Ôn truyền thống ngày 20-10

3 2.8K 19
Ôn truyền thống ngày 20-10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

20-10-1930 Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930), đã mở ra một con đường cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng phụ nữ. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã thông qua một nghị quyết riêng về công tác vận động phụ nữ: "Ngoài những cách bóc lột như nhiều giờ làm, ít tiền lương, họ lại bị phong tục bó buộc, bị coi là hạng người tôi mọi, rất đê tiện trong xã hội, không có một chút tự do nào hết". Vì lòng yêu nước và căm thù đế quốc, phong kiến, phụ nữ Việt Nam nhất định sẽ trở thành lực lượng cách mạng đông đảo và hùng mạnh. Đảng đã nhận định: "Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được". Đảng coi công tác vận động phụ nữ là một nhiệm vụ to lớn và trọng yếu và chủ trương thành lập "Phụ nữ hiệp hội". Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), nhiều tổ chức phụ nữ dân chủ hoạt động công khai và nửa công khai. ở thành thị, chị em tổ chức theo từng ngành nghề, đấu tranh đòi địch phải giải quyết những yêu sách về đời sống, giảm thuế, tăng cường, đối xử bình đẳng Đông đảo phụ nữ đã tham gia vào cuộc mít tinh khổng lồ ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại khu Đấu Xảo Hà Nội. Tháng 5 năm 1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập. Các tổ chức quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng đều lấy tên "cứu quốc". Tháng 6 năm đó, Hội phụ nữ Cứu quốc đầu tiên được thành lập ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Các tổ chức phụ nữ mang tên Giải phóng, Dân chủ, Phản đế đều chuyển sang là Phụ nữ Cứu quốc. Các sơ sở phụ nữ mọc lên nhanh chóng ở Thái Bình, Hà Tây, Nam Hà. ở Bắc Bộ đã thành lập "Ban vận động phụ nữ xứ", ở nhiều tỉnh đã có "Ban cán sự phụ nữ tỉnh". Riêng Hà Nội, Hội Phụ nữ Cứu quốc phát triển mạnh ở các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh và một số nơi trong thành phố. Từ cao trào Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nhiều tổ chức phụ nữ ra đời ở các tỉnh miền Nam. Đặc biệt là ở Sài Gòn, Cần Thơ, Bến Tre các hội phụ nữ góp phần tích cực vào việc chuẩn bị cho ngày tổng khởi nghĩa. Tháng 8-1945, khi thời cơ cách mạng chín mùi, chị em phu nữ cả nước vùng dậy, cùng toàn dân cướp chính quyền, xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ. Từ đó, địa vị người phụ nữ Việt Nam đã hoàn toàn khác hẳn. Việc thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20- 10-1946) đã xác nhận vai trò và vị trí của người Phụ nữ trong xã hội ta. Lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chị em phụ nữ Việt Nam đã góp phần xương máu vào thắng lợi huy hoàng của dân tộc. Tên tuổi các nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Mạc Thị Bưởi, Trần Thị Lý, Mẹ Suốt, Lê Thị Hồng Gấm và rất nhiều người khác là những biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta. Lịch sử sẽ còn mãi mãi ghi lại những hình ảnh chói ngời của những "đội quân tóc dài", những nữ chiến sĩ bất khuất trong tù, những mẹ già đào hầm bảo vệ cán bộ, cất giấu thương binh, những đội nữ dân quân bắn rơi máy bay phản lực, bắn cháy tàu chiến của địch, những nữ thanh niên xung phong "sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm". Hàng triệu người mẹ, người vợ đã vượt qua mọi hy sinh gian khổ, động viên chồng con đi chiến đấu, đảm đang việc nước, việc nhà, vững vàng gan dạ vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Phụ nữ Việt Nam rất tự hào, xứng đáng với lời khen của Đảng và Nhà nước "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang chống Mỹ, cứu nước" Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay, phụ nữ chiếm 60% lực lượng lao động các ngành nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, y tế, văn hóa, giáo dục và hơn 30% lực lượng lao động các ngành khác. Nhiều chị em trưởng thành vượt bậc về trình độ văn hóa và kỹ thuật. Đội ngũ nữ công nhân lành nghề, nữ cán bộ khoa học, nữ cán bộ quản lý ngày một đông đảo và có năng lực thực sự đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước. Vai trò bình đẳng của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội được pháp luật bảo đảm. Luật hôn nhân và gia đình đã khẳng định địa vị của người phụ nữ trong chế độ ta. Số chị em đạt danh hiệu Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua, Lao động tiên tiến ngày một tăng lên, thể hiện tinh thần quyết tâm vươn lên làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân của chị em. Phụ nữ Việt Nam không ngừng phấn đấu lao động và học tập, ra sức thi đua sản xuất và cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội theo khẩu hiệu của Đảng đề ra là "Giỏi việc nước, đảm việc nhà, thực hiện nam nữ bình đẳng". 1 Phụ nữ Việt Nam không ngừng vươn lên, xứng đáng với lời khen của Bác Hồ kính yêu: "Từ xưa đến nay, từ Nam đến Bắc, từ trẻ đến già, phụ nữ Việt Nam thật là anh hùng" Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng. Truyền thống quý trọng và tôn vinh phụ nữ? Có nhiều nguyên nhân lịch sử và văn hóa giải thích vai trò quan trọng của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Văn minh Đông Nam Á bản địa trước khi tiếp thu ảnh hưởng văn hóa Ấn-Hoa vốn có đặc trưng là văn minh nông nghiệp độc canh cây lúa, đặc biệt là lúa nước, giống cây đòi hỏi nhiều công sức lao động thủ công đến nỗi thành viên nữ khó bị gạt ra ngoài lề sản xuất. Đông Nam Á cũng có chế độ mẫu hệ phổ biến và dai dẳng; có nhiều nữ thần đến mức nữ hóa một số Phật và Bồ tát nam, mà trường hợp điển hình nhất là Phật bà Quan âm biến thái từ Quan (cũng đọc Quán) thế âm Bồ tát. Những yếu tố cổ đại này đến nay vẫn là thực tế xã hội, bảo đảm tính bền vững của truyền thống. Anh hùng, bất khuất, không chỉ trong đấu tranh vũ trang; trung hậu, đảm đang, không chỉ trong cuộc sống gia đình; người phụ nữ Việt Nam đã khẳng định mình trong nhiều lãnh vực và hình như cũng được thừa nhận một cách đáng kể, khác biệt khá rõ so với láng giềng Á Đông như Trung quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, người cha nông dân nhìn nhận. Anh trai làng bức xúc: “Trăng lên đỉnh núi trăng tà, Em còn ở đó làm giàu cho cha?” Người vợ tự tin: “Một mai thiếp có xa chàng, Đôi bông thiếp trả đôi vàng thiếp xin” (đôi bông là sính lễ, đôi vàng là do “của chồng công vợ” mà sắm được). Người mẹ lo thầm thương trẻ cút côi, hay láng giềng so đo nhận xét: “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường.” Chế độ phụ quyền Nho giáo thiết lập nam tôn nữ ti từ luật pháp, lệ làng đến luân thường đạo lý. Nhưng tôn ti chính thống không hoàn toàn triệt tiêu thực tế ăn sâu từ cội nguồn gia đình, làng xã. Người phụ nữ Việt Nam tham gia lao động sản xuất làm ra của cải vật chất và thường là nguồn yêu thương chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu, là chỗ dựa cho gia đình về nhiều phương diện. Đảm đang, tần tảo là từ Hán Việt, có thể ngược về từ nguyên từ cổ đại Trung Hoa; nhưng mẹ hiền vợ đảm thì ai cũng hiểu là những người phụ nữ Việt lặn lội thân cò, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm, cùng lúc làm nhiều việc mà việc nào cũng chu tất, vẹn toàn, là người giỏi giang, hiệu quả mà thầm lặng hy sinh. Vô số ca dao hát về tình yêu đôi lứa trong đó phụ nữ là đối tượng yêu thương, mong nhớ, khát khao, cả giận hờn, oán trách hay thương cảm, xót xa. Cũng rất nhiều bài nói lên sự quý trọng đối với công lao “gánh vác giang sơn nhà chồng”, lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc, thiết tha của con gái, con trai đối với công cha nghĩa mẹ. Người yêu, người vợ, người mẹ, nói chung là người phụ nữ được yêu thương chiếm vị trí rất lớn trong ca dao và trong tâm hồn người Việt. Phụ nữ Việt Nam thời hiện đại, chuyển biến trong nhận thức về giới? Nhưng phụ nữ thời nay còn là tác nhân của hiện tại và tương lai, là người tham dự vào thực tiễn xã hội đang thay đổi nhanh chóng cùng thời đại. Một trong những thành tựu của cách mạng và kháng chiến là khẳng định năng lực và phẩm chất của phụ nữ trong mọi lãnh vực hoạt động, kể cả những lãnh vực “phi truyền thống” nhất. Không phải đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị; song nhìn toàn cục, người quan sát trong và ngoài nước dễ thống nhất nhận xét phụ nữ Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng đóng góp, có vẻ gìn giữ và phát huy được vai trò của mình trong nhiều mặt sinh hoạt, cả trong gia đình và cộng đồng rộng lớn hơn, trong học tập, hoạt động nghề nghiệp hay hoạt động chính trị, xã hội Hình ảnh người phụ nữ trong ca khúc chống Mỹ cứu nước Chiến tranh đã đi qua nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại trong những ca khúc viết trong kháng chiến chống Mỹ đã đủ sức dựng lại giá trị chân thực của người phụ nữ Việt Nam trong lửa đạn. Năm 1967, giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, Nguyễn Văn Tý đã viết bài Tiễn anh lên đường khắc họa hình ảnh người phụ nữ đồng bằng khi tiễn đưa chồng đi đánh giặc. Bằng chất Chèo, với giai điệu giản dị, lời ca mộc mạc đã khắc họa tâm tư người vợ hậu phương: "Yên tâm vững bước mà đi/ Hỡi người mà em yêu/ Việc nhà việc nước có bao nhiêu em sẽ làm tròn". Và họ đã thật sự làm thay cho chồng: "Anh thấy chưa/ Chúng em học cày rồi/ Này chớ có lo mùa tới/ Đây thiếu những người cuốc bẫm cày sâu". Cũng như Nguyễn Văn Tý, nhạc sĩ An Chung đã nhìn thấy niềm vui của người phụ nữ với công việc đồng áng trong ca khúc Đường cày đảm đang. Giai điệu rộn ràng, phóng khoáng: "Ở làng quê ta/ Cày bừa giờ gái thay trai/ Từ luống cao đồng trũng ngoài/ Cày khéo tay nổi tiếng thôn Đoài". Nguyễn Đức Toàn lấy chất liệu dân ca quan họ xây dựng nên một giai điệu rất thoáng nhưng sâu lắng trong bài Khâu áo gởi người chiến sĩ: "Người ơi! Người ơi/Đường kim mũi chỉ vá áo cho anh để mùa đông đỡ rét/Để mùa hạ che mưa…". Cùng góc nhìn này ở người phụ nữ, Thái Cơ trong Thư ra tiền tuyến có phần cứng rắn hơn, tin tưởng hơn: "Nơi 2 quê nhà yêu mến, sau giờ em trực chiến/ Viết lá thư này gởi tới anh/ Em rộn ràng vui như trên đồng, chim trời chấp chới". Trong chiến tranh, cứ ngỡ chỉ có âm thanh gào xé của bom đạn, nào ngờ người nhạc sĩ cũng thấy được giây lát bình yên. Phó Đức Phương nhìn thấy một cánh cò, một đồng lúa mênh mông…và Những cô gái quan họ của anh hiện lên lung linh: "Quê hương ta biết bao nhiêu cô gái xinh đẹp đảm đang/ Việc nước, việc nhà vẹn toàn/ Nắng mưa nhọc nhằn vẫn tươi duyên…". Nét tươi duyên đó, pha chút kiêu hãnh được tìm thấy ở ca khúc Bài ca Hà Nội. Chiến tranh dường như nhường bước cho tâm hồn bay bổng của cô gái Hà Nội: "Ơi cô gái/ Súng trên vai sao vuông đầu mũ/ Em đi về đâu, mà mắt em tươi sáng/Em đi về đâu, mà chân bước hiên ngang/ Những hôm miệt mài trên bãi tập/ Chiến công này hẳn có tay em…". Giai điệu bài ca mềm dịu bởi được kết cấu từ nhiều luyến láy vang lên tự hào. Với chất liệu Tây Bắc nhất là từ điệu hát then, Văn Ký đã làm hiện lên người phụ nữ dân tộc duyên dáng nhưng không kém phần vất vả trên mặt trận diệt giặc dốt qua bài Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi: "Cô tìm ai?/ Tìm người yêu đang đứng đợi bên bờ suối chắc?/ Không! Không ! Không !/ Cô đi tìm dạy đàn em nhỏ chưa biết chữ trên đỉnh núi cao …". Ở miền Nam, trên tuyến đầu chống Mỹ, hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua các ca khúc thật sống động. Đó là Bài ca nữ anh hùng miền Nam của Lê Lôi, Tải đạn ra chiến trường của Thanh Anh, Rừng xanh vang tiếng ta lư của Phương Nam…Họ hiện lên thật hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. Ca khúc viết về chiến tranh nhưng thật uyển chuyển. Nghe hát Cô gái Sài Gòn đi tải đạn của Lư Nhất Vũ, mà cứ muốn hát đi hát lại, bởi giai điệu đẹp, và lời ca duyên dáng quá: "Chim kêu ven rừng/ Suối gọi ta lên đường nặng hai vai/ Hoa mai vàng chen lá ngụy trang". Phụ nữ đồng bằng rồi phụ nữ đô thị đánh giặc. Phụ nữ Tây Nguyên cũng đánh giặc, chẳng thua kém ai. Hẳn ai cũng nhớ tới bài hát Cô gái vót chông của Hoàng Hiệp vang lên rộn ràng, tươi nhộn. Rồi nhớ đến Bóng cây Kơ- nia của Phan Huỳnh Điểu. Người con gái Tây Nguyên lên rẫy nhớ chồng nơi xa vẫn một lòng chung thủy son sắt với Đảng và Cách mạng. Bài ca thật mộc mạc, chân thành: "Em và mẹ nhớ anh/Uống nước nguồn miền Bắc/ Như bóng cây kơ nia/ Như gió cây kơ nia ". Có thể nói qua ca khúc viết về phụ nữ trong thời kỳ chống Mỹ, đã hiện lên hình ảnh bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Còn bao nhiêu hình ảnh khác được khắc họa ở Cô gái mở đường của Xuân Giao, ở Chào em cô gái Lam Hồng của Ánh Dương… thể hiện những người phụ nữ của một thời kỳ anh hùng đã qua. Họ đi mở đường vào chiến dịch như đi trẩy hội vậy: "Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh/ Tiếng hát ai vang động cây rừng/ Phải chăng em cô gái mở đường/ Không nhìn thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát…". Và những lời ca như thế ấy hẳn không ai dễ nguôi quên… VAI TRÒ PHỤ NỮ VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Đã sinh ra làm kiếp con người, ai mà không trải qua những hỉ, nộ, ái, ố. Ai mà không nếm qua những cay đắng trong cuộc sống để rồi mới đạt tới chân hạnh phúc. Hạnh phúc đối với người đàn ông bao la rộng lớn bao nhiêu thì với người đàn bà, với người vợ lại hạn hẹp và thu gọn bấy nhiêu. Nơi người đàn bà, hạnh phúc chỉ gói tròn trong một mái ấm gia đình. Tình yêu chồng vợ, sự ngoan ngoãn của con cái và sự hiếu thảo của mình đối với cha mẹ. Hoặc có đi xa hơn một tí thì cũng chỉ này ngoài ngưỡng cửa, rụt rè theo bước chân chồng làm quen với xã hội, giao tiếp với một số bạn bè thân thuộc. Rồi thôi, nguyên thủy lại trở về nguyên thủy, để xoay quanh công việc bếp núc, ruộng vườn và chăm lo cho con cái. Thoáng nghe thì dễ nhưng có làm mới thấy rằng khó. Thử đặt mình vào vai trò của họ mới thấy lời nói này không ngoa! Chẳng phải đàn bà được sinh ra để ví như những cành hoa đủ màu sắc tô điểm cho cuộc đời thêm đẹp, và cũng chẳng phải được sinh ra để ăn, rúc vào một xó Thay kết xin được phép được đọc câu nói mà thi ca thế giới khắc hoạ hình ảnh Mẹ đẹp, ngọt ngào và cao quý như sau: “Không có hoa hồng, không có tình yêu Không có Mẹ, không có anh hùng” 3 . hùng. Truyền thống quý trọng và tôn vinh phụ nữ? Có nhiều nguyên nhân lịch sử và văn hóa giải thích vai trò quan trọng của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Văn minh Đông Nam. với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm. trưng là văn minh nông nghiệp độc canh cây lúa, đặc biệt là lúa nước, giống cây đòi hỏi nhiều công sức lao động thủ công đến nỗi thành viên nữ khó bị gạt ra ngoài lề sản xuất. Đông Nam Á cũng có

Ngày đăng: 05/07/2014, 07:00

Mục lục

  • 20-10-1930 Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan