Người hùng của mẹ - Phần 2 Khôn ngoan, độc lập, linh hoạt những đức tính mà ông bố, bà mẹ nào cũng muốn con mình có được. Nhưng bạn đã biết cách nuôi dưỡng và phát huy những đức tính ấy ở con mình chưa? Hãy khen ngợi khi con làm việc tốt 3. Nuôi dưỡng đạo đức trẻ Trẻ nhỏ đã bắt đầu nhận biết được sự khác nhau giữa đúng và sai, hiểu được người khác có thể bị tổn thương thế nào. Nhưng việc biết đứng lên bảo vệ lẽ phải đòi hỏi rất nhiều sự can đảm. Vậy nên khi con bạn biết bảo vệ một người bạn bị chọc ghẹo, trả lại đồ đánh rơi, hay làm bất cứ việc tốt nào, hãy đừng ngần ngại khen ngợi bé, như: “Con thật tốt bụng,” hay “Con làm rất đúng.” 4. Củng cố niềm tin khi đi ngủ Điều này nghe thật kỳ lạ nhưng Jim Fanein, một diễn giả truyền cảm, người đã tổ chức một buổi hội thảo thu hút khoảng nửa triệu phụ huynh về vấn đề củng cố niềm tin cho trẻ, nói rằng phương án này rất hữu dụng đối với trẻ 2 tuổi hoặc lớn hơn. Khi con sắp ngủ, bạn hãy rón rén vào phòng và thì thầm rằng: “Mẹ tin ở con,” và sáng hôm sau, hãy chào đón trẻ với giọng hồ hởi: “Chào buổi sáng, người hùng của mẹ.” Hãy làm thế ba hay bốn lần một tuần, vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy trí óc tiếp nhận tích cực nhất những gợi ý xuất hiện ngay trước khi giấc ngủ đến. 5. Hãy kiên nhẫn Không phải đứa trẻ nào cũng lao ngay vào những điều mới lạ, và cũng không phải như thế sẽ tốt hơn là tiến tới từng bước một. Nếu con lo lắng về chuyện kết bạn, hãy tạo một nhóm gồm cả bạn cũ lẫn một vài bạn mới cho bé. Con không dám nếm món mới? Hãy bày những món mới bên cạnh món ưa thích của bé. Vì như tiến sĩ Hadley đã nói: “Cảm giác quen thuộc tạo sự an toàn đối với những trẻ thận trọng.” 6. Ôm chặt vật cưng Mong muốn con cái đủ gan dạ để ra ngoài mà không phải quấn theo chiếc mền hay mang theo con thú nhồi bông yêu thích là một điều rất dễ hiểu. Bạn cũng không muốn con tha theo rồi để lạc mất chúng nữa, phải không. Tuy nhiên, Tiến sĩ Reznick, tác giả cuốn The Power of Your Child’s Imagination, cho biết: “Chẳng có vấn đề gì trong việc cho phép con mang theo những vật ấy ra ngoài cho đến chừng nào bé còn cần. Bởi những thứ ấy sẽ tiếp thêm sức mạnh giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi. Hóa trang, mặc áo choàng hay thậm chí nói chuyện với những người bạn ảo cũng mang lại hiệu quả tương tự.” Bạn chỉ cần để mắt đến những vật cưng ấy nếu không muốn con bỏ quên chúng ở đâu đó. 7. Chơi đùa Bác sĩ Davis cho biết trốn tìm là một trò chơi hữu ích giúp trẻ học cách đối đầu với sự ngăn cách và những gì không rõ ràng. Nó đem đến cảm giác thoải mái, vì bạn ở đó, bạn biến mất, và rồi bạn lại xuất hiện trở lại. 8. Điều chỉnh Thay vì dỗ ngọt con bạn cố gắng chơi một môn thể thao mới hoặc tập xe đạp, bạn hãy hỏi tại sao bé lại không muốn làm. Hãy lắng nghe mà không phán xét hoặc cố gắng thay đổi suy nghĩ của trẻ. Hay nói, “Mẹ thấy con sợ, theo con thì điều gì có thể xảy ra?” Trân trọng cảm giác của con là bạn đang giúp chúng phát triển nhận cảm, để chúng có thể tự tin quyết định, không những thế còn giúp bé có trách nhiệm hơn đồng thời gan dạ hơn trong cuộc sống. Khuyến khích con tự tin, nhưng cũng phải dạy con biết dừng đúng lúc (Ảnh: Inmagine) 9. Cài thắng Bên cạnh việc khuyến khích con tự tin hơn, bạn cũng phải cài thắng để bé biết dừng đúng lúc, bằng cách: Hãy làm gương! Hãy thực tế - Khi con bạn bị trầy xước, bị ngã sau khi phóng nhanh trên chiếc xe hẩy, hãy vỗ về an ủi con, và hãy hỏi lần sau bé có cách nào để tránh bị ngã như thế? Hãy khuyến khích những bước tiến vững chắc - Dạy con bước những bước nhỏ vững chắc để tiến được xa. Trước khi học chạy phải học bò, trước khi trèo được lên cao phải học giữ thăng bằng ở dưới thấp. Hãy khen ngợi tính tự giác, sự an toàn - Khi con bạn biết tự đội mũ bảo hiểm trước khi ngồi lên xe, hãy khen bé, “Mẹ rất vui vì con biết đội mũ bảo hiểm mà không để ai phải nhắc.” . Người hùng của mẹ - Phần 2 Khôn ngoan, độc lập, linh hoạt những đức tính mà ông bố, bà mẹ nào cũng muốn con mình có được. Nhưng bạn đã. bạn hãy rón rén vào phòng và thì thầm rằng: Mẹ tin ở con,” và sáng hôm sau, hãy chào đón trẻ với giọng hồ hởi: “Chào buổi sáng, người hùng của mẹ. ” Hãy làm thế ba hay bốn lần một tuần, vì. mà không phán xét hoặc cố gắng thay đổi suy nghĩ của trẻ. Hay nói, Mẹ thấy con sợ, theo con thì điều gì có thể xảy ra?” Trân trọng cảm giác của con là bạn đang giúp chúng phát triển nhận cảm,