Gừng - Vị thuốc quý Cây gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rose. Trong củ gừng có 2-3% tinh dầu, ngoài ra còn có chất nhựa (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và chất cay. Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, chống co thắt, chống nôn, chống loét và tăng vận chuyển trong đường tiêu hoá, ức chế thần kinh trung ương và có hoạt tính miễn dịch. Gừng là một gia vị thực phẩm, vừa cho ta vị thuốc quý với các tên dược liệu sinh khương, can khương, bào khương. Sinh khương là thân rễ tươi của cây gừng. Vị cay, tính hơi ôn, vào các kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng tán hàn giải biểu, cầm mửa, tiêu nước. Liều dùng 4-12g. Nước ép gừng tươi có tác dụng tiêu đờm, chữa trúng phong mê man, kéo đờm, cấm khẩu không nói được, thường kết hợp với trúc lịch, mỗi lần dùng một thìa canh. Gừng tươi được bọc trong giấy bản, vùi vào đống tro nóng cho chín; dùng làm ấm bụng, trừ hàn, có thể trị giun do lạnh dạ dày. Can khương là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây gừng. Vị cay, tính ôn, vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng làm ấm cơ thể, trừ hàn, hồi dương thông mạch; ngoài ra còn có tác dụng dịu ho, cầm máu. Liều dùng 2-6g. Dùng hồi dương thông mạch thì dùng 12-16g; làm thuốc cầm máu thì nên sao đen (hắc khương), mỗi lần dùng 2-4g. Trên thị trường có trà gừng là thân rễ gừng khô tán bột. Khương bì là phần vỏ củ gừng. Vị cay, mát. Có tác dụng hành thuỷ (dẫn nước). Chủ trị phù nước. Liều dùng 4-12g. Gừng làm thuốc giải độc nam tinh và bán hạ nên có câu: bán hạ uý sinh khương. Kiêng kỵ: Người phổi nhiệt, ho khan, dạ dày nhiệt, nôn oẹ không dùng sinh khương. Người âm hư có nhiệt và phụ nữ có thai thì dùng cẩn thận với can khương. Trà gừng. Một số bài thuốc có dùng gừng: Tán hàn giải biểu: các chứng ngoại cảm phong hàn, đau đầu ngạt mũi: gừng tươi 12g, tô diệp 8g, phòng phong 12g. Sắc uống. Có thể kết hợp thuốc hạ nhiệt giảm đau Tây y (như paracetamol, decolgen, efferalgan). Làm ấm dạ dày, cầm nôn mửa: sinh khương 12g, bán hạ 12g. Sắc uống. Ôn trung hồi dương: dùng cho người tỳ vị dương hư, tứ chi lạnh ngắt, mạch yếu muốn tắt: can khương 16g, phụ tử chế 12g, chích thảo 4g. Sắc uống. Ấm tỳ cầm tả: chữa tiêu chảy vì tỳ hàn, phân loãng không thối, sôi bụng đau thắt: gừng nướng (bào khương) 60g, giã, rang, bọc bằng vải đắp lên rốn (phủ trên huyệt đan điền), đặt trong 1-2 giờ. Ấm vị cầm mửa: Trường hợp hàn uất xâm phạm vào vị, nôn mửa ra nước trong: can khương, nhân sâm, bán hạ, liều lượng bằng nhau. Nghiền thành bột, dùng nước gừng làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8-12g. Ấm kinh cầm máu: dùng cho chứng hư hàn mà thổ huyết, đái ra máu, băng huyết: can khương đốt tồn tính, nghiền mịn thành bột. Mỗi lần 2-4g, uống bằng nước ấm. Trị phụ nữ băng huyết: can khương 8g, tông bì 12g, ô mai 12g. Tất cả đốt thành tro, nghiền mịn. Uống với nước. Ấm phổi dịu ho: dùng khi khí lạnh vào phổi gây ho hen: phục linh 12g, cam thảo 4g, ngũ vị tử 4g, can khương 4g, tế tân 2g. Sắc uống. TS. Nguyễn Đức Quang . Gừng - Vị thuốc quý Cây gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rose. Trong củ gừng có 2-3 % tinh dầu, ngoài ra còn có chất nhựa (5%),. dùng 2-4 g. Trên thị trường có trà gừng là thân rễ gừng khô tán bột. Khương bì là phần vỏ củ gừng. Vị cay, mát. Có tác dụng hành thuỷ (dẫn nước). Chủ trị phù nước. Liều dùng 4-1 2g. Gừng làm thuốc. tính miễn dịch. Gừng là một gia vị thực phẩm, vừa cho ta vị thuốc quý với các tên dược liệu sinh khương, can khương, bào khương. Sinh khương là thân rễ tươi của cây gừng. Vị cay, tính hơi