Ngừa bệnh sỏi tiết niệu bằng ăn uống Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp, tùy theo vị trí phát sinh mà người ta phân ra sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang Trong y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc phạm vi chứng "Thạch lâm" với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi. Phương pháp trị liệu sỏi tiết niệu có hai nhóm: phẫu thuật (bao gồm cả tán sỏi ngoài cơ thể) và dùng thuốc. Nhưng dù sử dụng phương thức nào đi nữa thì vấn đề hỗ trợ trị liệu và dự phòng tái phát bằng ăn uống vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng, trong đó có việc sử dụng các món ăn - bài thuốc theo kinh nghiệm của y học cổ truyền. Xin được dẫn ra một số ví dụ cụ thể để độc giả tham khảo và vận dụng. Bài 1: Kê nội kim (màng màu vàng ở bên trong mề gà) 1 - 2 cái, rửa sạch, thái chỉ xào với rau ăn hàng ngày. Chú ý không đun quá lâu để tránh làm giảm tác dụng của thuốc. Có công dụng tiêu thạch hoá ứ, dùng rất tốt cho người bị sỏi tiết niệu. Bài 2: Da nhím 50g, kê nội kim sống 50g, mật ong 500 ml. Hai vị sấy khô, tán bột, đem đun với mật ong, cô lại thành dạng cao đặc, đựng trong bình kín dùng dần, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê với nước ấm. Có công dụng hoá ứ bài thạch. Bài 3: Bàng quang lợn 2 cái, tam thất bột 10g. Bàng quang lợn rửa sạch, hầm lửa nhỏ trong 2 giờ, sau đó thái miếng, chấm với bột tam thất, chia ăn 2 lần trong ngày. Ốc nhồi. Có công dụng hóa ứ chỉ huyết, dùng rất tốt cho trường hợp sỏi tiết niệu gây đái ra máu. Bài 4: Ốc đồng 1 bát, rượu trắng 3 bát. Ốc làm sạch, xào chín rồi đổ rượu vào đun nhỏ lửa, cô lại còn chừng 1 bát, uống mỗi ngày 5 ml. Có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, bài thạch. Bài 5: Kim tiền thảo 30g, sắc lấy nước rồi ninh với 90g ý dĩ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có công dụng lợi niệu, bài thạch, thông lâm. Bài 6: Đậu xanh 60g, xa tiền tử (đựng trong túi vải) 30g, hai vị đem nấu chín bằng nồi đất rồi ăn. Có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm. Bài 7: Bầu tươi 1 quả, mật ong lượng vừa đủ. Bầu gọt vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi hoà với mật ong, chia uống vài lần trong ngày. Có công dụng lợi niệu bài thạch. Bài 8: Khế tươi 5 quả, mật ong lượng vừa đủ. Khế rửa sạch, thái miếng rồi cho vào nồi sắc với 3 bát nước, cô lại còn 1 bát, hoà mật ong chia uống 2 lần trong ngày. Có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, đặc biệt tốt với sỏi bàng quang, viêm bàng quang. Bài 9: Râu ngô 50g rửa sạch, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Có công dụng thanh nhiệt hoá thạch. Bài 10: Kim tiền thảo 50g, kê nội kim 2 cái. Hai vị rửa sạch, sắc uống. Có công dụng thanh nhiệt lợi niệu, tiêu tích bài thạch. Bài 11: Vỏ bí xanh 60g, râu ngô 60g, vỏ quả cau 30g. Tất cả rửa sạch, sắc với 4 bát nước lấy còn 1 bát, hoà thêm một chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, hoá thạch. Bài 12: Địa phu tử 30g, hải kim sa 10g, cam thảo sống 6g. Địa phu tử và hải kim sa cho vào túi vải hãm với nước sôi trong bình kín cùng với cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm. Bài 13: Thạch vi 300g, xa tiền tử 300g, chi tử 150g, cam thảo 90g. Tất cả đem sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 30g cho vào túi vải, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng lợi thuỷ thông lâm, thanh nhiệt giải độc. Bài 14: Hải kim sa 30g, cây hublông (cây men bia) 30g, phượng vĩ thảo 30g, kim tiền thảo 30g. Tất cả phơi khô, tán vụn, trộn đều, mỗi ngày lấy 30g cho vào túi vải hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm. Các món ăn - bài thuốc nêu trên đều rất đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm và dễ dùng. Để đạt được hiệu quả, cần chú ý sử dụng kiên trì và thường xuyên. Ốc đồng. ThS. Hoàng Khánh Toàn . Ngừa bệnh sỏi tiết niệu bằng ăn uống Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp, tùy theo vị trí phát sinh mà người ta phân ra sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang Trong y học cổ truyền, sỏi. khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi. Phương pháp trị liệu sỏi tiết niệu có hai nhóm: phẫu thuật (bao gồm cả tán sỏi ngoài cơ thể) và dùng thuốc. Nhưng dù. học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc phạm vi chứng "Thạch lâm" với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối