1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

“Nói” trong “nói chuyện” pdf

6 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 155,42 KB

Nội dung

“Nói” trong “nói chuyện” Trong bài Nói chuyện thế nào? chúng ta chỉ đề cập đến một việc chính là lắng nghe, mà chẳng nói gì đến phần nói cả. Sở dĩ thế vì nếu biết lắng nghe, đương nhiên là biết nói. Nếu học lắng nghe là đương nhiên học nói một cách tự nhiên. Tuy nhiên, vì có bạn sẽ thắc mắc là sao học nói chuyện mà không học nói, cho nên hôm nay ta nói thêm một tí về phần “nói.” Trước đó, cũng xin nhắc lại với các bạn là phần “nghe” này cực kỳ quan trọng. Các đại học thường chẳng dạy sinh viên (kể cả sinh viến cấp tiến sĩ) học nghe, và chỉ dạy nói. Cho đến khi ra trường hành nghề, thì mới bắt đầu học nghe. L ý do là vì học nghe rất khó học và rất khó dạy. Hơn nữa, chỉ người hành nghể mới biết tầm quan trọng của nó. Giáo sư luật và giáo sư tâm lý không biết tầm quan trong này, chỉ luật sư hành nghề và tâm l ý gia lâm sàng mới biết là nghe thiếu một ly là đi sai một dặm. Tuy nhiên, các vị thầy sâu sắc về tư duy tích cực—chú tâm về liên hệ con người—hiểu điều này, và luôn luôn nhấn mạnh việc nghe. Trở lại việc nói, nếu ta nghe rất kỹ, ví dụ nghe một người bạn tâm sự chuyện gia đình không vui, sau khi nghe chừng 30 hay 45 phút, thường thường ta biết được là nên làm gì. Và lúc đó chỉ cần nói vài ba chữ, nhưng chính xác và hiệu lực hơn người ngồi nói cả 2 tiếng đồng hồ không ngưng. Ví dụ: “Mình có cảm tưởng chuyện này chắc không giải quyết nhanh được, để vài bữa nữa xem sao, bây giờ tụi mình đi window shopping tí đi,” hay “Mình có cảm tưởng chắc bà cần người thứ ba làm hòa giải thì dễ hơn…” Thông thường là người được người bạn tin cẩn và gởi gấm tâm sự, không giúp được mấy mà còn làm chuyện bé xé ra to, vì ba lý do: 1. Bị nhiều cảm tính khi nghe, và mang cảm xúc của mình ra lấn át. Ví dụ: Đang nghe đến khúc nóng bỏng, bèn la lên, “Trời ơi trời, sao bà hiền quá dzậy, gặp tui tui gài số zde từ thời Hùng Vương rồi.” Hay là, “Trời, chồng gì mà chồng dã man dzậy, sao bà còn ở với chả đến giờ này.” Các loại phản ứng kiểu này thường là hại bạn hơn là giúp bạn. Chúng ta phải dang xa ra một tí, và làm hai việc cùng một lúc trong tâm: Thứ nhất, rất yêu mến, gần gũi, và lo lắng cho bạn. Thứ hai, đứng dang ra một tí về tình cảm để mình nghe chuyện với tư cách là người thứ ba, đứng ngoài, tỉnh táo hơn, để có thể cố vấn tốt. 2. Cho cố vấn sớm quá, khi bạn mới nói chỉ 1/3 câu chuyện, mới chỉ nghe được 3 phút. Cần nhiều thời gian để bạn mình kể lể nhiều chuyện thì mình mới có khái niệm rõ ràng về vấn đề. 3. Mang cách giải quyết cho chính mình để cố vấn cho bạn (như là, “Cho hắn vài tát tai trước, việc gì tính sau!”). Đừng làm thế. Mỗi người có một tâm tính, một khuynh hướng tình cảm và logic khác nhau, cố vấn của mình phải phù hợp với bản tính và cảm xúc của bạn, thì mới xong. Nếu không, thì cố vấn của mình cũng vô ích, vì chắc là bạn mình cũng không nghe theo. Vì vậy, phải hiểu vấn đề và cảm xúc của bạn trước khi cố vấn. Trên đây, chúng ta cố tình dùng đến một thí dụ “nói chuyện” mà trong đó việc nghe của ta cực kỳ quan trọng, vì ta đang phải làm cố vấn trong một vấn đề nhức nhối. Bình thường thì thoải mái hơn môt tí, nhưng qui luật căn bản vẫn như nhau: Nghe kỹ trước khi nói. Sau đây là một vài qui luật chung cho việc nói: 1. Nói theo cảm xúc và suy nghĩ của người kia. Ví dụ: Mình biết rất rõ là bạn mình phải xa anh chàng này thì mới xong, nhưng bạn mình lại thương anh chàng quá đỗi. Nói “Nghỉ chơi với anh ta đi” thì không ổn rồi. Vậy thì phải lựa lời mà nói, như là “Khi mình nhiều lu bu và cảm xúc trong đầu quá, rất khó tính toán. Về bên mẹ ở một thời gian cho tỉnh táo rồi hãy tính.” (Thực ra, câu cố vấn này thường tốt cho đa số các trường hợp của mọi người). 2. Nói đến việc đồng ý trước, nói việc bất đồng ý sau, và đừng nhấn mạnh quá đáng đến bất đồng ý (nếu không có l ý do cần thiết). Ví dụ: Em rất đồng ý với anh về các điểm anh nói, và em rất ủng hộ dự án này, chỉ có điểm này em nghĩ là sẽ có người thắc mắc sau này và họ sẽ hỏi anh, đó là…” 3. Làm Devil’s advocate. Devil’s advocate (biện hộ cho Quỷ) là mình giả làm người phe địch, tấn công bạn mình, để bạn mình nghiên cứu cách đở. Các luật sư luôn luôn làm việc này, hàng ngày, để xây dựng hệ thống lý luận vững chắc cho vụ kiện của mình. Thường thì người ta bắt đầu devil’s advocacy bằng cách nói: “Em đồng ý với anh hoàn toàn, nhưng để em play devil’s advocate một tí.” Như vậy người kia sẽ biết là mình đang giúp anh ấy phân tích vấn đề và xây dựng hệ thống luận l ý. 4. Nếu có điểm rất quan trọng mình bất đồng ý thì cứ nói thẳng ra để người kia biết đường mà điều chỉnh. Ví dụ: Em thấy dự án của anh để nghị cũng hay, tuy nhiên em đang vướng điểm này … Em nghĩ nếu không giải quyết vấn đề này thì dự án sẽ không sống được. Để em suy nghĩ thêm đã. Đừng có giả vờ đồng ý trước mặt, hôm sau viết bài sát phạt thẳng tay trên báo. Như thế rất là tồi. Người như vậy không ai nên tin. Nếu cần phải tranh luận trên báo chí vì lý do lợi ích cần thiết cho đất nước, thì ít ra nên thẳng thắn báo tin cho nhau một câu: “Anh à, em đang viết một bài về vấn đề này cho mấy tờ báo. Có vài điểm chắc là em hơi khác ý của anh. Anh đón đọc rồi cho em biết ý kiến nhé.” 5. Đừng nói “Không bao giờ.” Tức là đừng đóng cánh cửa nào vĩnh viễn, đừng trói buộc mình vào một vị thế nào vĩnh viễn. Ví dụ: “Tôi không bao giờ ủng hộ dự án này.” Nói vậy rất là phi l ý, vì nếu ngày mai người ta điều chỉnh dự án, và mình không còn lý do để chống đối nữa thì sao? Vì vậy, nên nói nhẹ hơn: “Em không thể đồng ý dự án với sơ đồ như hiện nay. Mai mốt có điều chỉnh thì em sẽ xét lại.” 6. Tránh nói kiểu tuyệt đối. Ví dụ: Đây là quyển sách hay nhất. Đây là người giỏi nhất. Đây là câu nói nổi tiếng nhất. Các cách nói tuyệt đối này thường không đúng, và làm cho mình có vẻ ngớ ngẩn. Chỉ cần nói nhẹ lại một chút, như “Đây có lẽ là câu nói nổi tiếng nhất” hay “Đây là một trong những câu nổi tiếng nhất.” Hoặc là nhắc đến những giải thưởng cụ thể, như “Tuần báo ABC đã bình chọn năm 2008, đây là câu nói nổi tiếng nhất thế kỷ 20.” 7. Chúng ta thường có thói quen thích áp đặt ý kíến của mình. Mình có thể nói ý kiến của mình để chia sẻ. Nhưng nên khuyến khích bạn đi theo ý kiến của bạn. Đây là cách duy nhất để có nhiều bạn và làm rộng vòng ảnh hưởng của mình. 8. Dù nói gì, thì căn bản đầu tiên và cuối cùng vẫn là thành thật. Thành thật có sức mạnh thuyết phục và hấp dẫn hơn tất cả mọi đức tính khác trong liên hệ con người. Bạn có thể có cách nói ngớ ngẩn, nhưng nếu chí tâm, chí thành, chí tình khi nói, thì cơ hội thuyết phục được người nghe vẫn có thể rất cao, cao hơn người nói trau chuốt mà thiếu thành thật. Người ta ai cũng có năng khiếu “bắt mùi” thành thật hay thiếu thành thật, không nhiều thì ít. * Bên trên là một số các điểm chính trong việc “nói”. Tuy nhiên, chúng ta không cần phải nhớ hết mọi điểm, vì nếu ta chỉ khiêm tốn và biết lắng nghe rất giỏi, thì tự nhiên ta sẽ nói đúng câu đúng cách và ít lầm lỗi. Chúng ta không nên để ý quá nhiều đến các quy luật lắt nhắt mà quên mất gốc rễ. Trong liên hệ con người, gốc rễ nằm ở chỗ quan tâm đến người đối diện. Mà quan tâm thì có nghĩa là lắng nghe và ủng hộ, và dẹp bớt cái tôi, tức là dẹp bớt thói quen của mình, ý thích của mình, thành kiến của mình, kiến thức của mình, “con đường” của mình. Ta đã sống với ta một ngày 24 tiếng, cho nên khi gặp người khác nói chuyện, hãy nhìn họ như là trọng tâm cho suy tư của mình. Chẳng l y’ do gì đã gặp bạn mà vẫn còn xem chính mình là trọng tâm của suy tưởng. 24 giờ một ngày chưa đủ sao? Trên đây chỉ là các quy luật chung chung. Thực hành thì phải tùy tình thế mà uyển chuyển và tháo bỏ quy luật. Nếu sống ở đời chỉ theo một số quy luật cứng nhắc là xong, thì cuộc đời quá dễ, như là ấn nút computer thôi. Đâu có giản dị thế. Nghệ thuật thì chỉ có qui luật hướng dẫn chung chung, nhưng khi thực hành thì lại biến hóa vô cùng. Tùy nghi mà ứng xử. . “Nói trong “nói chuyện” Trong bài Nói chuyện thế nào? chúng ta chỉ đề cập đến một việc chính là lắng nghe,. vấn. Trên đây, chúng ta cố tình dùng đến một thí dụ “nói chuyện” mà trong đó việc nghe của ta cực kỳ quan trọng, vì ta đang phải làm cố vấn trong một vấn đề nhức nhối. Bình thường thì thoải. thành thật hay thiếu thành thật, không nhiều thì ít. * Bên trên là một số các điểm chính trong việc “nói . Tuy nhiên, chúng ta không cần phải nhớ hết mọi điểm, vì nếu ta chỉ khiêm tốn và biết

Ngày đăng: 05/07/2014, 06:20

w