Vương triều nhà Thanh

28 553 0
Vương triều nhà Thanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhà Thanh . Nhà Thanh (tiếng Mãn Châu: daicing gurun; tiếng Mông Cổ: Манж Чин Улс; chữ Hán: 清朝; bính âm: Qīng cháo; Wade-Giles: Ch'ing ch'ao; âm Hán-Việt: Thanh triều) là một triều đại do dòng họ Aisin Gioro (Ái Tân Giác La) ở Mãn Châu thành lập, nên còn được gọi là Đế quốc Mãn Châu. Khi đó, Mãn Châu là một địa danh nằm phía trên Triều Tiên và phía dưới Nga. Hiện nay, vùng đất này bị phân chia giữa đông nam Nga và đông bắc Trung Quốc. Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Mông Cổ và Trung Quốc. Từng được người Nữ Chân xây dựng và tuyên bố là Hậu Kim Triều năm 1616 tại Mãn Châu, năm 1636, nó đổi tên thành "Thanh", và mở rộng vào lục địa Đông Á và các lãnh thổ xung quanh, lập nên Đại Thanh Quốc (chữ Hán: 大清國; bính âm: dàqīngguó). Nhà Thanh chinh phục và trở thành triều đình cai trị năm quốc gia: Trung Quốc (1644-1659), Đài Loan (1683), Mông Cổ (1691), Tây Tạng (1751), Uyghur (1759); hoàn thành cuộc chinh phục của người Mãn Châu. Đế quốc Mãn Châu Thanh bao gồm năm quốc gia với năm ngôn ngữ. Tất cả năm quốc gia giành được độc lập khi nhà Thanh kết thúc (1912). Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền quản lý của họ đối với Trung Quốc, hoà nhập với văn hoá Trung Quốc, và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của họ đã giảm sút trong thế kỷ 19, và phải đối mặt với sức ép từ bên ngoài, nhiều cuộc nổi loạn và những thất bại trong chiến tranh, nhà Thanh tàn tạ từ sau nửa cuối thế kỷ 19. Nhà Thanh bị lật đổ sau cuộc Cách mạng Tân Hợi khi hoàng hậu nhiếp chính khi ấy là Hiếu Định Hoàng hậu, đối mặt với nhiều sự phản kháng buộc phải thoái vị nhân danh vị hoàng đế cuối cùng, Phổ Nghi, ngày 12 tháng 2, 1912. Sự thành lập nhà nước Mãn Châu Cờ nhà Thanh, 1862-1890 Nhà Thanh là một triều đại do người Mãn Châu thành lập, một dân tộc thiểu số ở một số nước Đông Á hiện nay. Vốn là những người du mục bán khai, người Mãn Châu dần chiếm ưu thế tại vùng hiện ở phía đông nam Nga. Quốc gia Mãn Châu được Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhaci) thành lập vào đầu thế kỷ 17. Ban đầu chỉ là một nước chư hầu của nhà Minh, ông tự tuyên bố mình là hoàng đế của nước Hậu Kim năm 1609. Cùng năm ấy, ông phát triển các nguồn tài nguyên kinh tế, con người của đất nước cũng như kỹ thuật bằng cách thu nhận những người Hán sống tại vùng Mãn Châu. Năm 1625, Nurhaci lập thủ đô tại Thẩm Dương (tiếng Mãn Châu: Mukden), nhưng năm sau ông phải chịu một thất bại quân sự lớn đầu tiên trước một vị tướng nhà Minh là Viên Sùng Hoán. Nurhaci chết năm đó. Một trong những thành tựu lớn nhất của ông là việc tạo lập hệ thống Bát Kỳ (Eight Banner system), theo đó mọi người dân Mãn Châu đều thuộc một trong tám "Kỳ", đó vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự. Các Kỳ được đặt tên như vậy bởi vì mỗi nhóm được phân biệt bởi một lá cờ khác nhau. Người kế tục Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Hoàng Thái Cực (Huang Taiji, tên tiếng Nữ Chân là Abahai - A Ba Thái), tiếp tục tiến hành công việc dựa trên các nền móng được người cha để lại, sáp nhập các kỳ của người Hán đầu tiên vào quân đội của mình. Hoàng Thái Cực cũng chấp nhận việc áp dụng nhiều cơ cấu chính trị kiểu nhà Minh vào đất nước mình, nhưng luôn giữ ưu thế của người Mãn Châu trong các cơ cấu đó thông qua một hệ thống định mức phân bổ. Khi Lingdan Khan, vị đại hãn cuối cùng của người Mông Cổ, chết trên đường tới Tây Tạng năm 1634, con trai ông Ejei đã đầu hàng người Mãn Châu và trao lại ấn ngọc truyền quốc của Hoàng đế Nguyên cho Hoàng Thái Cực. Năm 1636 Hoàng Thái Cực đổi tên nước thành Thanh, có nghĩa là thanh khiết, biểu hiện những tham vọng đối với vùng Mãn Châu. Cái tên Thanh được lựa chọn bởi vì tên của nhà Minh (明) được cấu thành từ các ký hiệu của chữ nhật (日, mặt trời) và nguyệt (月, mặt trăng), đều liên quan tới hỏa mệnh. Chữ Thanh (清) được cấu thành từ chữ căn bản là thuỷ (水, nước) và từ chỉ màu xanh (青), cả hai đều là mệnh thuỷ. Trong một loạt những chiến dịch quân sự, Hoàng Thái Cực đã khuất phục được vùng Nội Mông và Triều Tiên trước khi tiếp tục chiếm quyền kiểm soát vùng Hắc Long Giang. Tuyên bố Thiên mệnh Bắc Kinh đã bị một liên minh những lực lượng nổi loạn do Lý Tự Thành cầm đầu vào cướp phá. Nhà Minh chính thức kết thúc khi Minh Sùng Trinh Chu Do Kiểm, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh treo cổ tự tử trên một cành cây tại Môi Sơn cạnh Tử Cấm Thành. Sau khi chiếm Bắc Kinh vào tháng 4 năm 1644, Lý Tự Thành dẫn đầu một đội quân mạnh gồm 600.000 người chiến đấu với Ngô Tam Quế, vị tướng chỉ huy lực lượng đồn trú 100.000 lính bảo vệ Sơn Hải Quan (山海關) của nhà Minh. Sơn Hải Quan là cửa ải có vị trí trọng yếu ở phía đông bắc Vạn lý trường thành cách Bắc Kinh năm mươi dặm về phía đông bắc và trong nhiều năm lực lượng đồn trú tại đây luôn phải chiến đấu ngăn chặn người Mãn Châu bên ngoài thủ đô Bắc Kinh. Bị kẹt giữa hai kẻ thù, Ngô Tam Quế đã quyết định đánh liều vận may với người Mãn Châu và liên minh với hoàng tử Drogon (Đa Nhĩ Cổn), khi ấy đang làm nhiếp chính cho Hoàng đế Thuận Trị mới lên sáu, con trai của Hoàng Thái Cực mới chết năm trước. Liên minh này đánh bại các lực lượng nổi loạn của Lý Tự Thành trong trận chiến ngày 27 tháng 5, 1644. Quá trình tiêu diệt các lực lượng trung thành với nhà Minh, những kẻ nhòm ngó ngôi báu và những kẻ phiến loạn khác kéo dài thêm mười bảy năm nữa. Vị vua cuối cùng của nhà Minh, Vĩnh Lịch, chạy trốn tới Miến Điện, tức Myanma hiện nay, nhưng bị bắt và giao lại cho lực lượng viễn chinh của nhà Thanh do Ngô Tam Quế cầm đầu. Ông bị hành quyết tại tỉnh Vân Nam đầu năm 1662. Khang Hi và sự củng cố quyền lực Hoàng đế Khang Hi (khoảng 1662 - 1722) Hoàng đế Khang Hi (khoảng 1662 - 1722) lên ngôi khi mới tám tuổi. Trong những năm cầm quyền đầu tiên ông được bà của mình là Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang giữ quyền nhiếp chính trợ giúp rất nhiều. Người Mãn Châu nhận ra rằng việc kiểm soát "Thiên Mệnh" là một nhiệm vụ hết sức to lớn. Sự rộng lớn của lãnh thổ Mãn Châu đồng nghĩa với việc triều đình chỉ có đủ quân đội để đồn trú tại những thành phố chính và xương sống của mạng lưới phòng ngự dựa chủ yếu vào những người lính nhà Minh đã đầu hàng. Hơn nữa, các tướng lĩnh nhà Minh đã đầu hàng trước đó cũng được lựa chọn theo mức độ đóng góp vào việc thành lập nhà Thanh, được phong tước trở thành các lãnh chúa phong kiến (藩王- phiên vương), và được quyền cai quản những vùng đất rộng lớn ở phía nam Trung Quốc. Người đứng đầu số đó là Ngô Tam Quế (吳三桂), được trao các tỉnh Vân Nam và Quý Châu, trong khi các vị tướng khác như Thượng Khả Hỉ (尚 可喜) và Cảnh Trọng Minh (耿仲明) được giao cai quản các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Ba người này được người Trung Quốc gọi chung bằng cái tên Tam Phiên. Sau một thời gian, ba vị lãnh chúa này và những vùng đất đai của họ cai quản dần trở thành hình thức tự trị. Cuối cùng, vào năm 1673, Thượng Khả Hỉ thỉnh cầu Khang Hi, bày tỏ ước vọng muốn được trở về quê hương tại tỉnh Liêu Đông (遼東) và chỉ định con trai làm người kế nhiệm. Vị hoàng đế trẻ cho phép ông ta về nghỉ nhưng từ chối trao chức vụ cho người con trai. Trước sự kiện đó, hai vị tướng kia cũng quyết định xin về hưu để thử phản ứng của Khang Hi, cho rằng ông ta sẽ không dám liều xúc phạm đến họ. Hành động này mang lại kết quả trái ngược với mong đợi của họ khi vị hoàng đế trẻ tuổi lừa phỉnh họ bằng cách chấp nhận các yêu cầu và đoạt lại ba vùng đất đó cho triều đình. Thấy mình bị tước đoạt quyền lực, Ngô Tam Quế cho rằng ông ta không còn lựa chọn nào khác ngoài cách làm loạn. Ngô Tam Quế cùng Cảnh Trọng Minh và con trai Thượng Khả Hỉ là Thượng Chi Tín (尚之信) thành lập liên minh. Cuộc nổi dậy diễn ra sau đó kéo dài tám năm. Ở thời phát triển mạnh nhất, lực lượng nổi dậy đã tìm cách mở rộng tầm kiểm soát của mình về hướng bắc tới tận sông Trường Giang (長江). Dù vậy, cuối cùng triều đình nhà Thanh tiêu diệt được cuộc nổi dậy và kiểm soát được toàn bộ miền nam Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc, sự kiện này được gọi là Loạn Tam Phiên. Để củng cố đế chế, Khang Hi đích thân chỉ huy một loạt các chiến dịch quân sự tấn công Tây Tạng, người Dzungars, và sau này là cả nước Nga. Ông dàn xếp một cuộc hôn nhân giữa con gái mình với vị Hãn Mông Cổ là Gordhun (Chuẩn Cát Nhĩ) nhằm tránh một cuộc xung đột quân sự. Các chiến dịch quân sự của Gordhun chống lại nhà Thanh đã chấm dứt, giúp tăng cường sức mạnh đế chế. Đài Loan cũng bị các lực lượng nhà Thanh chinh phục năm 1683 từ tay con trai của Trịnh Kinh là Trịnh Khắc Sảng (鄭克塽,) (cháu nội Trịnh Thành Công, người đã đoạt lại quyền kiểm soát Đài Loan từ tay thực dân Hà Lan). Tới cuối thế kỷ 17, Trung Quốc đạt tới đỉnh cao quyền lực của mình kể từ thời đầu nhà Thanh. Khang Hi cũng cho phép nhiều nhà truyền giáo thuộc các Giáo hội Thiên chúa tới Trung Quốc để truyền đạo. Dù họ không đạt được mục đích cải đạo cho đa số dân Trung Quốc, Khang Hi vẫn cho họ sống yên ổn tại Bắc Kinh. Các hoàng đế Ung Chính và Càn Long Bình của người hành hương, sứ cảnh lam. Nhà Thanh, giai đoạn Càn Long thế kỷ 18. Hai giai đoạn trị vì của Hoàng đế Ung Chính (trị vì 1723 - 1735) và con trai ông Hoàng đế Càn Long (trị vì 1735 - 1796) đánh dấu đỉnh cao phát triển quyền lực nhà Thanh. Trong giai đoạn này, nhà Thanh cai quản 13 triệu kilômét vuông lãnh thổ. Sau khi Khang Hi qua đời vào mùa đông năm 1722, con trai thứ tư của ông là Ung Thân vương (雍親王) Dận Trinh lên nối ngôi trở thành Hoàng đế Ung Chính. Ung Chính là một nhân vật gây nhiều tranh cãi bởi vì có những lời đồn đại về việc ông cướp ngôi, và trong những năm cuối cùng thời Khang Hi ông đã tham gia vào nhiều cuộc tranh giành quyền lực chính trị với các anh em của mình. Ung Chính là một nhà cai trị chăm chỉ và quản lý đất nước mình bằng bàn tay sắt. Bước đầu tiên của ông nhằm tăng cường sức mạnh triều đình là đưa hệ thống thi cử quốc gia trở về các tiêu chuẩn trước đó. Năm 1724 ông đàn áp thẳng tay những trao đổi tiền bất hợp pháp, vốn bị các quan chức triều đình lợi dụng để kiếm chác. Những người vi phạm vào luật mới về tài chính đều bị cách chức hay trong những trường hợp nghiêm trọng, sẽ bị hành quyết. Ung Chính rất tin tưởng vào các vị quan người Hán, và đã chỉ định nhiều người được ông che chở vào những chức vụ quan trọng. Một trong những trường hợp điển hình là Niên Canh Nghiêu đã được phong làm người chỉ huy chiến dịch quân sự tại Thanh Hải, thay cho người em trai của Ung Chính là hoàng tử Dận Tường (胤禵). Tuy nhiên, những hành động kiêu ngạo của Niên khiến ông mất chức năm 1726. Trong thời gian cai trị của Ung Chính, sức mạnh của đế quốc được củng cố và đạt tới mức cao nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhiều vùng đất ở phía tây bắc được sáp nhập vào lãnh thổ quốc gia. Một lập trường cứng rắn hơn được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ các quan lại tham nhũng, và Ung Chính là người đã lập ra Quân Cơ Xứ (軍機 處), trên thực tế là một bộ máy nhằm đảm bảo sự yên ổn của triều đình. Hoàng đế Ung Chính mất năm 1735. Con trai ông Bảo Thân Vương (寶親王) Hoằng Lịch lên nối ngôi trở thành Hoàng đế Càn Long. Càn Long nổi tiếng là một vị tướng có tài. Nối ngôi ở tuổi 24, Càn Long đích thân chỉ huy một cuộc tấn công quân sự gần Tân Cương và Mông Cổ. Các cuộc nổi loạn và khởi nghĩa tại Tứ Xuyên và nhiều vùng ở phía nam Trung Quốc cũng được dẹp yên. Khoảng bốn mươi năm kể từ khi Càn Long lên ngôi, chính phủ nhà Thanh đối mặt với tình trạng tham nhũng nặng nề trở lại. Hòa Thân một vị quan trong triều, là kẻ tham nhũng nhất vương quốc. Ông ta đã bị con trai Càn Long, Hoàng đế Gia Khánh (r. 1796 - 1820) buộc phải tự sát. Mở rộng đế chế Quân Thanh tấn công người Hồi giáo ở Tân Cương Thế kỷ XVIII Sau khi chiếm Trung Hoa của nhà Minh, các hoàng đế nhà Thanh đã từng bước mở rộng đế chế của mình thông qua các cuộc chiến tranh và sát nhập. Họ đã chiếm thêm được Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, một phần Kadacstan, Kyrukistan, Udebekistan ngày nay và cùng với Mông Cổ, Triều Tiên trước đó vào đế chế của mình. Họ chỉ thất bại trước Đại Việt và Miến Điện khi tiến xuống Đông Nam Á vào nửa sau thế kỷ 18 Nổi loạn, bất ổn và áp lực ngày càng tăng Một quan điểm thông thường về Trung Quốc ở thế kỷ 19 cho rằng đây là giai đoạn mà sự kiểm soát của nhà Thanh suy yếu đi và sự thịnh vượng cũng sút giảm. Quả vậy, Trung Quốc phải chịu đựng nhiều cuộc xung đột xã hội, đình đốn kinh tế và sự bùng nổ dân số đặt ra những vấn đề lớn đối với việc phân phối lương thực. Các nhà sử học đã đưa ra nhiều sự giải thích cho những sự kiện trên, nhưng ý tưởng căn bản cho rằng quyền lực nhà Thanh, sau một thế kỷ, đã phải đối mặt với những vấn đề bên trong và áp lực bên ngoài khiến cho hình mẫu chính phủ, tình trạng quan liêu và hệ thống kinh tế của Trung Quốc thời ấy không sao giải quyết nổi. Cờ nhà Thanh, 1890-1912 Cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc vào giữa thế kỷ mười chín là ví dụ đầu tiên phản ánh tư tưởng chống Mãn Châu đe dọa sự ổn định của nhà Thanh, một hiện tượng còn tăng thêm trong những năm sau này. Tuy nhiên, số lượng thương vong kinh khủng của cuộc khởi nghĩa này - tới 30 triệu người - và sự tàn phá nghiêm trọng các vùng đất rộng lớn ở phía nam đất nước vẫn còn bị che mở bởi một cuộc xung đột khác. Dù không đẫm máu bằng, nhưng thế giới ên ngoài cùng với những tư tưởng và kỹ thuật của nó đã có một ảnh hưởng rất lớn và cuối cùng mang lại tác động có tính cách mạng đối với một triều đình nhà Thanh đang ngày càng suy yếu và dao động. Một trong những vấn đề lớn ở thế kỷ mười chín của Trung Quốc là cách thức đối phó với các nước khác bên ngoài. Trước thế kỷ mười chín, Đế chế Trung Quốc là cường quốc bá chủ ở Châu Á. Theo học thuyết đế quốc của họ, hoàng đế Trung Quốc có quyền cai trị toàn bộ "thiên hạ". Tùy theo từng giai đoạn và từng triều đại, họ hoặc cai trị trực tiếp các vùng lãnh thổ xung quanh hoặc buộc các nước đó phải nộp cống cho mình. Các nhà sử học thường đưa ra quan niệm cơ bản của đế chế Trung Quốc, "đế chế không biên giới", khi đề cập tới thực trạng trên. Tuy nhiên, trong thế kỷ mười tám, các đế chế Châu Âu dần mở rộng ra khắp thế giới, khi các nước Châu Âu phát triển các nền kinh tế hùng mạnh dựa trên thương mại hàng hải. Mặt khác, đế chế Trung Quốc rơi vào tình trạng tù hãm sau nhiều thế kỷ dẫn đầu thế giới. Tới cuối thế kỷ mười tám, các thuộc địa của Châu Âu đã được lập nên ở gần Ấn Độ và trên những hòn đảo hiện là các vùng thuộc Indonesia, trong khi Đế chế Nga đã sáp nhập các vùng phía bắc Trung Quốc. Ở thời các cuộc chiến tranh Napoleon, Anh Quốc từng muốn thành lập liên minh với Trung Quốc, gửi các hạm đội tàu tới Hồng Kông mang theo quà tặng gửi tới vị Hoàng đế, gồm nhiều vật phẩm được chế tạo bởi những kỹ thuật và phong cách nghệ thuật mới nhất của Châu Âu thời kỳ đó. Khi các phái đoàn Anh nhận được một lá thư từ Bắc Kinh giải thích rằng Trung Quốc không cảm thấy ấn tượng trước những thành tựu của Châu Âu và rằng triều đình Trung Quốc sẵn lòng nhận sự kính trọng của vua George III nước Anh, chính phủ Anh cảm thấy bị xúc phạm và từ bỏ mọi kế hoạch nhằm thiết lập các quan hệ với nhà Thanh. Khi các cuộc chiến tranh Napoleon chấm dứt năm 1815, thương mại thế giới tăng trưởng nhanh chóng, và bởi vì dân số đông đảo của Trung Quốc là một thị trường vô hạn cho hàng hóa Châu Âu, thương mại giữa Trung Quốc và các thương gia Châu Âu phát triển trong những năm đầu của thế kỷ mười chín. Khi thương mại tăng trưởng, sự thù nghịch cũng gia tăng giữa các chính phủ Châu Âu và nhà Thanh. Năm 1793, nhà Thanh chính thức cho rằng Trung Quốc không cần tới các hàng hóa Châu Âu. Vì thế, các lái buôn Trung Quốc chỉ chấp nhận dùng bạc làm vật trao đổi cho hàng hóa của họ. Nhu cầu to lớn của Châu Âu đối với các hàng hóa Trung Quốc như tơ, trà, và đồ sứ chỉ có thế được đáp ứng khi các công ty Châu Âu rót hết số bạc họ có vào trong Trung Quốc. Tới cuối những năm 1830, các chính phủ Anh và Pháp rất lo ngại về các kho dự trữ kim loại quý của họ và tìm cách đưa ra một phương thức trao đổi mới với Trung Quốc - và cách tốt nhất là đầu độc Trung Quốc bằng thuốc phiện. Khi nhà Thanh tìm cách cấm buôn bán thuốc phiện năm 1838, Anh Quốc đã tuyên chiến với Trung Quốc. Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất cho thấy sự lạc hậu của quân đội Trung Quốc. Dù có quân số áp đảo so với người Anh, kỹ thuật và chiến thuật của họ không thể so sánh với các cường quốc kỹ thuật thời ấy. Hải quân nhà Thanh, gồm toàn các tàu gỗ và không phải là đối thủ của các tàu chiến bọc thép chạy hơi nước của Hải quân Hoàng gia Anh. Binh sĩ Anh sử dụng súng có rãnh xoắn và pháo binh vượt trội dễ dàng tiêu diệt các lực lượng nhà Thanh trên chiến trường. Việc nhà Thanh đầu hàng năm 1842 đánh dấu một tai họa mang tính quyết định và nhục nhã của Trung Quốc. Hiệp ước Nam Kinh, buộc họ phải trả các khoản bồi thường thiệt hại, cho phép các thương gia Châu Âu đi lại không hạn chế tại các cảng Trung Quốc và nhượng đảo Hồng Kông cho Anh Quốc. Nó cũng cho thấy nhiều tình trạng tồi tệ của chính phủ nhà Thanh và khiến cho nhiều cuộc khởi nghĩa chống chế độ diễn ra. Các cường quốc phương tây, chưa hài lòng với Hiệp ước Nam Kinh, chỉ miễn cưỡng hỗ trợ nhà Thanh trong việc tiêu diệt các cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc và cuộc khởi nghĩa Niệm Quân. Thu nhập của Trung Quốc giảm sút rõ rệt trong thời gian chiến tranh khi nhiều vùng đất canh tác rộng lớn bị hủy hoại, hàng triệu người thiệt mạng và số lượng binh lính đông đảo cũng như trang bị vũ khí cho họ để chiến đấu. Năm 1854, Anh Quốc tìm cách đàm phán lại Hiệp ước Nam Kinh, thêm vào các điều khoản cho phép các thương gia người Anh đi lại trên sông ngòi Trung Quốc và lập một đại sứ quán thường trực của họ tại Bắc Kinh. Điều khoản cuối cùng này xúc phạm tới chính quyền nhà Thanh và họ đã từ chối ký kết, gây ra một cuộc chiến tranh khác giữa hai bên. Cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai chấm dứt với một thất bại nặng nề khác của Trung Quốc, với Hiệp ước Thiên Tân cùng cách điều khoản "xấc xược" đối với phía Trung Quốc, như yêu cầu tất cả các tài liệu chính thức của Trung Quốc phải được viết bằng tiếng Anh và một quy định cho phép các tàu chiến Anh được đi lại không hạn chế trên các sông ngòi Trung Quốc. Sự cai trị của Từ Hi Thái Hậu Trong bức tranh này, Trung Quốc đang bị Anh, Đức, Nga, Pháp, và Nhật chia nhau Bài chi tiết: Từ Hi Thái Hậu Cuối thể kỷ 19, một nhà lãnh tụ mới xuất hiện là Từ Hi Thái Hậu. Xuất thân chỉ là một phi tần của Hàm Phong (1850-1861), nhưng nhờ sinh ra Thái tử Tái Thuần nên sau khi Hàm Phong chết và vị hoàng tử nhỏ tuổi lên ngôi lấy hiệu là Đồng Trị, Từ Hi đã ngấm ngầm tiến hành cuộc đảo chính để tước quyền nhiếp chính của đại thần Túc Thuận theo di chiếu của tiên hoàng. Bà nắm quyền nhiếp chính và trở thành người đứng đầu không chính thức của Trung Hoa suốt 47 năm. Bà còn được biết tới bởi sự nhúng tay vào chính sự kiểu "Thùy liêm thính chính" (垂簾聽政-tức can thiệp chính trị từ sau hậu đài). Tới những năm 1860, triều đình nhà Thanh đã tiêu diệt được các cuộc nổi dậy nhờ sự hỗ trợ của lực lượng dân quân do tầng lớp quý tộc tổ chức. Sau đó, chính phủ Thanh tiếp tục giải quyết vấn đề hiện đại hoá, từng được đưa ra trước đó với Phong trào tự cường. Nhiều đội quân hiện đại được thành lập gồm cả Hạm đội Bắc Hải; tuy nhiên Hạm đội Bắc Hải đã bị tiêu diệt trong Chiến tranh Trung Nhật (1894-1895), khiến cho ngày càng xuất hiện nhiều kêu gọi cải cách sâu rộng hơn nữa. Đầu thế kỷ 20, nhà Thanh rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục theo đuổi cải cách, họ sẽ khiến giới quý tộc bảo thủ mích lòng, nếu ngăn cản việc đó họ lại khiến những người theo đường lối cách mạng tức giận. Nhà Thanh tìm cách đi theo con đường trung dung, nhưng việc này lại khiến tất cả các bên cùng bất mãn. Mười năm trong giai đoạn cai trị của Hoàng đế Quang Tự (r. 1875 - 1908), áp lực của phương Tây đối với Trung Quốc lớn tới mức họ phải từ bỏ mọi hình thức quyền lực. Năm 1898 Quang Tự nỗ lực tiến hành Cuộc cải cách một trăm ngày (百日維新, Bách nhật duy tân), còn được biết dưới cái tên "Mậu Tuất biến pháp" (戊戌變法), đưa ra các luật mới thay thế cho các quy định cũ đã bị bãi bỏ. Những nhà cải cách, với đầu óc tiến bộ hơn như Khang Hữu Vi được tin tường và những người có đầu óc thủ cựu như Lý Hồng Chương bị gạt bỏ khỏi các vị trí quan trọng. Nhưng các ý tưởng mới đã bị Từ Hi dập tắt, Quang Tự bị nhốt trong cung. Từ Hi chỉ tập trung vào việc củng cố quyền lực của riêng mình. Tại buổi lễ sinh nhật lần thứ 60, bà đã chi 30 triệu lạng bạc để trang trí và tổ chức, số tiền đã định dùng để cải tiến vũ khí cho Hạm đội Bắc Hải. Năm 1901, sau khi Đại sứ Đức bị ám sát, Liên quân tám nước (八國聯軍) cùng tiến vào Trung Quốc lần thứ hai. Từ Hi phản ứng bằng cách tuyên chiến với tám nước, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã để mất Bắc Kinh và cùng với Hoàng đế Quang Tự chạy trốn tới Tây An. Để đòi bồi thường chiến phí, Liên quân đưa ra một danh sách những yêu cầu đối với chính phủ nhà Thanh, gồm cả một danh sách những người phải bị hành quyết khiến cho Lý Hồng Chương, thuyết khách số một của Từ Hi, buộc phải đi đàm phán và Liên quân đã có một số nhượng bộ đối với các yêu cầu của họ. Chính phủ nhà Thanh và xã hội Trung Quốc thời nhà Thanh năm 1882 [...]... quân đội và chịu trách nhiệm tập trung hóa quyền lực vào triều đình Tuy nhiên, các Hòa thạc vẫn tiếp tục đóng vai trò có ảnh hưởng to lớn trong các hoạt động chính trị và quân sự của triều đình nhà Thanh cũng như công việc cai trị của Hoàng đế Càn Long Khi quyền lực nhà Thanh mở rộng về phía Bắc Vạn lý trường thành trong những năm cuối triều nhà Minh, hệ thống các Kỳ được con trai và là người thừa... Các bình nhà Thanh, tại Bảo tàng Calouste Gulbenkian, Lisbon Hệ thống hành chính của nhà Thanh dựa trên hệ thống trước đó của nhà Minh Ở tình trạng phát triển nhất, chính phủ Thanh tập trung quanh Hoàng đế với tư cách là người cầm quyền tối cao chỉ huy sáu bộ, mỗi bộ do hai Thượng thư (尚書|Shángshù) đứng đầu và được hỗ trợ bởi bốn Thị lang (侍郎|Shílāng) Tuy nhiên, không giống như hệ thống của nhà Minh,... hải quan Dù triều đình nghi ngờ về mọi thứ liên quan tới nước ngoài, văn phòng này đã trở thành một trong những bộ có nhiều quyền lực nhất bên trong chính phủ nhà Thanh Quân sự Những sự khởi đầu và sự phát triển đầu tiên Sự phát triển của hệ thống quân đội nhà Thanh có thể được chia ra làm hai giai đoạn rõ rệt trước và sau cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc (1850 - 64) Ban đầu quân đội nhà Thanh dựa... Đông Turkestan, giống như các triều đại trước đó, nhà Thanh vẫn giữ quyền kiểm soát đế quốc với việc hoàng đế kiêm vai trò Hãn Mông Cổ, người bảo trợ của Phật giáo Tây Tạng và người bảo vệ cho Hồi giáo Tuy nhiên, chính sách của nhà Thanh đã thay đổi với việc thành lập tỉnh Tân Cương năm 1884 Để đối phó với các hành động quân sự của Anh và Nga tại Tân Cương và Tây Tạng, nhà Thanh đã phái các đơn vị quân... quân đội nhà Thanh và cùng với thời gian nó lại gây ra những vấn đề cho chính phủ trung ương Đầu tiên hệ thống Dũng binh báo hiệu sự kết thúc ưu thế của người Mãn Châu bên trong thể chế quân đội nhà Thanh Dù các Kỳ và Lục doanh quân làm lãng phí các nguồn tài nguyên cần thiết cho bộ máy hành chính của nhà Thanh, từ đó các cơ cấu Dũng binh trên thực tế đã trở thành lực lượng số một của chính phủ Thanh. .. trong cuộc Chiến tranh Trung Nhật lần thứ nhất năm 1894 - 1895 là một bước ngoặt đối với triều đình nhà Thanh Nhật Bản, một nước từ lâu bị người Trung Quốc coi là quốc gia mới của những kẻ cướp biển, đã đánh bại một cách thuyết phục hạm đội Bắc hải mới được hiện đại hóa của nước láng giềng to lớn khiến triều đình nhà Thanh phải mất mặt Khi đã đánh bại Trung Quốc, Nhật Bản trở thành nước Châu Á đầu tiên... thức hoá thông qua các chỉ thị của Hiếu Định hoàng hậu Khi Thuần Thân Vương đã buộc phải ra đi, Viên Thế Khải và các vị chỉ huy bên trong Bắc dương quân của mình hoàn toàn nắm quyền chính trị của triều đình nhà Thanh Ông cho rằng không có lý do gì để tiến hành một cuộc chiến tranh gây nhiều tốn phí, đặc biệt khi nói rằng chính phủ nhà Thanh chỉ có một mục tiêu thành lập một nền quân chủ lập hiến Tương... từ Trung Quốc, "hộ" (户- 'hú') có nghĩa là 'gia đình' Hầu như trong toàn bộ thời cai trị của nhà Thanh, nguồn thu chính của chính phủ có từ thuế do các chủ đất đóng và các khoản phụ khác từ độc quyền nhà nước như các vật dụng gia đình thiết yếu là muối và trà Vì thế, với ưu thế áp đảo của trồng trọt ở thời nhà Thanh, 'gia đình' là gốc cơ bản của nguồn tài chính quốc gia Bộ này chịu trách nhiệm thu thuế... khố triều đình Cuối cùng, cơ cấu chỉ huy của Dũng binh tạo thuận lợi cho các chỉ huy quân sự của nó có cơ hội phát triển quan hệ với nhau vì khi được thăng chức, dần dần triều đình nhà Thanh phải nhượng bộ họ và cuối cùng là sự nổi dậy của các "quân phiệt" Tới cuối những năm 1800 Trung Quốc nhanh chóng trượt vào con đường trở thành một nước nửa thuộc địa Thậm chí các nhân tố bảo thủ nhất bên trong triều. .. tới và họ đã đương đầu khá tốt với quân Anh Sự từ bỏ địa vị của hoàng đế Thanh đương nhiên dẫn tới tình trạng tranh cãi về địa thế của các lãnh thổ tại Tây Tạng và Mông Cổ Quan điểm của những người theo chủ nghĩa quốc gia Tây Tạng và Mông Cổ thời ấy cũng như hiện tại cho rằng bởi vì họ đã trung thành với nhà Thanh thì khi nhà Thanh từ bỏ vị thế của mình họ không còn bổn phận gì nữa đối với nước Trung . Nhà Thanh . Nhà Thanh (tiếng Mãn Châu: daicing gurun; tiếng Mông Cổ: Манж Чин Улс; chữ Hán: 清朝; bính âm: Qīng cháo; Wade-Giles: Ch'ing ch'ao; âm Hán-Việt: Thanh triều) là một triều. hoàng đế cuối cùng, Phổ Nghi, ngày 12 tháng 2, 1912. Sự thành lập nhà nước Mãn Châu Cờ nhà Thanh, 1862-1890 Nhà Thanh là một triều đại do người Mãn Châu thành lập, một dân tộc thiểu số ở một. họ. Chính phủ nhà Thanh và xã hội Trung Quốc thời nhà Thanh năm 1882 Viên Thế Khải một chính trị gia và tướng lĩnh lão luyện Chính trị Bộ máy hành chính quan trọng nhất của nhà Thanh là Đại hội

Ngày đăng: 05/07/2014, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan