Người lớn vô ý, con trẻ gặp nạn docx

5 187 0
Người lớn vô ý, con trẻ gặp nạn docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Người lớn vô ý, con trẻ gặp nạn Đứa cháu bà Lý khóc thét khi bị cái búa đập vào tay Bận việc bếp núc, bà Ngô Thị Lý, phường Bắc Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng, để cháu ngồi nghịch búa và miếng gỗ cắm đinh. Kết quả là đứa bé bị búa đập vào ngón tay. Cả nhà đi vắng, chỉ có bà Lý ở nhà với cháu nội chừng 17- 18 tháng tuổi. Mải làm dưới bếp, bà để cháu ngồi nghịch cây búa với miếng gỗ còn nguyên cây đinh dài cỡ 7 cm. Một lát sau, khi em bé khóc ầm lên vì bị búa đập vào ngón tay, bà mới chạy vội lên. “Khổ, nhà chẳng có ai, vẫn biết là nguy hiểm nhưng không cho nó chơi thì tôi chẳng làm gì được” - bà Lý thanh minh. Phường Bắc Sơn của bà Lý đã được công nhận là cộng đồng an toàn cấp quốc gia từ đầu năm nay. Từ năm 2004, Dự án Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đã cung cấp miễn phí các vật dụng an toàn trong gia đình như nắp bể nước, cầu dao điện, phích nước có nắp xoáy, chắn cầu thang, giá để dao cho gần 200 gia đình ở Bắc Sơn. Phường cũng có nhiều hoạt động tuyên truyền về tai nạn thương tích. Thế nhưng, trường hợp của bà Lý cho thấy để Bắc Sơn thật sự là cộng đồng an toàn cho trẻ, ý thức của người lớn cần được cải thiện hơn nữa. Các tai nạn xảy ra cho trẻ em phần lớn đều bắt nguồn từ sự vô trách nhiệm của người lớn đối với sự an toàn của trẻ, chẳng hạn như vụ nổ hố ga gần một cây xăng tại Cần Thơ cách đây 5 ngày Tô Thanh Phương, 6 tuổi, đang đi qua đó cùng hai người anh thì bị hất văng khỏi mặt đất, lọt xuống hố ga, cánh tay trái đứt lìa gần hết. Điều tra ban đầu cho thấy có thể nguyên nhân là một bồn xăng bị cháy. Chuyện một cháu bé 9 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc chết đuối trong chậu nước tắm do người ông bận nghe điện thoại cũng là một ví dụ về sự vô ý gây tai họa của người lớn. Tai nạn trẻ em đặc biệt tăng cao trong mùa hè. Theo báo cáo của Bộ Y tế, riêng trong 2 tháng đầu hè đã có 57 cháu bị chết đuối. Số liệu của Bệnh viện Việt Đức và Viện Bỏng quốc gia đều cho thấy, số trẻ em bị tai nạn trong thời gian này đều tăng gấp đôi so với các tháng trước. Trẻ có thể gặp nạn trong khi vui chơi. Ảnh: Pháp Luật TP HCM Theo ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ), số ca tai nạn ở trẻ tăng là do người lớn ý thức kém. Nhưng dân trí tăng mà quan trí kém thì cũng chưa giải quyết được gì. Một người dân nhận thức được vấn đề thì họ và gia đình hưởng lợi. Còn nếu lãnh đạo địa phương nhận thức được thì hàng nghìn, hàng triệu người hưởng lợi và ngược lại. "Một lần, tôi đến thăm Bệnh viện Bình Thuận. Bệnh viện vừa xây xong rất đẹp, nhưng khoa Nhi lại được bố trí tận tầng 4, lan can hổng to. Tôi đề nghị giám đốc quây ngay lưới B40 phòng trẻ em chui lọt nhưng họ không làm theo. Tháng rưỡi sau, báo chí đồng loạt đưa tin một em bé 17 tháng tuổi lọt qua lan can tầng 4 rơi xuống đất” - ông An kể. Một nghiên cứu mới đây do UNICEF thực hiện cũng cho thấy, nhiều người ở Việt Nam không nhận thức đủ mối nguy cơ phổ biến trong gia đình mình. Phần lớn các tai nạn thương tích với trẻ nhỏ xảy ra trong nhà, gần nhà và đều có thể phòng tránh được, chẳng hạn bỏng nước sôi, điện giật, ngộ độc hóa chất . . Người lớn vô ý, con trẻ gặp nạn Đứa cháu bà Lý khóc thét khi bị cái búa đập vào tay Bận việc bếp núc, bà Ngô Thị Lý, phường Bắc Sơn, quận Kiến An, Hải. tai nạn thương tích. Thế nhưng, trường hợp của bà Lý cho thấy để Bắc Sơn thật sự là cộng đồng an toàn cho trẻ, ý thức của người lớn cần được cải thiện hơn nữa. Các tai nạn xảy ra cho trẻ em. tuổi ở Vĩnh Phúc chết đuối trong chậu nước tắm do người ông bận nghe điện thoại cũng là một ví dụ về sự vô ý gây tai họa của người lớn. Tai nạn trẻ em đặc biệt tăng cao trong mùa hè. Theo báo

Ngày đăng: 05/07/2014, 01:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan