1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Trẻ thông minh đâu phải tự nhiên! pps

4 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 152,13 KB

Nội dung

Trẻ thông minh đâu phải tự nhiên! Đã từ lâu, chúng ta vẫn thường nghĩ trí thông minh có tính di truyền và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cách giáo dục và môi trường xung quanh. Song, trong vài thập niên gần đây, khoa học đã ngày càng có những nghiên cứu chứng minh dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đến khả năng trí tuệ của trẻ. Khả năng tiếp thu, học hỏi liên quan mật thiết đến việc kết nối tế bào não Trong những tháng cuối của thai kỳ và 2 năm đầu đời, các kết nối giữa các tế bào não hình thành ngày càng nhiều và càng phát triển chằng chịt hơn, tạo thành một mạng lưới kết nối kỳ diệu. Các kết nối này càng chặt chẽ thì sự phát triển nhận thức và tư duy của con người càng tốt hơn. Mặt khác, khi các kết nối được “kích thích” nhiều lần, chúng sẽ “nhạy” hơn và khả năng dẫn truyền tín hiệu cũng tốt hơn. Sự củng cố các kết nối tế bào não có tác dụng giúp não lưu trữ các trải nghiệm và hỗ trợ hàng loạt các hành vi mà chúng ta gọi là trí nhớ và học hỏi. Các bậc cha mẹ nên tạo ra các kích thích, các “kết nối” này thông qua những hoạt động khác nhau. Đó là những việc như trò chuyện, âu yếm, chơi đùa và cho trẻ các vật dụng hay đồ chơi để trẻ nghe, nhìn và khám phá. Tất cả những trải nghiệm này sẽ giúp kích thích các kết nối thần kinh trong não, thúc đẩy sự học hỏi và phát triển trí não của trẻ. DHA hỗ trợ kết nối tế bào não DHA (thành phần axit béo quan trọng có trong sữa mẹ) có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và thị lực của trẻ. Mới đây các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng, DHA còn có vai trò trong quá trình dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ quá trình tiếp nhận thông tin trong não. Qua nghiên cứu cho thấy, DHA giúp tăng cường sự toàn vẹn của các túi chứa chất dẫn truyền thần kinh, đảm bảo cho việc dẫn truyền và gửi các xung động đến não (do tác động từ môi trường xung quanh). Đồng thời, DHA cũng kích thích những thụ thể ở tế bào nhận xung động để quá trình kết nối diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Nói cách khác, DHA tác động vào việc “chuyển” và “nhận” các thông tin trong quá trình kết nối được diễn ra một cách trọn vẹn và đầy đủ. Nhờ vậy trẻ có thể hiểu biết nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Những khả năng này sẽ giúp ích cho việc nhận thức và học hành của trẻ sau này. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy, thiếu hụt DHA có thể gây ra những thay đổi về liều lượng chất dẫn truyền thần kinh, làm ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của não. Ngoài DHA, còn có một số dưỡng chất khác cũng quan trọng cho trí não gồm choline, sắt, kẽm, iốt, protein… Hãy giúp bé phát triển tối đa các tiềm năng sẵn có Bên cạnh việc cho bé tiếp xúc với các hình thức vui chơi thông minh và những trải nghiệm thích hợp trong cuộc sống để tăng cường khả năng học hỏi cho bé, các bậc cha mẹ cần đảm bảo cho bé một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp. Cũng cần lưu ý rằng, trong suốt những năm đầu đời, não của bé rất nhạy cảm với những tổn thương. Thiếu hụt dinh dưỡng trong chế độ ăn ở giai đoạn này có thể để lại những hậu quả tiêu cực đối với phát triển trí tuệ của bé về sau. . Trẻ thông minh đâu phải tự nhiên! Đã từ lâu, chúng ta vẫn thường nghĩ trí thông minh có tính di truyền và chịu ảnh hưởng rất nhiều. kích thích, các “kết nối” này thông qua những hoạt động khác nhau. Đó là những việc như trò chuyện, âu yếm, chơi đùa và cho trẻ các vật dụng hay đồ chơi để trẻ nghe, nhìn và khám phá. Tất. niên gần đây, khoa học đã ngày càng có những nghiên cứu chứng minh dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đến khả năng trí tuệ của trẻ. Khả năng tiếp thu, học hỏi liên quan mật thiết đến việc

Ngày đăng: 05/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN