Cẩn ngôn với trẻ Đừng nghĩ rằng con trẻ không biết gì, đôi khi chỉ cần một câu nói trong lúc nóng giận, không kiềm chế được bản thân bạn có thể làm cho trẻ nhớ mãi và làm tổn thương trẻ lâu dài. Hãy cẩn trọng với những câu kiểu như: -“Để mẹ làm cho”, “Để mẹ dọn cho”, “Để mẹ mua cho”… Đây là câu mà các ông bố bà mẹ thương con thái quá vẫn thường sử dụng vì không muốn con động tay động chân vào bất cứ việc gì. Trên thực tế cách đối xử và những câu nói như thế này sẽ nhanh chóng hình thành nên một thói quen ỷ lại vào người khác, không tự lập và thói vô trách nhiệm, không chia sẻ với người khác khi trẻ lớn lên. -“Mày có im không? Mày mà khóc nữa tao cho mày ăn đòn thêm” Nhiều người cho rằng cách nói này sẽ sớm “triệt tiêu” thói ăn vạ của trẻ đồng thời đó là cách dạy chúng cách kìm nén cảm xúc. Thực tế, cách nói này sẽ chỉ gây thêm hậu quả không mong muốn. Trẻ sẽ cảm thấy giận dữ buồn bã, sợ hãi. Lâu dần sẽ làm cho trẻ có lối sống khép mình, ngại giao tiếp, khó biểu lộ hay chia sẻ những cảm xúc của bản thân. -“Sao mày không được như một góc em của mày. Nó chăm chỉ, học hành giỏi giang, nết na. Còn mày thì…” Khi nghe những câu kiểu như thế này sẽ làm cho trẻ tự ti về bản thân, oán ghét, ganh tỵ với anh chị em, mất niềm tin vào cha mẹ; Trẻ cho rằng cha mẹ thiên vị, quý con này, ghét con kia… -“Mẹ không muốn có một đứa con như con” Nhiều bậc cha mẹ đã nói câu này khi con mình làm sai và mong muốn con làm tốt hơn. Thực tế trẻ sẽ nghĩ là cha mẹ không thương yêu mình, không mong đợi một đứa con như mình…Trẻ sẽ giữ tư tưởng này cho đến lúc lớn và có những hành động sai lầm lệch lạc. -“Con mà không nghe lời mẹ sẽ để con ở đây một mình với bóng tối” Thực tế bất kỳ một đứa trẻ nào đều sợ hãi khi bị bỏ rơi và ở trong bóng tối. Câu nói này sẽ làm cho chúng lo sợ mình sẽ bị bỏ rơi bất cứ lúc nào. Chúng sẽ cảm thấy an tâm khi ở bên cha mẹ, chúng không tin rằng cha mẹ có thể bảo vệ chúng. - “Mày là một đứa ngu dốt và lười biếng”… Những cái mác đó mà đem gán cho con thì dù đứa trẻ đó không vậy cũng sớm muộn sẽ là như vậy. Hơn thế, trẻ còn nghĩ cha mẹ mình đúng là những người độc ác. Nếu bạn lặp lại điều đó nhiều lần rất có thể sau này con bạn cũng sẽ nói với bạn bè, anh em theo cách đó. Hơn nữa con bạn cũng không phải là đứa lười biếng mà chỉ nhất thời có thái độ lười biếng mà thôi. Chắc chắn bạn cũng không bao giờ mong muốn con mình là một đứa trẻ lười biếng và ngu dốt đúng không? Vậy thì đừng bao giờ dán cho con mình cái mác đó nhé! - “Vì con không ngoan nên cha mẹ mới không sống chung với nhau” Rất nhiều cặp vợ chồng ly dị khi không có cách nào giải thích cho con hiểu đành lấy lý do con hư với mong muốn khi thiếu bố hay vắng mẹ con sẽ trở nên ngoan hơn. Tuy nhiên cách giải thích như vậy làm cho trẻ cảm thấy mặc cảm, dằn vặt vì chính mình là nguyên nhân cho sự chia tay của cha mẹ. Sự dằn vặt này sẽ theo chúng đến lớn và khiến chúng sống khép mình, mặc cảm tội lỗi luôn theo sát tuổi thơ của trẻ. Trẻ con như một tờ giấy trắng, viết những nội dung gì lên tờ giấy đó phụ thuộc vào cách nuôi dạy của cha mẹ. Có rất nhiều câu nói người lớn chúng ta vẫn nói thường ngày và tưởng rằng rất đỗi bình thường, sẽ giúp trẻ rèn luyện một tính cách tốt nào đó nhưng nhiều khi chính những câu nói lại làm tổn thương tinh thần của trẻ và có ảnh hưởng lâu dài đến quá trình hình thành tính cách trong tương lai. Vậy nên hãy thận trọng ngôn từ trước khi nói. . Cẩn ngôn với trẻ Đừng nghĩ rằng con trẻ không biết gì, đôi khi chỉ cần một câu nói trong lúc nóng giận, không kiềm chế được bản thân bạn có thể làm cho trẻ nhớ mãi và làm tổn thương trẻ. không chia sẻ với người khác khi trẻ lớn lên. -“Mày có im không? Mày mà khóc nữa tao cho mày ăn đòn thêm” Nhiều người cho rằng cách nói này sẽ sớm “triệt tiêu” thói ăn vạ của trẻ đồng thời. thì…” Khi nghe những câu kiểu như thế này sẽ làm cho trẻ tự ti về bản thân, oán ghét, ganh tỵ với anh chị em, mất niềm tin vào cha mẹ; Trẻ cho rằng cha mẹ thiên vị, quý con này, ghét con kia…