1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

5 điều ''''khó xử'''' khi dạy bé ppt

4 122 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 133,17 KB

Nội dung

5 điều 'khó xử' khi dạy bé Một người mẹ băn khoăn: ‘Cùng tuổi, các bé gái cần được quan tâm đặc biệt hơn các bé trai?’ Bạn có thể tham khảo tư vấn từ Raise-smart-kid. Các nhà tâm lý cho rằng, nhu cầu tình cảm ở bé gái luôn lớn hơn các bé trai. Điều này giải thích vì sao, bé gái thích gần gũi cha mẹ hơn ngay cả khi các bé đã trưởng thành. Tuy nhiên, bạn không nên “thiên vị” khi dành tình yêu cho bé gái nhiều hơn bé trai. Dù bé mang giới tính nào, bé vẫn cần sự yêu thương của cha mẹ. 2. 'Bé nhà tôi rất hay 'tị nạnh' với em gái. Điều này có bình thường không?' Ghen tị là cảm xúc bình thường của bé. Bạn nên tìm cách đối xử công bằng giữa các bé; điều này sẽ tránh cho bé suy nghĩ tiêu cực: “Mẹ không còn yêu con nữa. Mẹ yêu em nhiều hơn”. Cách tốt nhất, bạn nên trao đổi ngay với bé khi bé xuất hiện dấu hiệu “phụng phịu”. Bạn nên để bé bày tỏ cảm xúc thật của bản thân. Sau đó, bạn mới nên trao đổi phương hướng giải quyết vấn đề cùng bé. Bạn cũng nên giải thích rõ ràng để bé hiểu vì sao em gái của bé cần thêm quần áo mới, cần được bố mẹ ở bên cạnh nhiều hơn… 3. 'Bé nhà tôi được 3 tuổi nhưng rất thích xem các chương trình tivi của người lớn. Việc này có gây hại cho bé không?' Các nhà khoa học chứng minh, tâm lý của bé sẽ bị ảnh hưởng bởi nội dung các chương trình tivi mà bé yêu thích. Vì thế, chắc chắn những chương trình tivi của người lớn không phù hợp với bé. Bạn nên hướng bé đến những chương trình có nội dung dành riêng cho độ tuổi mẫu giáo. Nếu là kênh dành cho người lớn, bạn nên chọn lọc những chương trình có nội dung vui tươi, thích hợp với bé. Bạn cũng nên giới hạn thời gian xem tivi của bé, khoảng 30 phút mỗi ngày là hợp lý. 4. 'Bé nhà tôi không chịu nhận lỗi dù đã làm sai. Tôi phải ‘xử lý’ bé thế nào?' Bạn không nên vội vã thúc ép bé phải nói “xin lỗi” nếu bé không muốn. Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu xem có điều gì bực bội khiến bé phải cư xử như vậy. Chờ khi tâm trạng của bé ổn định, bạn mới nên phân tích cho bé thấy hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai… 5. 'Bé nhà tôi gần hai tuổi nhưng luôn e dè trước đám đông. Có cách nào giúp đỡ bé không?' Trước tiên, bạn nên để cho bé làm quen với một nhóm nhỏ. Khi bé đã mạnh dạn hơn, bạn nên để các bé được tự vui chơi. Dần dần, bé sẽ bị lôi cuốn vào những trò vui mà không còn lo lắng khi bạn không ở bên cạnh. . ép bé phải nói “xin lỗi” nếu bé không muốn. Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu xem có điều gì bực bội khi n bé phải cư xử như vậy. Chờ khi tâm trạng của bé ổn định, bạn mới nên phân tích cho bé. tình cảm ở bé gái luôn lớn hơn các bé trai. Điều này giải thích vì sao, bé gái thích gần gũi cha mẹ hơn ngay cả khi các bé đã trưởng thành. Tuy nhiên, bạn không nên “thiên vị” khi dành tình. 5 điều 'khó xử' khi dạy bé Một người mẹ băn khoăn: ‘Cùng tuổi, các bé gái cần được quan tâm đặc biệt hơn các bé trai?’ Bạn có thể tham khảo

Ngày đăng: 05/07/2014, 03:20

w