1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

3 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 35,5 KB

Nội dung

Đề : Điều khiến em suy nghĩ , bị hấp dẫn khi đọc truyện” Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là gì? Bài làm Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa Pa , Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, nhưng có ai biết được nơi đây lại có những con người đang thầm lặng lao động, hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho đời. Ôi, sao mà đẹp quá! Vẻ đẹp của Sa Pa hay chính là vẻ đẹp của những con người lao động. Và tôi thật sự bị cuốn hút ngay từ lần đầu biết đến “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long – một tác phẩm được viết từ sau chuyến đi Lào Cai của tác giả , một câu chuyện đơn giản , không có tình tiết phức tạp , nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm đẫm chất thơ. Nói về “ Chí anh hùng” Nguyễn Công Trứ có viết: “ Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc Nợ tang bồng vay trả, trả vay Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẩy cùng trong bốn bể” Có lẽ vì thế mà anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” đã không chọn chốn “ phồn hoa đô thị” mà lại vui cùng thiên nhiên bên cạnh người bạn độc nhất là công việc. Tuy anh không “vẫy vùng trong bốn bể” như “chí làm trai” của Nguyễn Công Trứ nhưng ở anh lại toát lên một chí hướng sống cao đẹp , quên mình vì nhân dân , đất nước . Đấy mới chính là “chí anh hùng” của chàng trai trẻ trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Sao lại nói anh thanh niên là người có chí hướng sống cao đẹp? Bởi vì anh sống xa chốn “phồn hoa đô thị” hay chính vì công việc mà anh đang làm? Theo tôi thì cả hai đều đúng . Ai cũng muốn làm việc ở thành thị, có ai lại chịu làm việc ở cái vùng “khỉ ho cò gáy” cơ chứ? . Nhưng nếu ai cũng chọn nơi tiện nghi để làm việc thì những nơi hẻo lánh sẽ ra sao? Trong khi đó , nơi rừng núi xa xôi hẻo lánh vẫn có những viên kim cương đang lẩn trong cát bụi mà chờ bàn tay đãi nhặt của con người. Chính vì thế mà anh thanh niên , một cán bộ vật lý kiêm khí tượng cầu đã chọn Yên Sơn- một đỉnh núi cao hai nghìn sáu trăm mét để thực hiện công việc thầm lặng của mình . Một lựa chọn, một quyết định mà không phải ai cũng thực hiện được. Thế thì ở đỉnh núi này anh ta đã làm gì ? “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết một ngày , phục vụ sản xuất , phục vụ chiến đấu” . Vâng và đấy chính là công việc của anh. Một công việc đơn giản nhưng đòi hỏi tính tỉ mỉ và độ chính xác rất cao. Với anh công việc này cũng như chính người bạn thân của mình và anh xem “công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” . Qua lời nói ấy có thể thấy được niềm vui trong công việc mà anh đang làm . Anh rất yêu nghề , yêu thích công việc của mình và làm việc trên một tinh thần trách nhiệm cao . Anh hiểu công việc của mình là vô cùng cần thiết đối với mọi người và đối với công việc chung của đất nước . Chính vì thế mà anh chưa một lần dám thờ ơ trước công việc của mình . Thử hỏi nếu có một đêm ngủ quên hay một suy nghĩ biếng nhác của anh thôi thì hậu quả sẽ ra sao? Một cơn bão sẽ tràn vào , cuốn phăng đi tất cả những gì đã và đang làm được từ chính mồ hôi và nước mắt của người dân . Công việc của anh thật chẳng khác gì nhiệm vụ của những chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm canh giữ biên cương , bảo vệ tổ quốc . Vậy người chiến sĩ này có gặp phải thử thách và khó khăn không và khi đứng trước những thử thách, khó khăn ấy, anh ta đã đối mặt ra sao? Thật không thể tin nổi , người thanh niên này lại có thể hoàn thành tốt công việc của mình trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt như vậy: “…gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc , mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả , ném vứt lung tung….Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được” . Nhưng cólẽ cái thử thách và khó khăn lớn nhất đối với anh mới chính là sự cô đơn. Hồi mới lên sống ở đây, anh “thèm người” đến mức phải đẩy cây ra giữa đường ngăn xe lại cũng chỉ với một khao khát là được gặp gỡ , trò chuyện với mọi người. Và chính ở sự cởi mở, chân thành của mình mà anh đã có một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi , tình cờ với ông họa sĩ già và cô kĩ sư mới ra nghề qua lời giới thiệu của bác lái xe . Để rồi làm cho ông họa sĩ già phải bối rối, cô kỹ sư trẻ phải bàng hoàng trước vẻ đẹp trong cách sống của anh. Tình thân đối với bác lái xe, thái độ ân cần nhiệt tình, sự săn sóc chu đáo đối với ông họa sĩ và cô kỹ sư lần đầu gặp mặt đã nói lên nét đáng mến ở anh. Một vẻ đẹp khác trong cách sống của anh, đó chính là sự tự tổ chức cuộc sống của mình và làm bạn với sách để cuộc sống lặng lẽ nhưng không buồn tẻ . Tất cả, tất cả những suy nghĩ và hành động của anh đều toát lên một vẻ đẹp quyến rũ đến say mê lòng người. Vẻ đẹp ấy tác động mạnh vào cách nghĩ của người họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ và cả ở người đọc. Trong quãng đường đi tìm kiệt tác cho sáng tác cuối cùng của mình, ông họa sĩ đã gặp được anh , được nghe anh nói về công việc của mình, được biết đến suy nghĩ của anh về công việc ấy, ông đã quyết định chọn anh làm đề tài để sáng tác . Nhưng anh đã từ chối vì anh cho rằng mình không đáng được vẽ và giới thiệu với ông những người xứng đáng hơn như anh kỹ sư ở vườn rau Sa Pa, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan anh ở. Mặc dù vậy, ông họa sĩ vẫn cho anh là người đáng vẽ nhất . Anh làm cho ông họa sĩ nghĩ nhiều hơn về nghệ thuật và thấy được sự bất lực của nghệ thuật so với cuộc đời. Cũng như anh làm cho cô kỹ sư trẻ hiểu hơn và tin hơn về con đường mà cô đã chọn. Hơn thế nữa anh đã truyền lí tưởng sống cao đẹp của mình vào tâm tưởng người đọc. Vẻ đẹp của anh thanh niên là vẻ đẹp của tâm hồn. Nguyễn Thành Long không trực tiếp nói anh thanh niên này đẹp ở chỗ nào mà để cho những nhân vật khác trong truyện tự bày tỏ suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của riêng mình về anh. Chính vì thế mà hình ảnh anh thanh niên như đẹp hơn, ánh lên nhiều màu sắc hơn dưới cái ánh sáng trong trẻo và rực rỡ của những cảm xúc , suy nghĩ từ nhân vật khác trong truyện. Và đây chính là cái hay, cái độc đáo của tác giả trong việc sử dụng thủ pháp mà người xưa gọi là “vẽ mây để nảy trăng”. Mỗi đêm tôi đều nhìn lên bầu trời đầy sao để kiếm tìm một vì sao sáng nhất nhưng kể từ đây thì không cần nữa. Bởi tôi đã tìm được một ngôi sao sáng, không phải ở trên bầu trời kia mà ở ngay trong cuộc đời này. Đó là anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Tôi như bị cuốn hút vào từng lời nói , từng suy nghĩ và từng hành động của anh để rồi cũng như ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ tôi thật sự bàng hoàng và bối rối trước vẻ đẹp kỳ diệu của anh. . nghĩ , bị hấp dẫn khi đọc truyện” Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là gì? Bài làm Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa Pa , Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ. Và tôi thật sự bị cuốn hút ngay từ lần đầu biết đến Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long – một tác phẩm được viết từ sau chuyến đi Lào Cai của tác giả , một câu chuyện đơn giản , không có tình. Bởi tôi đã tìm được một ngôi sao sáng, không phải ở trên bầu trời kia mà ở ngay trong cuộc đời này. Đó là anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tôi như bị cuốn hút vào

Ngày đăng: 05/07/2014, 08:00

w