PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN Độc lập -Tự do - Hạnh phúc. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VIỆC LÀM MỚI NĂM HỌC: 2009-2010 I/ LÝ DO CHỌN VIỆC LÀM MỚI: Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng, muốn người khác hiểu được thông tin mà mình cần trao đổi qua ngôn ngữ thì trước hết thì phải nói rõ ràng, mạch lạc, đúng tốc độ, dùng từ ngữ chính xác kết hợp dùng cặp xưng hô đơn giản trong giao tiếp. Dạy môn tiếng Việt góp phần vào việc học tốt các môn học khác, thao tác miệng đọc, tay viết khắc sâu kiến thức cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy học sinh lớp 1: Trong học tập cũng như trong sinh hoạt trẻ thường khó nhớ những gì có tính chất phức tạp, chỉ nhớ những gì đơn giản, dễ hiểu nên trong quá trình đọc; các em còn vấp sót từ, tốc độ đọc chậm thiếu chính xác, đọc nhỏ, đánh vần tùy tiện Chúng ta không nên xem nhẹ việc việc rèn đọc, nếu nói sai dẫn đến viết sai, nội dung truyền đạt sai lệch, người khác sẽ hiểu không đúng. Những tồn tại đó do đâu mà có theo tôi hiểu rằng: Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, sự phát triển của bộ máy phát âm chưa được hoàn thiện. Vì vậy ngay từ những ngày đầu vào lớp 1 giáo viên phải chú trọng thường xuyên rèn phát âm chuẩn một cách chặt chẽ. Phải rèn cho các em phát âm chuẩn theo tiếng mẹ đẻ để làm nền móng cho lớp sau. Tôi luôn mong muốn cho các em có kỹ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói ) trở thành trọng tâm và luyện tập suốt quá trình tiểu học. Kỹ năng sử dụng tiếng Việt là hệ thống kỹ năng đặc biệt vừa liên quan đến các hoạt động của một số giác quan, nó mang tính hệ thống cao. Nó gắn liền với văn hóa ứng xử, mang đậm tính dân tộc, gắn với vốn kinh nghiệm vốn hiểu biết của cá nhân, mang tính thực hành cao gắn liền với các dạng hoạt động, lời nói tình huống giao tiếp. Đó là lí do tôi chọn việc làm mới (Nâng cao chất lượng học sinh học tốt môn Tiếng Việt). II/ NỘI DUNG VIỆC LÀM MỚI: “Nâng cao chất lượng học sinh học tôt môn Tiếng Việt) 1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH: - Năm học 2009-2010, tôi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 1A. - Tổng số: 24 em /14 nữ. Báo cáo việc làm mới- năm học 2009-2010. 1 a. Thuận lợi: Được sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường và sự quan tâm của toàn xã hội. - Là giáo viên dạy lâu năm tâm huyết với nghề nghiệp, có đủ sức khỏe cũng như năng lực để đảm nhận công việc được giao. - Học sinh chăm ngoan học giỏi – hiếu học. b. Khó khăn: - Đa số học sinh gia đình khó khăn, sống rãi rác trên khắp địa bàn xã. - Việc chuẩn bị cho các em vào lớp 1 chưa được chú trọng. - Hành vi của các em biểu hiện qua hai khuyên hướng. + Một số bị gò bó, răn đe nhiều nên sợ sệt, đối phó. + Một số quá chiều chiều chuộng buông thả tự do chưa quen điều chỉnh hành vi của mình theo những chuẩn mực nên xảy ra hình thức vô kỷ luật làm ảnh hưởng đến nề nếp lớp. + Một số em sức khỏe còn yếu. + Một số em còn nói lắp, nói chưa rõ ràng. + Điều kiện học của các em còn hạn chế - Tình hình trên gây không ít khó khăn đối với việc học hành của các em. - Đứng trước thực tế này bản thân tôi suy nghĩ rằng, nhà trường chính là nơi đào tạo thế hệ trẻ chủ nhân đất nước như Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quan sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ vào công học tập của các em”. - Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các em đọc thông viết thạo sau khi học xong lớp 1. - Vậy đòi hỏi người giáo viên phải có trách nhiệm nổ lực hết mình, dạy chữ, dạy người cũng nhằm giáo dục cho các em trở thành một con người hoàn hảo trong thời kỳ mới. 2/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học (Tăng cường tính tự học của học sinh). - Phân định trình độ học lực của lớp theo thời gian qua các lần kiểm tra định kỳ. - Kiểm tra dụng cụ học tập và sách giáo khoa thường xuyên. - Theo dõi và phối kết hợp với phụ huynh về việc quản lý học sinh việc học tập ở nhà. - Tổ chức phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi. - Sử dụng nhiều hình thức: Động viên, khuyến khích, nhắc nhở, tuyên dương kịp thời. 3/ QÚA TRÌNH THỰC HIỆN: Báo cáo việc làm mới- năm học 2009-2010. 2 - Qua quá trình nhận thức và rèn luyện của bản thân tôi nhận thấy kỹ năng đọc là một hệ thống kỹ năng đặc biệt vừa liên quan đến hoạt động của bộ não, của tư duy đối với các hoạt động của các giác quan mang tính hệ thống và thực hành cao. Ở đây rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ gắn chặt với việc rèn luyện thao tác tư duy. Vì vậy muốn rèn kỹ năng đọc cần tạo cơ sở thuận lợi cho học sinh bước vào lớp 1. - Vào lớp 1 là một bước ngoặc quan trọng của cuộc đời trẻ, trẻ bắt đầu biết làm quen với tất cả những hành vi thao tác cơ bản trong học tập, những thể chế trong đời sống tập thể ở trường ngay từ những giờ đầu cũng phải được hình thành. - Giáo viên cần giúp đở cho các em có tính trách nhiệm, thái độ, và nhiệm vụ học tập được tập thể giao cho. - Với đặc thù của môn Tiếng Việt lớp 1, tôi được trực tiếp hướng dẫn các em rèn đọc qua từng giai đoạn: * Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn giúp các em làm quen với các chữ cái từ bài 1 đến bài 27. Ở giai đoạn này, tuy các em đã học qua mẫu giáo nhưng qua học vần tôi nhận thấy các em còn vụng về khi phát âm (phát âm nhỏ, chưa rõ, dễ lẫn lộn). Cho nên ở giai đoạn này giáo viên cần động viên, hướng dẫn cụ thể, gần gũi với các em để hướng dẫn rèn đọc, chú ý khâu kỹ năng đọc, thao tác và tư thế thực hiện việc đọc. - Về kỹ năng đọc phải chú ý các kỹ năng: Đọc thành tiếng (bao gồm đọc đúng, đọc thầm, đọc hiểu ) - Về thao tác: Tư thế việc thực hiên rèn đọc cần rèn luyện ngay từ đầu. Ví dụ: Tư thế đứng, ngồi, lật sách đọc… và đặc biệt chú ý khoảng cách hợp lý từ mắt đến sách, biết đưa mắt lướt qua trang sách và theo dòng chữ như thế nào? Để có tốc độ đọc nhanh dần. -Tất cả những kỹ năng cụ thể, thao tác chi tiết đó cuối cùng đạt mục tiêu của việc rèn đọc là đọc thông tiếng Việt. - Quan niệm về đọc thông bao gồm: đọc đúng, đọc lưu loát và hiểu được những đều đã học. - Bởi vậy ở giai đoạn này tôi hướng dẫn tỉ mỉ, tạo điều kiện em nào cũng được tham gia đọc, tham gia góp ý kiến. - Tập cho các em từng thao tác 1: * Thao tác xem tranh, tập nghe câu hỏi, tập trả lời câu hỏi, tập rút tiếng, từ, câu, tập phát âm to rõ ràng. - Tập nhận xét câu trả lời của bạn. Báo cáo việc làm mới- năm học 2009-2010. 3 - Tập hướng dẫn cho các em sinh hoạt nhóm (các em tự do giao lưu với các bạn trong nhóm). - Sau cùng là đọc cả lớp. - Giáo viên hướng dẫn đọc câu ứng dụng nếu các em đọc sai, sửa ngay sau khi đọc . - Bằng những hình thức trên tôi đã hướng dẫn học sinh đọc thành thạo, nhớ các âm, chữ đã học nhất là các âm chữ vần các em dể lẫn lộn, đọc khó hay sai: Như : s – x, tr – ch, ng – ngh, gi – d, qu – q …. Những chữ khó một số em hay sai tôi luôn chú ý gọi em đó đọc thường xuyên nếu đúng tuyên dương trước lớp, nếu sai nhắc nhở em hôm sau gọi đọc tiếp. Cứ như vậy dần dần các em ngày càng tiến bộ - Trong các giờ học: Tôi thường tổ chức cho các em nhiều trò chơi như: Thi đọc đúng to Chơi xướng họa….(luôn ưu tiên cho các em đọc chậm). Các em rất hào hứng phấn khởi tham gia chơi. - Sau khi học xong giờ học tôi sử dụng quyển vở luyện tập chung. Ghi lại những chữ cái, những vần các em đọc còn sai, dặn về nhà luyện đọc, nhờ bố mẹ, anh chị giúp đỡ thêm. - Giờ học sau tôi giành thời gian kiểm tra lại, nếu còn đọc sai lại luyện tiếp. - Cứ như vậy dần dần các em đã làm quen với nhũng quy định mà tôi đưa ra, dần dần các em đã đi vào nề nếp các em hiểu được nhiệm vụ của mình. - Qua quá trình học ở giai đoạn này tôi nhận thấy các em đã biết được nhiệm vụ và thường xuyên luyện tập. Tuy vậy còn có một số bạn chưa tập trung luyện tập còn ham chơi như: Thắng, Vân, Nam. Tôi trực tiếp gặp phụ huynh trao đổi, nhờ phụ huynh giúp đỡ thêm, * Giai đoạn 2: Tập tung vào học vần. - Giáo viên thực hiện các bước dạy của tiết học vần - Chú trọng việc phân tích cấu tạo vần, để các em biết so sánh sự khác nhau của các vần - HSHS đánh vần (thao tác chậm, chắc). * Khi nhìn vào vần: thấy âm nào trước ta đọc trước âm nào sau đọc sau, rồi đọc đến dấu thanh. * Nếu đọc tiếng; Học sinh tiến hành phát âm đầu và vần * Cho học sinh phân tích vần, tiếng. Đọc đánh vần – đọc trơn thường xuyên - Theo cách làm trên hằng ngày sau giờ lên lớp, tôi thường xuyên viết mẫu cho các em những chữ, vần, tiếng khó, về luyện viết, đọc theo số lượng tăng dần Báo cáo việc làm mới- năm học 2009-2010. 4 Ở giai đoạn này tôi thường xuyên tổ chức cho các trò chơi trong giờ học, Ví dụ: Trò chơi:- Thi tìm tiếng có vần vừa học. - Tìm tiếng mới - Trò chơi tìm vần tiếp sức…. - Mỗi lần tổ chức chơi trò chơi học tập các em đều hướng thú sôi nổi thi đua học tập. - Cho đến giai đoạn này đa số các em đều mạnh dạn đọc bài tự tin hơn, chỉ còn 2 em đọc nhỏ, 1em đọc chậm . * Giai đoạn 3: Là giai đoạn sau cùng của chương trình lớp 1 các em chuyển sang đọc các văn bản có tính chất nghệ thuật, văn bản khoa học, văn bản có tính hài hước… độ dài tăng dần từ 40 đến 100 chữ. - Mục đích dạy: Đọc thành tiếng, đọc to, đọc hiểu, ôn luyện vần, luyện nghe, nói phát âm vốn từ -Trong mỗi bài tập đọc: Tôi luyện cho các em từng dòng thơ, từng câu văn, đọc đoạn, đọc hiểu trả lời các câu hỏi - Hướng dẫn các em ngắt nghĩ lấy hơi để đọc, thể hiện được nội dung của từng bài đọc. - Qúa trình dạy phải chú ý đến vai trò của kinh hình, tranh minh họa hấp dẫn gắn chặt với nội dung, gợi ý để học sinh tìm từ ngữ. Việc tổ chức lớp học linh hoạt với nhiều hình thức cá nhân, từng đơn vị một, nhóm lớn, nhóm nhỏ, cả lớp. -Về việc rèn luyện trong giờ tập đọc tôi sử dụng thường xuyên phương pháp rèn đọc. + Luyện đọc tiếng từ. + Luyện đọc câu. +Luyện đọc đoạn, bài. - Tấy cả những kỹ năng cụ thể, những chi tiết đó cuối cùng làm thế nào để học sinh đọc thông tiếng Việt, tức là đọc đúng, đọc lưu loát và hiểu được những đều đã học. - Tôi nghĩ rằng để có giờ tập đọc thành công, giáo viên cần tập trung vào khâu rèn đọc tiếng khó, khâu này chỉ là cung đoạn ngắn diễn ra trong bước luyện đọc. - Cần đạt 100% học sinh được luyện đọc. - Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai. * Luyện đọc câu bài: - Cần hướng dẫn học sinh đọc đúng theo từng văn bản. Báo cáo việc làm mới- năm học 2009-2010. 5 - Sau mỗi tiết học cần tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc hoặc đọc diễn cảm, bình chọn bạn đọc đúng, đọc hay để tuyên dương trao thưởng. - Luôn động viên, nhắc nhở các em. * Tóm lại:Đối với học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1, muốn luyện đọc cho các em cần phải luyện đọc thường xuyên, bất cứ lúc nào với tất cả các môn học - Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. - Kịp thời bù đắp các kiến thức đã hỏng. - Có như vậy các em mới có thói quen mạnh dạn, tự tin nói năng khúc chiết, rõ ràng. Đó là vốn liếng mà ai cũng nên có mà cần thiết có. 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: - Trong quá trình rèn luyện phấn đấu của thầy và trò. Trong suốt 7 tháng kết quả mang lại thật mĩ mãn đa số các em đã biết đọc, mạnh dạn, tự tin, nói năng lưu loát dễ hiểu. 5. KẾT QUẢ: Hiện nay ở trường tiểu học việc rèn đọc cho học sinh 1 nói riêng, học sinh tiểu học nói chung có vị trí xứng đáng trong việc trang bị những kiến thức cần thiết làm nền móng vững chắc cho các em đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn trẻ thơ. - Mỗi thầy cô giáo ai cũng muốn các em sẽ tiếp nhận những gì mang lại cho sự nhận thức, sáng tạo được cái hay, cái đẹp trong môn tiếng việt đó chính là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam - Trên đây là bản báo cáo việc làm mới của bản thân tôi: + Tôi nghĩ với cách làm như trên cần phải có thời gian và thực hiện liên tục + Là năm đầu thực hiện và vận động, bản thân tôi không sao tránh khỏi và hạn chế. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường để việc làm của tôi ngày càng hoàn thiện, góp phần vào phong trào học tốt môn Tiếng Việt có chất lượng cao hơn./. Cam Tuyền, ngày 06 tháng 4 năm 2010 * Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI THỰC HIỆN Hoàng Thị Minh Thu Báo cáo việc làm mới- năm học 2009-2010. 6 . TRẦN QUỐC TOẢN Độc lập -Tự do - Hạnh phúc. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VIỆC LÀM MỚI NĂM HỌC: 2009-2010 I/ LÝ DO CHỌN VIỆC LÀM MỚI: Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng, muốn người khác hiểu được thông. chọn việc làm mới (Nâng cao chất lượng học sinh học tốt môn Tiếng Việt). II/ NỘI DUNG VIỆC LÀM MỚI: “Nâng cao chất lượng học sinh học tôt môn Tiếng Việt) 1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH: - Năm học 2009-2010, . Theo cách làm trên hằng ngày sau giờ lên lớp, tôi thường xuyên viết mẫu cho các em những chữ, vần, tiếng khó, về luyện viết, đọc theo số lượng tăng dần Báo cáo việc làm mới- năm học 2009-2010. 4 Ở