàn mạng và trong trường đại học. Giải thích cho các thất bại của nhiều NĐT khi dùng PTKT, ông Tuấn cho rằng, sự áp dụng của NĐT trong nước còn khá máy móc: NĐT dùng một phần mềm chuyên dụng; cập nhật dữ liệu giá và khối lượng giao dịch; vẽ các chỉ số kỹ thuật; quan sát các tín hiệu mua, tín hiệu bán và… thực hiện theo lý thuyết. "Không có gì khó hiểu khi nhiều người đã thất bại khi chỉ sử dụng các tín hiệu của PTKT để mua - bán. Lỗi phổ biến là sử dụng quá nhiều chỉ báo kỹ thuật một cách rắc rối không cần thiết, trong khi phần lớn chỉ báo này lại cho tín hiệu khác nhau. Một sai lầm khác khi NĐT lại sử dụng quá ít các tín hiệu để ra quyết định. PTKT là nghệ thuật đọc biểu đồ giá và hiểu ý nghĩa của các chỉ báo, nó chỉ mang tính chất dự báo xu hướng, chứ không khẳng định xu hướng chắc chắn sẽ xảy ra, luôn phải kiểm chứng bởi các yếu tố khác", ông Tuấn bình luận. Thiên tài đầu tư W.Buffett khẳng định: "Đầu tư chứng khoán là một nghệ thuật chứ không phải là khoa học". NĐT lừng danh W.O'Neil từng so sánh việc mua cổ phiếu chỉ dựa vào phân tích cơ bản mà không chú ý tới biểu đồ giống việc lái máy bay mà thiếu các công cụ dẫn đường. Không thể phủ nhận công cụ PTKT, tuy nhiên ở Việt Nam công cụ đó có hoạt động hiệu quả không, hiệu chỉnh những yếu tố nào lại phụ thuộc vào từng NĐT. Tính chủ quan trong PTKT khá cao, phụ thuộc vào nghệ thuật đọc biểu đồ của người sử dụng, công cụ này thành công với người này nhưng có thể thất bại với người khác. . Phân tích k ỹ thuật: V ì sao người thành, kẻ bại? PTKT có thiêng? Hẳn nhiều NĐT vẫn còn nhớ câu chuyện về "lá. PTKT khá cao, phụ thuộc vào nghệ thuật đọc biểu đồ của người sử dụng, công cụ này thành công với người này nhưng có thể thất bại với người khác. . lượng giao dịch; vẽ các chỉ số kỹ thuật; quan sát các tín hiệu mua, tín hiệu bán và… thực hiện theo lý thuyết. "Không có gì khó hiểu khi nhiều người đã thất bại khi chỉ sử dụng các tín