1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài tập kiểm tra Tiếng Việtlớp 9

3 478 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 62 KB

Nội dung

Trường THCS Nguyễn Tự tân Bài tập kiểm tra Tiếng Việt (Tiết 75) Họ tên: lớp 9/a Thời gian : 45 ph ( 2009-2010) II/ Phần trắc nghiệm : 3điểm (mỗi câu đúng 0,25 điểm) 1/Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B để có được những nhận định đúng về phương châm hội thoại . Cột A Cột B 1/ Phương châm về lượng A-Cần chú ý nói ngắn gọn,rành mạch,tránh cách nói mơ hồ . 2/Phương châm về chất B/Khi nói, cần tế nhị và tôn trọng người khác . 3/ Phương châm quan hệ C/Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp ,không thiếu ,không thừa . 4/ Phương châm cách thức D/ Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực . 5/Phương châm lịch sự E/ Cần nói vào đúng đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề. 2/Từ ngữ nào phù hơp với ô trống trong câu sau: Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là (. . . . . . . . . ) a- Nói leo b- Nói móc c- Nói mát d- Nói hớt 3/ Trong các câu sau,câu nào nghĩa của từ ngân hàng được dùng với nghĩa gốc a- Ngân hàng ngoại thương b– Ngân hàng máu c- Ngân hàng đề thi d- Ngân hàng dữ liệu 4/Trong các từ sau từ nào là từ ghép? a- xe máy b- dễ dãi c- khờ khạo d- bối rối 5/ Thành ngữ nào có nội dung được giải thích cho nghĩa dung túng che chở cho kẻ xấu ,kẻ phản trắc a- Cháy nhà ra mặt chuột . b- Ếch ngồi đáy giếng c-Mở để miệng mèo d-Nuôi ong tay áo 6-/Từ nào trong các từ nào sau đây không phải là từ tượng hình a-xơ xác b-vật vờ c-rung rinh d-róc rách 7/ Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy: a- Phăng phắc b-vành vạnh c-Rưng rưng d-Thành phố 8/ Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ Hán –Việt? a-Thanh minh b-Giai nhân c-Ngựa xe d- Tảo mộ 9 Từ xuân trong trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ a-Ngày xuân em hãy còn dài xót tình máu mủ thay lời nước non .(Truyện Kiều –Nguyễn Du) b-Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao,sức khỏe càng thấp.(Di chúc –Hồ Chí Minh) 10/ Tác giả dùng biện pháp tu từ gì để viết lên hai câu thơ mở đầu? “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” a-So sánh nhân hoá b- So sánh ẩn dụ c- Đối xứng d-Hoán dụ 11/ Nhận định nào nói đúng đặc điểm của thuật ngữ ? a- Mỗi thuật ngữ biểu thị một khái ni ệm a-Mỗi thuật ngữ biểu thị nhiều khái niệm c-Thuật ngữ mang tính biểu cảm cao d-Thuật ngữ có tính hình tượng. 12/ Những từ nào là phương ngữ Nam bộ được Nguyễn Quang Sáng sử dụng trong truyện “Chiếc lược ngà)? a- Xuồng ,cây xoài ,vết thẹo cái chén,,má,ba. . . b- Vàm kinh,nói trổng, lui cui,,cái vá,lòi tói,rổn rảng c- Thoát li, biệt kích ,tập kết ,thống nhất, II Phần tự luận:(7 điểm) 1/ Chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau :(3điểm) “Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nắm đất bên đường Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh (Truyện Kiều - Nguyễn Du) 2/Vận dụng kiến thức biện pháp tu từ từ vựng đã học để pbân tích nét nghệ thuật độc đáo trong ví dụ sau : “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi (3điểm) Mặt tgrời của mẹ em nằm trên lưng “. (Nguyễn Khoa Điềm) 3/ Phân biệt nghĩa của 2 từ : Sinh dưỡng và dưỡng sinh (1điểm) Tiết 75 Kiểm tra tiếng Việt A- Mục tiêu cần đạt Kiểm tra sự nhận thức của Hs về tiếng Việt lớp 9 đã học ở HKI về phần phương châm hội thoại,phần xưng hô trong hội thoại,về phần từ vựng đã tổng kết. -Rèn luyện kĩ năng diễn đạt,trả lời đúng ý,biết cách sử dụng từ Tiếng Việt trong quá trình nói viết giao tiếp chuẩn mực. B- Chuẩn bị : Ra đề -Pho to C- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS D- Tổ chức các hoạt động trên lớp HĐ1: Nhắc nhở những điều cần thiết trong quá trình làm bài HĐ2: Phát đề ; HĐ3 Thu bài HĐ4 Dặn dò về nhà: -Ôn tập thơ và truyện hiện đại ,để chuẩn bị kiểm tra 1tiết -Đọc trước văn bản “Cố Hương” Soạn theo câu hỏi Đọc –Hiểu văn bản ĐÁP ÁN CHẤM I/Phần trắc nghiệm: (3 diểm) mỗi câu đúng 0,25 Câu 1: 1 c ,2-d ,3 e , 4a ,5 b câu 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T L d a a d d d c b a a b Phần tự luận: Câu 1:( 3 điểm ;) -Xác định dúng các từ láy sau: nao nao,nho nhỏ, sè sè, rầu rầu  gợi hình gợi cảm : + Cảnh vật hoang vu buồn tẻ + Sự linh cảm về một điều gì đó + Sự thông cảm của Kiều ,đa cảm trước thân phận bị bỏ rơi của người dưới nấm mồ vô chủ Câu 2: (3 điểm) HS phân tích được hình ảnh ẩn dụ ,Em bé là niềm tương lai của mẹ ,hy vọng sống cổ vũ động viên mẹ vượt qua gian khó  con là mặt trời của mẹ thể hiện cách mạng ,tương lai của đất nước .==>Tình cảm yêu thương sâu nặng của bà mẹ tà Ôi Câu 3: (1 điểm) Phân biệt nghĩa của các từ : -Sinh dưỡng: là sinh ra và nuôi dưỡng - Dưỡng sinh :Phương pháp giữ gìn sức khoẻ ,di dưỡng tâm thần bằng cách thở và làm động tác nhẹ kết hợp với thở . (cần thiết cho người cao tuổi) MA TRẬN CỦA ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (Tiết 76) Các chủ đề Các mức độ đánh giá Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Các phương châm hội thoại 1 -0,25 1 0,25 2 Sự phát triển về từ vựng 1 0,25 1 -1đ 2 Tổng kết về từ vựng 3 0,25 0,25 0,25 3 0,25 0,25 0,25 1 -0,25 2 - 3đ -3đ 9 Thuật ngữ 1 0,25 1 Chương trình địa phương Tiếng Việt 1 0,25 1 Tổng cộng 1đ 1,50 đ 0,25 0,25 7đ 12TN +3TL . Trường THCS Nguyễn Tự tân Bài tập kiểm tra Tiếng Việt (Tiết 75) Họ tên: lớp 9/ a Thời gian : 45 ph ( 20 09- 2010) II/ Phần trắc nghiệm : 3điểm (mỗi câu đúng 0,25 điểm) 1/Nối. của 2 từ : Sinh dưỡng và dưỡng sinh (1điểm) Tiết 75 Kiểm tra tiếng Việt A- Mục tiêu cần đạt Kiểm tra sự nhận thức của Hs về tiếng Việt lớp 9 đã học ở HKI về phần phương châm hội thoại,phần xưng. nhở những điều cần thiết trong quá trình làm bài HĐ2: Phát đề ; HĐ3 Thu bài HĐ4 Dặn dò về nhà: -Ôn tập thơ và truyện hiện đại ,để chuẩn bị kiểm tra 1tiết -Đọc trước văn bản “Cố Hương” Soạn

Ngày đăng: 05/07/2014, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w