Giúp bé yêu đối phó với ác mộng 2 giờ sáng, bạn giật mình thức dậy vì nghe tiếng hét thất thanh của con. Bé hoảng hốt vì vừa mơ thấy ác mộng. Trẻ dưới 6 tuổi thường gặp ác mộng trong giấc ngủ. Ác mộng len lỏi vào giấc ngủ của trẻ và xảy ra trong một thời gian ngắn. Khi tỉnh dậy, trẻ sẽ nhớ những gì xảy ra. Điều đó khiến cho bé hay sợ hãi vào ban đêm. Nhiều trẻ mắc những nỗi sợ về đêm. Chính những nỗi sợ sẽ dẫn đến ác mộng khoảng một hay hai giờ sau khi trẻ ngủ. Tuy nhiên, các cơn ác mộng sẽ giảm dần khi bé lớn. Nhận diện nguồn gốc của ác mộng Để giúp con đối phó với những cơn mơ, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ khiếp sợ . Ác mộng chính là những sự kiện, những tình huống, những mối quan hệ thu nhỏ mà trẻ gặp phải trong ngày. Chẳng hạn như bé bị dọa: “Con mà không ăn, ông kẹ bắt cóc bây giờ”, “con mà không ngủ, mẹ bắt con thằn lằn cho cắn chân!” hoặc trẻ bị hù dọa bất ngờ, bị nhát ma, trẻ không thích một số đồ vật nhưng cứ bị người lớn đem ra dọa… Thậm chí, một số đồ vật đối với người lớn là vô hại như gấu bông, bong bóng… Cũng có thể trở thành cơn ác mộng trong giấc ngủ của bé, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi đối diện với những món đồ vật đó, trẻ cảm thấy không an toàn, khiếp sợ, la khóc và dẫn đến những cơn mơ về đêm. Nhũng cách đôi phó với ác mộng Khi trẻ gặp ác mộng thường xuyên và ngày càng nhiều, bố mẹ cần theo dõi những hoạt động của con. Trẻ thường có trí tưởng tượng phong phú. Bạn hãy giám sát những trò chơi bạo lực, những chương trình ti-vi như phim kinh dị, quái vật… Đây cũng là một trong những đầu mối khiến con bạn gặp ác mộng. Ngoài ra, xung đột trong gia đình như bố mẹ tranh cãi hoặc những trận đòn, hình phạt nặng nề khi trẻ phạm sai lầm, áp lực bài vở… Cũng là nguyên nhân khiến con bạn mơ thấy ác mộng. Khi lớn lên, trẻ kiểm soát được những nỗi lo lắng và tình trạng gặp ác mộng sẽ giảm. Trường hợp bạn không biết được nguyên nhân con thường xuyên gặp ác mộng, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để được tư vấn. Để ngăn chặn và xoa dịu con khỏi những giấc mơ kinh khủng, bạn cần thực hiện một số điều như : • Hãy tạo một thói quen tốt khi đi ngủ. khi đặt chúng vào giường ngủ, hãy kể chuyện cổ tích hay đọc một bài thơ cho trẻ hay dịu dàng nói với chúng như “Mẹ yêu con. Chúc con ngủ ngon, gặp lại con vào ngày mai”. Nếu con bạn sợ bóng tối, bạn hãy ngồi hoặc nằm chờ cho đến khi con ngủ. Ngoài ra, trẻ sẽ cảm thấy an toàn khi cửa phòng mình luôn được mở và có đèn ngủ bật sáng. • Người lớn không nên hù dọa và lớn tiếng đối với trẻ nhỏ. Với những hình phạt như đánh đòn, quỳ trong bóng tối, người lớn cần xem xét cẩn thận khi áp dụng. Chắc chắn, chẳng bố mẹ nào muốn hình phạt của mình gây ác mộng cho con. • Với trẻ từ 6 tuổi trở lên, bạn nên giảm bớt những áp lực về tâm lý như thành tích học tập. Hãy đưa trẻ đi chơi thư giãn sau mỗi kì thi căng thẳng hoặc nhắc nhở con nghỉ giải lao sau những giờ học ôn thi thay vì ép con phải ôn lại bài. • Nếu bé hoảng sợ sau cơn ác mộng, bạn dỗ bé nín khóc. Sau khi bé đã bình tâm, bạn khuyến khích trẻ kể về nỗi sợ hãi và tìm cách giúp bé vượt qua. Sau đó bạn nên ru, vỗ lưng cho bé ngủ trở lại. Đây chính là liệu pháp trấn an tâm lý hữu hiệu nhất. • Tránh cho trẻ sang ngủ phòng bố mẹ khi chúng gặp ác mộng vì có thể gây tác dụng ngược. Trẻ sẽ sợ hãi hơn khi trở lại phòng ngủ của mình. • Hãy bố trí phòng ngủ của bạn gần phòng con để bé an tâm có bố mẹ bảo vệ mình. . Giúp bé yêu đối phó với ác mộng 2 giờ sáng, bạn giật mình thức dậy vì nghe tiếng hét thất thanh của con. Bé hoảng hốt vì vừa mơ thấy ác mộng. Trẻ dưới 6 tuổi thường gặp ác mộng. nỗi sợ sẽ dẫn đến ác mộng khoảng một hay hai giờ sau khi trẻ ngủ. Tuy nhiên, các cơn ác mộng sẽ giảm dần khi bé lớn. Nhận diện nguồn gốc của ác mộng Để giúp con đối phó với những cơn mơ,. bài. • Nếu bé hoảng sợ sau cơn ác mộng, bạn dỗ bé nín khóc. Sau khi bé đã bình tâm, bạn khuyến khích trẻ kể về nỗi sợ hãi và tìm cách giúp bé vượt qua. Sau đó bạn nên ru, vỗ lưng cho bé ngủ trở