Dạy con từ thủa trong thai Khi sắp phải làm việc gì quan trọng, chị Đông thường dỗ dành… cái bụng: “Con trai ngoan ơi, sáng nay mẹ bận lắm, con ngủ yên là giúp mẹ đấy!”. Và quả thực, bé giữ trật tự hơn nhưng sẵn sàng "quậy" tưng bừng nếu mẹ mê làm việc, quên nghỉ ngơi. Sau này, khi đến với buổi nói chuyện chuyên đề Thai giáo - Bí quyết sinh con khoẻ mạnh, thông minh do tiến sĩ Nguyễn Viết Hùng trình bày, chị Ngọc Đông mới biết hoá ra, những gì mình hay thể hiện với đứa con trong bụng chính là nội dung của thai giáo, một môn khoa học. Lần mang thai trước, dù chưa biết gì về chuyện thai giáo nhưng chị Đông có thói quen vuốt ve, âu yếm, thỏ thẻ với bào thai và đã sinh được cô công chúa xinh xắn, lanh lợi, biết nói chuẩn từ 9 tháng tuổi. Ở lần mang thai thứ hai này, vấn đề của chị là làm sao thuyết phục được chồng đồng lòng với vợ. Dù không cho rằng dạy trẻ trong thai là hoang đường (vì đã thấy hiệu quả qua con gái lớn) nhưng chồng chị còn lười chơi với con và ngại ngùng khi có mặt người khác. Chị còn lúng túng vì lần này thai nhi là một cu cậu. Từ những kiến thức thu nhặt được, chị tự rút ra: “Mang thai bé trai thì mình hướng đến những loại nhạc, ý nghĩ và cảm xúc mạnh mẽ hơn”. Nhiều thai phụ và gia đình biết rõ thai giáo rất tốt nhưng vẫn hoài phí cơ hội dạy con trong 9 tháng 10 ngày đầu tiên với những lý do thường gặp: tất bật mưu sinh, trình độ hạn chế, một bộ phận thai phụ còn bị bạo hành hay mang thai ngoài ý muốn. Ngược lại, không ít bà bầu do “mê tín” và nôn nóng với tác dụng của thai giáo lại áp dụng thái quá gây ra những phản ứng phụ như: xoa bụng mạnh, nghe nhạc “quá liều” hay hăng hái khám phá những danh lam thắng cảnh xa xôi, hiểm trở ngay trong những tháng thai đầu làm dễ gây động thai… Cho con dưỡng chất yêu thương Một số phản xạ có điều kiện được tạo ra và ghi nhận bằng phương pháp siêu âm ba chiều cho thấy, khi còn nằm trong bụng mẹ bé đã có thể nghe, cảm nhận, hiểu, phản ứng, thậm chí còn học hỏi và nhớ được một số điều. Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh (khoa Tâm lý, bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM) cho rằng, nếu bố mẹ thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện với bào thai bằng lòng yêu thương trìu mến, sẵn sàng đón nhận đứa con ra đời thì bé sẽ linh hoạt hơn, mau biết nói và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Hơi ấm và giọng nói của ba mẹ đã được bé ghi vào bộ nhớ, đến khi chào đời, những ấn tượng thân quen này sẽ khiến bé có cảm giác an toàn, gắn bó. Tiến sĩ Nguyễn Viết Hùng lưu ý: Bối cảnh sống hằng ngày của cha mẹ suốt chín tháng thai kỳ đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai, đều được ký mã vào gien gốc. Dây rốn là mũi tên hai chiều lưu chuyển cảm xúc một cách đầy đủ, tự nhiên, không chọn lọc giữa mẹ và bé. Một người mang thai có chỉ số cảm xúc thiên về dương tính: vui vẻ, hoạt bát, phấn chấn, bao dung, cảm thông… cũng sẽ truyền cho con những cảm xúc tích cực nhất. Thai giáo cũng là học cách làm mẹ, làm cha, học cách xây dựng hạnh phúc gia đình, làm giàu dưỡng chất yêu thương. Bác sĩ Phan Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội Kế hoạch hoá gia đình TPHCM cũng khẳng định: Thực chất, thai giáo là biểu hiện tình cảm giữa các thế hệ, là bản năng tự nhiên gắn liền với khát khao làm cha làm mẹ. Ai cũng từng được thai giáo nhưng khác nhau ở mức độ, cách thức. Theo ông, tình trạng cảm xúc của người mẹ phóng thích các hóa chất nội tiết vào máu: chất endorphine (phấn chấn, vui vẻ)… Chỉ mất vài giây sau khi người mẹ trải qua các cảm giác ấy, các chất hoá học tương ứng sẽ đi qua lá nhau đến thai nhi. Tuy nhiên, ở bé có khả năng tự miễn nên đôi khi những chuyển biến của con không thuận chiều với tác động bên ngoài. Kể cả thời điểm trong lòng mẹ lẫn khi đã chào đời, bé được cha mẹ dạy bảo nhưng sự tiếp nhận chỉ ở chừng mực. “Để thai giáo hiệu quả, phải có nghệ thuật và giữ chừng mực vừa phải. Tác động nên tương tự nhau, đơn giản, đúng giờ, lặp đi lặp lại và mỗi hình thức phải phù hợp với từng thời kỳ thai”, tiến sĩ Nguyễn Viết Hùng đúc kết. 14 kỹ năng thai giáo cơ bản: - Ru và hát - Nựng nịu - Dỗ dành - Xoa vỗ bụng người mẹ thật dịu dàng với tâm trạng yêu thương - Nghe nhạc thích hợp, du dương, nhẹ nhàng. - Đọc và nói diễn cảm, rành rọt, chuẩn mực, tận dụng ngữ điệu tiếng Việt nhịp nhàng, nhiều thanh điệu. - Nghĩ về và nghĩ đến thai nhi với tâm trạng trân trọng, chờ mong. - Tư thế đi đứng, nằm ngồi đàng hoàng, vững vàng. - Thầm kể, chuyện trò, khuyên nhủ thai nhi. - Luôn luôn hỏi han bé: Hôm nay bé khỏe không, bé ngoan chứ? Bé có thấy bàn tay của ba sờ bé không? - Miêu tả, bình phẩm tranh nghệ thuật, - Quan tâm chăm sóc thai phụ, tránh căng thẳng, kịp thời hoá giải những ưu phiền, mặc cảm. - Tạo không khí, khung cảnh, quan hệ tốt đẹp trong gia đình. - Đồng bộ cả nhà cùng làm thai giáo. . Dạy con từ thủa trong thai Khi sắp phải làm việc gì quan trọng, chị Đông thường dỗ dành… cái bụng: Con trai ngoan ơi, sáng nay mẹ bận lắm, con ngủ yên là giúp mẹ. ra: “Mang thai bé trai thì mình hướng đến những loại nhạc, ý nghĩ và cảm xúc mạnh mẽ hơn”. Nhiều thai phụ và gia đình biết rõ thai giáo rất tốt nhưng vẫn hoài phí cơ hội dạy con trong 9 tháng. lanh lợi, biết nói chuẩn từ 9 tháng tuổi. Ở lần mang thai thứ hai này, vấn đề của chị là làm sao thuyết phục được chồng đồng lòng với vợ. Dù không cho rằng dạy trẻ trong thai là hoang đường